- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bāi học ngāy 24.9.2024
TRẢI NGHIỆM TRỞ THÀNH ĐỊNH KIẾN
Kinh Cái Này Của Ta (Etaṃmamasuttaṃ)
Tập III – Uẩn - Chương I. Tương Ưng Uẩn - Phẩm Kiến - S.22.151
Trải nghiệm thực tại là hoạt động tự nhiên đối với tâm thức. Vấn đề là trong sự trải nghiệm, thường tạo nên giải thích “cái này là của ta, là ta, là tự ngã của ta” vốn là bản năng đến từ vô minh, ái dục. Sống trong một thành phố đẹp khiến người ta hãnh diện “đây là quê hương của ta”. Ở trên thực tế thì ý niệm “của ta” đó chỉ đơn thuần là ý niệm, chứ không phải vì thế mà một người thật sự thủ đắc cả thành phố. Điều trớ trêu là chuyện “thấy người sang bắt quàng làm họ” là chuyện rất thường xảy ra trong tâm thức chúng sanh.
Kinh văn
151. sāvatthinidānaṃ. “kismiṃ nu kho, bhikkhave, sati, kiṃ upādāya, kiṃ abhinivissa — ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassatī”ti? bhagavaṃmūlakā no, bhante, dhammā ... pe ... “rūpe kho, bhikkhave, sati, rūpaṃ upādāya, rūpaṃ abhinivissa ... pe ... viññāṇe sati, viññāṇaṃ upādāya, viññāṇaṃ abhinivissa — ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassati. taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, rūpaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti? “aniccaṃ, bhante” ... pe ... vipariṇāmadhammaṃ, api nu taṃ anupādāya etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti samanupasseyyāti? “no hetaṃ, bhante”. “vedanā... saññā... saṅkhārā... viññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti? “aniccaṃ bhante” ... pe ... vipariṇāmadhammaṃ, api nu taṃ anupādāya etaṃ mama, esohamasmi, eso me attāti samanupasseyyāti? “no hetaṃ, bhante”. “evaṃ passaṃ.pe.... nāparaṃ itthattāyāti pajānātī”ti. dutiyaṃ.
Tại Sāvatthī.
"Này chư Tỳ khưu, khi có điều gì, dựa vào điều gì, chấp trước điều gì mà người ta khởi lên ý niệm: “Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta?"
"Bạch Đức Thế Tôn, các giáo nghĩa đều y chỉ ở Thế Tôn ..."
"Này chư Tỳ khưu, khi có sắc, dựa vào sắc, chấp trước sắc mà khởi lên ý niệm “Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta?". Khi có thọ ... cho đến ... khi có tưởng... khi có hành... khi có thức, dựa vào thức, chấp trước thức mà khởi lên ý niệm “Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta”.
Này chư Tỳ khưu, các thầy nghĩ thế nào, sắc là thường hay vô thường?"
"Là vô thường, bạch Thế Tôn."
"Cái gì vô thường, thì là khổ hay lạc?"
"Là khổ, bạch Thế Tôn."
"Đối với cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến đổi, liệu nếu không chấp thủ thì có khởi lên ý niệm “Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta?"
"Thưa không, bạch Thế Tôn."
"Thọ… tưởng... hành... thức là thường hay vô thường?"
"Là vô thường, bạch Thế Tôn."
"Cái gì vô thường, thì là khổ hay lạc?"
"Là khổ, bạch Thế Tôn."
"Đối với cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến đổi, liệu nếu không chấp thủ thì có khởi lên ý niệm “Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta?"
"Không, thưa Thế Tôn."
"Thấy rõ như vậy... vị ấy hiểu rằng không còn tiếp tục trạng thái này nữa."
Chú thích
Tựa đề bài kinh chỉ lấy ý niệm “Ngã sở” hay “Đây là của ta” trong lúc nội dung thì đề cập luôn cả ba: ái chấp, mạn chấp, và kiến chấp.
Theo Sớ giải, mệnh đề “kiṃ abhinivisitvā” được giải thích là “Kim abhinivisitvā; paccayam katvā ti a tho - Dựa vào điều gì, lấy điều gì làm duyên để chấp trước". Phân từ “abhinivisitvā" của động từ "abhinivisati” có nghĩa là nhận thức từ kinh nghiệm quá khứ, được hiểu như thành kiến, định kiến, chấp kiến. Thuật ngữ Hán Việt thường dịch là “chấp trước”.
Ý niệm “đây là của ta” hay “kiến chấp ngã sở” được xem là đặc trưng của ái chấp. Chính ý niệm này cũng là một phần của tập đế hay nguyên nhân của nỗi khổ đau muôn thuở trong cuộc trầm luân sanh tử.
Ý niệm “đây là ta” thuộc mạn chấp.
Ý niệm “đây là tự ngã của ta” thuộc kiến chấp.
Chỉ có khả năng “lặn sâu vào tâm thức” để thấy và biết kiến chấp ngã sở dựa trên sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn mới tạo nên “sự bùng vỡ” xoá tan tận gốc thiên chấp “Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta ".
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.
Dưới đây là chánh văn Pāli cùng với bản Việt dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu
Cái Này Là Của Tôi (Tạp 7, Ðại 2,43a) (S.iii,181)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, do có cái gì, do chấp thủ cái gì, do thiên chấp cái gì mà quán: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
4) -- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...
5-9) -- Này các Tỷ-kheo, do có sắc, do chấp thủ sắc, do thiên chấp sắc... do có thức, do chấp thủ thức, do thiên chấp thức nên quán: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi".
10) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?
-- Vô thường, bạch Thế Tôn...
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy và quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
11-13) ... Thọ... Tưởng... Các hành...
14) -- Thức là thường hay vô thường?
-- Vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy và quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
15) Do thấy vậy... vị ấy biết rõ... "... không còn trở lui trạng thái này nữa".
150-158. diṭṭhivaggassa paṭhame kiṃ upādāyāti kiṃ paṭicca. dutiye kiṃ abhinivissāti kiṃ abhinivisitvā, paccayaṃ katvāti attho. tatiyādīsu diṭṭhītiādīni puggalajjhāsayena vuttāni. paṭhamādīni.
Trong bài kinh đầu tiên của Diṭṭhivagga, "kiṃ upādāyā" có nghĩa là "dựa vào điều gì." Trong bài kinh thứ hai, "kiṃ abhinivissā" có nghĩa là "đã bám víu vào điều gì," với ý nghĩa là đã bám chấp và làm cho nó trở thành căn nguyên (paccayaṃ katvā). Trong các bài kinh từ thứ ba trở đi, các từ như "diṭṭhi" (tà kiến) được nói đến theo khuynh hướng của cá nhân (puggalajjhāsayena), nhằm chỉ các quan niệm và quan điểm cá nhân.
Những điều này được đề cập từ bài kinh đầu tiên trở đi.