Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || TRA TẤN NGƯỜI BỆNH RA NGÔ, RA KHOAI - Kinh Khemaka (Khemakasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || TRA TẤN NGƯỜI BỆNH RA NGÔ, RA KHOAI - Kinh Khemaka (Khemakasuttaṃ)

Wednesday, 24/07/2024, 09:40 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 23.7.2024

TRA TẤN NGƯỜI BỆNH RA NGÔ, RA KHOAI

Kinh Khemaka (Khemakasuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần II-Phẩm Trưởng Lão (S,iii,89)

Giáo nghĩa trong bài kinh này không lạ nhưng tình tiết thì hơi lạ. Một vị pháp sư bị bệnh nặng không được nghỉ ngơi lại bị chất vấn về Phật pháp. Mới đọc sơ qua thì dường như người bệnh đang bị làm khó, nhưng rốt cuộc lại là cách khơi nguồn tuệ giác lợi lạc dù sự việc không bình thường. Câu chuyện tương tự như điển tích chiến tượng của vua Pasenadi sa lầy không ai có thể kéo lên được. Nhưng khi khúc nhạc tiến quân trỗi lên thì chiến tượng tìm được sức mạnh nội tại và vượt thoát được bãi bùn lầy. Diệu pháp có năng lực ảo diệu nhưng để khai dụng đôi khi cần tới phương cách khác thường. Ở đây là một câu chuyện tuy mang chút khôi hài, nhưng có ý nghĩa rất cao vợi đối với những ai hành trình trên con đường giác ngộ giải thoát.

Kinh văn

Bài kinh này mang ý nghĩa rất quan trọng về sự quán chiếu năm uẩn, nhưng tình tiết thì mang nhiều kịch tính, thậm chí nghe có chút hài hước. Để người đọc có thể theo sát nội dung nên thay vì dịch từng câu thì ở đây bản dịch đưa trọn phần tiếng Việt. Tuy vậy, phần chánh văn Pāli vẫn được ghi lại trong đoạn kế với phụ đính bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu để tiện tham khảo.

Một thuở nọ, một số vị tỳ khưu trưởng lão đang cư trú tại chùa Ghosita, xứ Kosambī. Lúc đó, Tôn giả Khemaka đang sống tại chùa Badarika (chùa Cây Táo) lâm trọng bệnh, gầy yếu, đau đớn.

Vào buổi tối, những vị tỳ khưu trưởng lão rời khỏi nơi tịnh cư và nói với Tôn giả Dāsaka rằng: “Hãy đến gặp tỳ khưu Khemaka và nói với vị ấy: 'Các trưởng lão gửi lời hỏi thăm đến hiền giả, mong rằng hiền giả kham nhẫn và thuyên giảm. Mong hiền giả sớm bình phục. Chúng tôi hy vọng rằng cảm giác đau đớn của hiền giả giảm bớt chứ không tăng thêm’”.

“Vâng, các hiền giả” Tôn giả Dāsaka trả lời rồi đi đến gặp Tôn giả Khemaka và chuyển lời nhắn.

[Tôn giả Khemaka trả lời:] “Tôi không chịu đựng nổi, hiền giả ạ, tôi không khá hơn. Cảm giác đau đớn mạnh mẽ đang tăng lên trong tôi không giảm bớt mà có sự tăng thêm. Có thể được nhận thấy càng lúc càng tệ thêm.”

Tôn giả Dāsaka trở về gặp các vị tỳ khưu trưởng lão và báo lại những gì Tôn giả Khemaka đã nói. Họ bảo vị này: “Hãy đến gặp tỳ khưu Khemaka và nói: 'Các trưởng lão nói: Hiền giả Khemaka, năm thủ uẩn này, đã được Đức Phật nhắc đến; đó là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Tôn giả Khemaka có xem bất cứ điều gì trong năm thủ uẩn này “là ta” hoặc “của ta” chăng?’”

“Vâng, các hiền giả” Tôn giả Dāsaka trả lời rồi đi đến gặp Tôn giả Khemaka và chuyển lời nhắn.

[Tôn giả Khemaka trả lời:] “Năm thủ uẩn này, đã được Đức Phật nhắc đến; đó là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Tôi không xem bất cứ điều gì trong năm thủ uẩn này “là ta” hoặc “của ta””.

Tôn giả Dāsaka trở về gặp các vị tỳ khưu trưởng lão và báo lại những gì Tôn giả Khemaka đã nói. Họ lại bảo vị này: “Hãy đến gặp tỳ khưu Khemaka và nói: 'Các trưởng lão nói: Hiền giả Khemaka, năm thủ uẩn này, đã được Đức Phật nhắc đến; đó là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Nếu Tôn giả Khemaka không xem bất cứ điều gì trong năm thủ uẩn này “là ta” hoặc “của ta”, thì tôn giả là một vị a la hán đã diệt tận các lậu hoặc’”.

“Vâng, các hiền giả” Tôn giả Dāsaka trả lời rồi đi đến gặp Tôn giả Khemaka và chuyển lời nhắn.

[Tôn giả Khemaka trả lời:] “Năm thủ uẩn này, đã được Đức Phật nhắc đến; đó là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Tôi không xem bất cứ điều gì trong năm thủ uẩn này “là ta” hoặc “của ta”, dù vậy tôi không phải là một vị a la hán đã diệt tận các lậu hoặc. (Ý niệm) “ta là” vẫn chưa biến mất trong tôi khi nghĩ tới năm uẩn. Tuy vậy tôi không xem (bất cứ điều gì) trong năm uẩn “đây là ta””.

Tôn giả Dāsaka trở về gặp các vị tỳ khưu trưởng lão và báo lại những gì Tôn giả Khemaka đã nói. Họ lại bảo vị này: “Hãy đến gặp tỳ khưu Khemaka và nói: 'Các trưởng lão nói: Khi hiền giả nói về “Ta là” thì hiền giả nói về điều gì là “Ta là”? Hiền giả có nói “sắc là ta” hay “ta là ngoài sắc”? Hiền giả có nói về thọ… về tưởng… về hành… “thức là ta” hay “ta là ngoài thức”. “Tôi là” hay hiền giả nói về “Tôi là” ngoài thức? Khi hiền giả nói về “Ta là” thì hiền giả nói về điều gì là “là Ta”?’”

“Vâng, các hiền giả” Tôn giả Dāsaka trả lời rồi đi đến gặp Tôn giả Khemaka và chuyển lời nhắn.

“Đủ rồi, hiền giả Dāsaka! Tại sao lại phải chạy đi chạy lại như vậy? Hãy đưa dùm cây gậy của tôi. Tôi sẽ tự mình đến gặp các vị tỳ khưu trưởng lão.”

Sau đó, tôn giả Khemaka chống gậy, đến gặp các vị tỳ khưu trưởng lão, trao đổi lời chào hỏi với họ và ngồi xuống một bên. Các vị tỳ khưu trưởng lão sau đó nói với vị ấy: “Khi hiền giả nói về “Ta là” thì hiền giả nói về điều gì là “là Ta”? Hiền giả có nói “sắc là ta” hay “ta là ngoài sắc”? Hiền giả có nói về thọ… về tưởng… về hành… về thức “là ta” hay “ta là ngoài thức”. “Tôi là” hay hiền giả nói về “Tôi là” ngoài thức? Khi hiền giả nói về “Ta là” thì hiền giả nói về điều gì là “là Ta”?”

“Các hiền giả, tôi không nói “sắc là ta”, cũng không nói về “ta là ngoài sắc”. Tôi không nói về thọ là “là Ta”… cũng không nói về tưởng là “là Ta”… cũng không nói về hành là “là Ta”… cũng không nói về thức là “là Ta” cũng không nói về “ta là ngoài thức”. Các hiền giả, mặc dù (ý niệm) “Ta là” chưa biến mất trong tôi đối với năm thủ uẩn, nhưng tôi không xem [bất kỳ điều gì trong đó] là “đây là Ta””.

“Giả sử, các hiền giả, có mùi hương của hoa sen xanh, đỏ hoặc trắng. Có đúng chăng nếu nói rằng, “Mùi hương thuộc về cánh hoa” hoặc “Mùi hương thuộc về thân hoa” hoặc “Mùi hương thuộc về nhụy hoa”?”

“Không, hiền giả.”

“Vậy này các hiền giả, một người nên trả lời thế nào là đúng?”

“Này Hiền giả, muốn trả lời đúng thì nói: “Mùi hương thuộc về hoa.”

“Cũng vậy, các hiền giả, tôi không nói “sắc là ta”, cũng không nói về “ta là ngoài sắc”. Tôi không nói về thọ là ‘là Ta’… cũng không nói về tưởng là là ‘là Ta’… cũng không nói về hành là là ‘là Ta’… cũng không nói về thức là ‘‘là Ta’’ cũng không ‘ta là ngoài thức”. Các hiền giả, mặc dù (ý niệm) ‘Ta là’ chưa biến mất trong tôi đối với năm thủ uẩn nhưng tôi không xem [bất kỳ điều gì trong đó] là ‘đây là Ta.’

Nác hiền giả, mặc dù một đệ tử cao quý đã từ bỏ năm hạ phần kiết sử, nhưng vẫn còn tồn tại trong họ một chút tự hào ‘Ta là,’ một khát vọng ‘Ta là,’ một xu hướng tiềm ẩn ‘Ta là’ chưa được nhổ bỏ. Vào một thời điểm nào đó sau này, họ sống quán sát sự sinh diệt trong năm uẩn bị chấp thủ: ‘Đây là sắc, đây là tập khởi của sắc, đây là sự đoạn diệt mất của sắc; đây là thọ… đây là tưởng… đây là hành… đây là thức, tập khởi của thức, đây là sự đoạn diệt của thức.’ Khi họ sống quán sát như vậy về sự sinh diệt trong năm uẩn bị chấp thủ, sự tự hào còn sót lại ‘Ta là’; khát vọng ‘Ta là’; xu hướng tiềm ẩn ‘Ta là’ chưa được nhổ bỏ này sẽ được nhổ bỏ.

Giả sử, các hiền giả, một tấm vải đã bị dơ hay dính vết bẩn, và chủ nhân của nó giao cho người giặt đồ. Người giặt đồ sẽ chà xát đều tấm vải với muối tẩy, tro, hoặc phân bò, và rửa sạch nó trong nước sạch. Mặc dù tấm vải đó sẽ trở nên sạch và tinh khiết, nhưng nó vẫn còn giữ lại một mùi hôi của muối tẩy, tro, hoặc phân bò chưa biến mất. Người giặt đồ sau đó sẽ giao lại nó cho chủ nhân. Chủ nhân sẽ đặt nó trong một hộp thơm ngát, và mùi hôi còn sót lại của muối tẩy, tro, hoặc phân bò sẽ biến mất.

Cũng vậy, các hiền giả, mặc dù một đệ tử cao quý đã từ bỏ năm hạ phần kiết sử, nhưng vẫn còn tồn tại trong họ một chút tự hào ‘Ta là,’ một khát vọng ‘Ta là,’ một xu hướng tiềm ẩn ‘Ta là’ chưa được nhổ bỏ. Vào một thời điểm nào đó sau này, họ sống quán sát sự sinh diệt trong năm uẩn bị chấp thủ: ‘Đây là sắc, đây là tập khởi của sắc, đây là sự đoạn diệt mất của sắc; đây là thọ… đây là tưởng… đây là hành… đây là thức, tập khởi của thức, đây là sự đoạn diệt của thức.’ Khi họ sống quán sát như vậy về sự sinh diệt trong năm uẩn bị chấp thủ, sự tự hào còn sót lại ‘Ta là’; khát vọng ‘Ta là’; xu hướng tiềm ẩn ‘Ta là’ chưa được nhổ bỏ này sẽ được nhổ bỏ.

Khi điều này được nói ra, các vị tỳ khưu trưởng lão nói với Tôn giả Khemaka: “Chúng tôi không hỏi các câu hỏi của mình để làm phiền Tôn giả Khemaka, nhưng chúng tôi nghĩ rằng Tôn giả Khemaka có khả năng giải thích, giảng dạy, tuyên bố, thiết lập, hiển lộ, phân tích, và làm sáng tỏ lời dạy của Đức Phật một cách chi tiết. Và Tôn giả Khemaka đã giải thích, giảng dạy, tuyên bố, thiết lập, hiển lộ, phân tích, và làm sáng tỏ lời dạy của Đức Phật một cách chi tiết.”

Đây là những gì Tôn giả Khemaka đã nói. Các vị tỳ khưu trưởng lão hoan hỷ với những gì được tuyên thuyết bởi Tôn giả Khemaka. Và trong khi bài pháp này được nói, tâm của sáu mươi vị tỳ khưu trưởng lão, luôn cả tâm của Tôn giả Khemaka đã được giải thoát khỏi các lậu hoặc bằng sự không chấp thủ.

Dưới đây là chánh văn Pāli cùng với bản Việt dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu

Ekaṃ samayaṃ sambahulā therā bhikkhū kosambiyaṃ viharanti ghositārāme. Tena kho pana samayena āyasmā khemako badarikārāme viharati ābādhiko dukkhito bāḷhagilāno.

Một thời, nhiều Tỷ-kheo Trưởng lão sống ở Kosambi, tại vườn Ghosita.

Lúc bấy giờ, Tôn giả Khemaka trú tại vườn Badarica, bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh.

Atha kho therā bhikkhū sāyanhasamayaṃ paṭisallānā vuṭṭhitā āyasmantaṃ dāsakaṃ āmantesuṃ: “ehi tvaṃ, āvuso dāsaka, yena khemako bhikkhu tenupasaṅkama; upasaṅkamitvā khemakaṃ bhikkhuṃ evaṃ vadehi: ‘therā taṃ, āvuso khemaka, evamāhaṃsu—kacci te, āvuso, khamanīyaṃ, kacci yāpanīyaṃ, kacci dukkhā vedanā paṭikkamanti no abhikkamanti, paṭikkamosānaṃ paññāyati no abhikkamo’”ti?

Rồi các Tỷ-kheo Trưởng lão, vào buổi chiều, từ chỗ tịnh cư đứng dậy và gọi Tôn giả Dāsaka:

—Hãy đến đây, này Hiền giả Dāsaka! Hãy đi đến Tỷ-kheo Khemaka; sau khi đến, hãy nói với Tỷ-kheo Khemaka: “Này Hiền giả Khemaka, các Trưởng lão nói với Hiền giả như sau: ‘Này Hiền giả, Hiền giả có kham nhẫn được không? Hiền giả có chịu đựng được không? Có phải khổ thọ tổn giảm không tăng trưởng? Có phải có những dấu hiệu tổn giảm, không phải tăng trưởng?’”

“Evamāvuso”ti kho āyasmā dāsako therānaṃ bhikkhūnaṃ paṭissutvā yenāyasmā khemako tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṃ khemakaṃ etadavoca:

—Thưa vâng, chư Hiền.

Tôn giả Dāsaka vâng đáp các Tỷ-kheo ấy, đi đến Tôn giả Khemaka, sau khi đến, nói với Tôn giả Khemaka:

“therā taṃ, āvuso khemaka, evamāhaṃsu: ‘kacci te, āvuso, khamanīyaṃ …pe… no abhikkamo’”ti?

“Na me, āvuso, khamanīyaṃ na yāpanīyaṃ …pe… abhikkamosānaṃ paññāyati no paṭikkamo”ti.

—Các Trưởng lão, này Hiền giả Khemaka, nói với Hiền giả như sau: “Hiền giả có kham nhẫn được không? Này Hiền giả Khemaka … không phải tăng trưởng?”

—Tôi không có thể kham nhẫn, thưa Hiền giả … tôi không có thể chịu đựng … có những dấu hiệu tăng trưởng, không phải thuyên giảm!

Atha kho āyasmā dāsako yena therā bhikkhū tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā there bhikkhū etadavoca: “khemako, āvuso, bhikkhu evamāha: ‘na me, āvuso, khamanīyaṃ …pe… abhikkamosānaṃ paññāyati no paṭikkamo’”ti.

Rồi Tôn giả Dāsaka đi đến các Tỷ-kheo Trưởng lão; sau khi đến, thưa với các Tỷ-kheo Trưởng lão:

—Thưa chư Hiền, Tỷ-kheo Khemaka nói như sau: “Tôi không có thể kham nhẫn, này Hiền giả … có những dấu hiệu tăng trưởng, không phải thuyên giảm!”

“Ehi tvaṃ, āvuso dāsaka, yena khemako bhikkhu tenupasaṅkama; upasaṅkamitvā khemakaṃ bhikkhuṃ evaṃ vadehi: ‘therā taṃ, āvuso khemaka, evamāhaṃsu—pañcime, āvuso, upādānakkhandhā vuttā bhagavatā, seyyathidaṃ—rūpupādānakkhandho, vedanupādānakkhandho, saññupādānakkhandho, saṅkhārupādānakkhandho, viññāṇupādānakkhandho. Imesu āyasmā khemako pañcasu upādānakkhandhesu kiñci attaṃ vā attaniyaṃ vā samanupassatī’”ti?

—Hãy đến đây, Hiền giả Dāsaka! Hãy đi đến Tỷ-kheo Khemaka; sau khi đến, nói với Tỷ-kheo Khemaka như sau: “Này Hiền giả Khemaka, các bậc Trưởng lão nói với Hiền giả như sau: ‘Này Hiền giả, Thế Tôn có nói đến năm thủ uẩn, tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Trong năm thủ uẩn này, Tôn giả Khemaka quán có cái gì là tự ngã hay ngã sở không?’”

“Evamāvuso”ti kho āyasmā dāsako therānaṃ bhikkhūnaṃ paṭissutvā yenāyasmā khemako tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā …pe… therā taṃ, āvuso khemaka, evamāhaṃsu: “pañcime, āvuso, upādānakkhandhā vuttā bhagavatā, seyyathidaṃ—rūpupādānakkhandho …pe… viññāṇupādānakkhandho. Imesu āyasmā khemako pañcasu upādānakkhandhesu kiñci attaṃ vā attaniyaṃ vā samanupassatī”ti?

—Thưa vâng, chư Hiền.

Tôn giả Dāsaka vâng đáp các Tỷ-kheo Trưởng lão, đi đến Tôn giả Khemaka, sau khi đến …

—Các bậc Trưởng lão, này Hiền giả, nói với Hiền giả như sau: “Này Hiền giả, Thế Tôn có nói đến năm thủ uẩn này, tức là sắc thủ uẩn … thức thủ uẩn. Trong năm thủ uẩn này, Tôn giả Khemaka quán có cái gì là tự ngã hay ngã sở không?”

“Pañcime, āvuso, upādānakkhandhā vuttā bhagavatā, seyyathidaṃ—rūpupādānakkhandho …pe… viññāṇupādānakkhandho. Imesu khvāhaṃ, āvuso, pañcasu upādānakkhandhesu na kiñci attaṃ vā attaniyaṃ vā samanupassāmī”ti.

—Thưa Hiền giả, Thế Tôn có nói đến năm thủ uẩn này, tức là sắc thủ uẩn … thức thủ uẩn. Trong năm thủ uẩn này, này Hiền giả, tôi không quán cái gì là tự ngã hay ngã sở cả.

Atha kho āyasmā dāsako yena therā bhikkhū tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā there bhikkhū etadavoca: “khemako, āvuso, bhikkhu evamāha: ‘pañcime, āvuso, upādānakkhandhā vuttā bhagavatā, seyyathidaṃ—rūpupādānakkhandho …pe… viññāṇupādānakkhandho. Imesu khvāhaṃ, āvuso, pañcasu upādānakkhandhesu na kiñci attaṃ vā attaniyaṃ vā samanupassāmī’”ti.

Rồi Tôn giả Dāsaka đi đến các Tỷ-kheo Trưởng lão; sau khi đến, nói với các Tỷ-kheo Trưởng lão:

—Tỷ-kheo Khemaka, thưa chư Hiền, đã nói như sau: “Thưa Hiền giả, Thế Tôn có nói đến năm thủ uẩn này, tức là sắc thủ uẩn … thức thủ uẩn. Trong năm thủ uẩn này, này Hiền giả, tôi không quán cái gì là tự ngã hay ngã sở cả!”

“Ehi tvaṃ, āvuso dāsaka, yena khemako bhikkhu tenupasaṅkama; upasaṅkamitvā khemakaṃ bhikkhuṃ evaṃ vadehi: ‘therā taṃ, āvuso khemaka, evamāhaṃsu—pañcime, āvuso, upādānakkhandhā vuttā bhagavatā, seyyathidaṃ—rūpupādānakkhandho …pe… viññāṇupādānakkhandho. No ce kirāyasmā khemako imesu pañcasu upādānakkhandhesu kiñci attaṃ vā attaniyaṃ vā samanupassati. Tenahāyasmā khemako arahaṃ khīṇāsavo’”ti.

—Hãy đến đây, Hiền giả Dāsaka! Hãy đi đến Tỷ-kheo Khemaka; sau khi đến, nói với Tỷ-kheo Khemaka như sau: “Các vị Trưởng lão, này Hiền giả Khemaka, nói với Hiền giả như sau: ‘Hiền giả Khemaka, Thế Tôn có nói đến năm thủ uẩn này, tức là sắc thủ uẩn … thức thủ uẩn. Trong năm thủ uẩn này, nếu Tôn giả Khemaka không quán cái gì là tự ngã hay ngã sở cả, thời Tôn giả Khemaka là vị A-la-hán, các lậu hoặc đã được đoạn tận”.”

“Evamāvuso”ti kho āyasmā dāsako therānaṃ bhikkhūnaṃ paṭissutvā yenāyasmā khemako …pe… therā taṃ, āvuso khemaka, evamāhaṃsu: “pañcime, āvuso, upādānakkhandhā vuttā bhagavatā, seyyathidaṃ—rūpupādānakkhandho …pe… viññāṇupādānakkhandho; no ce kirāyasmā khemako imesu pañcasu upādānakkhandhesu kiñci attaṃ vā attaniyaṃ vā samanupassati, tenahāyasmā khemako arahaṃ khīṇāsavo”ti.

Tôn giả Dāsaka vâng đáp các Tỷ-kheo Trưởng lão, đi đến Tôn giả Khemaka …

—Này Hiền giả Khemaka, các bậc Tỷ-kheo Trưởng lão nói với Hiền giả như sau: “Thưa Hiền giả, Thế Tôn có nói đến năm thủ uẩn này, tức là sắc thủ uẩn … thức thủ uẩn. Nếu Tôn giả Khemaka, trong năm thủ uẩn này, không quán cái nào là tự ngã hay ngã sở, thời Tôn giả Khemaka là bậc A-la-hán, đã đoạn tận các lậu hoặc”.

“Pañcime, āvuso, upādānakkhandhā vuttā bhagavatā, seyyathidaṃ—rūpupādānakkhandho …pe… viññāṇupādānakkhandho. Imesu khvāhaṃ, āvuso, pañcasu upādānakkhandhesu na kiñci attaṃ vā attaniyaṃ vā samanupassāmi, na camhi arahaṃ khīṇāsavo; api ca me, āvuso, pañcasu upādānakkhandhesu ‘asmī’ti adhigataṃ, ‘ayamahamasmī’ti na ca samanupassāmī”ti.

.. —Thưa Hiền giả, Thế Tôn có nói đến năm thủ uẩn này, tức là sắc thủ uẩn … thức thủ uẩn. Trong năm thủ uẩn này, này Hiền giả, tôi không quán cái gì là tự ngã hay ngã sở cả. Nhưng tôi không phải là bậc A-la-hán, đã đoạn tận các lậu hoặc. Và thưa Hiền giả, trong năm thủ uẩn này, dầu cho tôi có chứng được: “Tôi là”, tuy vậy tôi cũng không quán: “Cái này là tôi”.

Atha kho āyasmā dāsako yena therā bhikkhū …pe… there bhikkhū etadavoca: “khemako, āvuso, bhikkhu evamāha—pañcime, āvuso, upādānakkhandhā vuttā bhagavatā, seyyathidaṃ—rūpupādānakkhandho …pe… viññāṇupādānakkhandho. Imesu khvāhaṃ, āvuso, pañcasu upādānakkhandhesu na kiñci attaṃ vā attaniyaṃ vā samanupassāmi, na camhi arahaṃ khīṇāsavo; api ca me, āvuso, pañcasu upādānakkhandhesu ‘asmī’ti adhigataṃ, ‘ayamahamasmī’ti na ca samanupassāmī”ti.

Rồi Tôn giả Dāsaka đi đến Tỷ-kheo Trưởng lão … nói với các Tỷ-kheo Trưởng lão:

—Tỷ-kheo Khemaka, thưa chư Hiền, đã nói như sau: “Thưa Hiền giả, Thế Tôn có nói đến năm thủ uẩn này, tức là sắc thủ uẩn … thức thủ uẩn. Trong năm thủ uẩn này, thưa Hiền giả, tôi không quán cái gì là ngã hay là ngã sở. Tuy vậy, tôi không phải là bậc A-la-hán, đã đoạn tận các lậu hoặc. Và thưa Hiền giả, trong năm thủ uẩn, dầu cho tôi chứng được: “Tôi là”, tuy vậy tôi cũng không quán: “Cái này là tôi”.

“Ehi tvaṃ, āvuso dāsaka, yena khemako bhikkhu tenupasaṅkama; upasaṅkamitvā khemakaṃ bhikkhuṃ evaṃ vadehi: ‘therā taṃ, āvuso khemaka, evamāhaṃsu—yametaṃ, āvuso khemaka, asmīti vadesi, kimetaṃ asmīti vadesi? Rūpaṃ asmīti vadesi, aññatra rūpā asmīti vadesi, vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ asmīti vadesi, aññatra viññāṇā asmīti vadesi. Yametaṃ, āvuso khemaka, asmīti vadesi. Kimetaṃ asmīti vadesī’”ti?

—Hãy đến đây, Hiền giả Dāsaka! Hãy đi đến Tỷ-kheo Khemaka; sau khi đến, hãy nói với Tỷ-kheo Khemaka: Thưa Hiền giả Khemaka, các Tỷ-kheo Trưởng lão nói với Hiền giả như sau: “Này Hiền giả Khemaka, cái mà Hiền giả nói: “Tôi là”, các Hiền giả nói “Tôi là, là cái gì?” Hiền giả nói: “Tôi là sắc?” Hiền giả nói: “Tôi là khác sắc”?.; Hiền giả nói: “Tôi là thức?”; Hiền giả nói: “Tôi là khác thức?”. Này Hiền giả Khemaka, cái mà Hiền giả nói: “Tôi là”, các Hiền giả nói: “Tôi là, là cái gì?” ”

“Evamāvuso”ti kho āyasmā dāsako therānaṃ bhikkhūnaṃ paṭissutvā yenāyasmā khemako tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṃ khemakaṃ etadavoca—therā taṃ, āvuso khemaka, evamāhaṃsu: “yametaṃ, āvuso khemaka, ‘asmī’ti vadesi, kimetaṃ ‘asmī’ti vadesi? Rūpaṃ ‘asmī’ti vadesi aññatra rūpā ‘asmī’ti vadesi? Vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ ‘asmī’ti vadesi aññatra viññāṇā ‘asmī’ti vadesi? Yametaṃ, āvuso khemaka, ‘asmī’ti vadesi, kimetaṃ ‘asmī’ti vadesī”ti?

“Alaṃ, āvuso dāsaka, kiṃ imāya sandhāvanikāya. Āharāvuso, daṇḍaṃ; ahameva yena therā bhikkhū tenupasaṅkamissāmī”ti.

—Thưa vâng.

Tôn giả Dāsaka vâng đáp các Tỷ-kheo Trưởng lão, đi đến Tôn giả Khemaka …

—Thôi vừa rồi, Hiền giả Dāsaka chạy qua, chạy lại như thế này để làm gì? Hãy đem gậy lại đây! Ta sẽ đi đến các Tỷ-kheo Trưởng lão!

Atha kho āyasmā khemako daṇḍamolubbha yena therā bhikkhū tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā therehi bhikkhūhi saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho āyasmantaṃ khemakaṃ therā bhikkhū etadavocuṃ:

Rồi Tôn giả Khemaka chống gậy đi đến các Tỷ-kheo Trưởng lão; sau khi đến, nói lên với các Tỷ-kheo Trưởng lão những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.

Các Tỷ-kheo Trưởng lão nói với Tôn giả Khemaka đang ngồi một bên:

“yametaṃ, āvuso khemaka, ‘asmī’ti vadesi, kimetaṃ ‘asmī’ti vadesi? Rūpaṃ ‘asmī’ti vadesi, aññatra rūpā ‘asmī’ti vadesi? Vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ ‘asmī’ti vadesi, aññatra viññāṇā ‘asmī’ti vadesi? Yametaṃ, āvuso khemaka, ‘asmī’ti vadesi, kimetaṃ ‘asmī’ti vadesī”ti?

—Này Hiền giả Khemaka, cái mà Hiền giả nói: “Tôi là”, cái mà Hiền giả nói: “Tôi là”, là cái gì? Hiền giả nói: “Tôi là sắc?”; Hiền giả nói: “Tôi là khác sắc” … “là thọ … là tưởng … là các hành” …; Hiền giả nói: “Tôi là thức?”; Hiền giả nói: “Tôi là khác thức?”; Này Hiền giả Khemaka, cái mà Hiền giả nói: “Tôi là”, cái mà Hiền giả nói “Tôi là”, là cái gì?

“Na khvāhaṃ, āvuso, rūpaṃ ‘asmī’ti vadāmi; napi aññatra rūpā ‘asmī’ti vadāmi. Na vedanaṃ … na saññaṃ … na saṅkhāre … na viññāṇaṃ ‘asmī’ti vadāmi; napi aññatra viññāṇā ‘asmī’ti vadāmi. Api ca me, āvuso, pañcasu upādānakkhandhesu ‘asmī’ti adhigataṃ ‘ayamahamasmī’ti na ca samanupassāmi.

—Thưa chư Hiền, tôi không nói: “Tôi là sắc”. Tôi không nói: “Tôi là khác sắc” … “là thọ … là tưởng … là các hành” … Tôi không nói: “Tôi là thức”. Tôi cũng không nói: “Tôi là khác thức”. Dầu rằng, này các Hiền giả, Tôi có chứng được (tư tưởng): “Tôi là”, nhưng tôi không có quán: “Cái này là tôi”.

Seyyathāpi, āvuso, uppalassa vā padumassa vā puṇḍarīkassa vā gandho. Yo nu kho evaṃ vadeyya: ‘pattassa gandho’ti vā ‘vaṇṇassa gandho’ti vā ‘kiñjakkhassa gandho’ti vā sammā nu kho so vadamāno vadeyyā”ti?

“No hetaṃ, āvuso”.

Ví như, này chư Hiền, hương thơm của hoa sen xanh, hay hoa sen hồng, hay hoa trắng, nếu có người nói: “Hương thuộc về lá hay thuộc về sắc, hay thuộc về nhụy hoa”, nói như vậy có nói đúng không?

—Thưa không, này Hiền giả.

“Yathā kathaṃ, panāvuso, sammā byākaramāno byākareyyā”ti?

“‘Pupphassa gandho’ti kho, āvuso, sammā byākaramāno byākareyyā”ti.

—Vậy chư Hiền, trả lời như thế nào là trả lời một cách đúng đắn?

Chư Hiền, hương là của hoa. Trả lời như vậy là trả lời một cách đúng đắn.

“Evameva khvāhaṃ, āvuso, na rūpaṃ ‘asmī’ti vadāmi, napi aññatra rūpā ‘asmī’ti vadāmi. Na vedanaṃ … na saññaṃ … na saṅkhāre … na viññāṇaṃ ‘asmī’ti vadāmi, napi aññatra viññāṇā ‘asmī’ti vadāmi. Api ca me, āvuso, pañcasu upādānakkhandhesu ‘asmī’ti adhigataṃ ‘ayamahamasmī’ti na ca samanupassāmi.

Cũng vậy, này chư Hiền, tôi không nói: “Tôi là sắc”; tôi không nói: “Tôi là khác sắc” … “Tôi là thọ” … “Tôi là tưởng” … “Tôi là các hành” … Tôi không nói: “Tôi là thức”. Tôi không nói: “Tôi là khác thức”. Nhưng này chư Hiền, dầu rằng đối với năm thủ uẩn của tôi được có này, tôi không có quán: “Cái này là tôi”.

Kiñcāpi, āvuso, ariyasāvakassa pañcorambhāgiyāni saṃyojanāni pahīnāni bhavanti, atha khvassa hoti: ‘yo ca pañcasu upādānakkhandhesu anusahagato asmīti māno, asmīti chando, asmīti anusayo asamūhato. So aparena samayena pañcasu upādānakkhandhesu udayabbayānupassī viharati—iti rūpaṃ, iti rūpassa samudayo, iti rūpassa atthaṅgamo; iti vedanā … iti saññā … iti saṅkhārā … iti viññāṇaṃ, iti viññāṇassa samudayo, iti viññāṇassa atthaṅgamo’ti. Tassimesu pañcasu upādānakkhandhesu udayabbayānupassino viharato yopissa hoti pañcasu upādānakkhandhesu anusahagato ‘asmī’ti, māno ‘asmī’ti, chando ‘asmī’ti anusayo asamūhato, sopi samugghātaṃ gacchati.

Dầu cho đối với vị Thánh đệ tử, này chư Hiền, năm hạ phần kiết sử đã được đoạn tận, nhưng vị ấy còn nghĩ: “Ðối với năm thủ uẩn, vẫn còn dư tàn tế nhị”. Dư tàn kiêu mạn ‘Tôi là”, dư tàn dục ‘Tôi là ‘, dư tàn tùy miên ‘Tôi là ‘ chưa được vị ấy đoạn trừ. Vị ấy sau một thời gian, sống quán sự sanh diệt trong năm thủ uẩn: “Ðây là sắc, đây là sắc tập khởi, đây là sắc đoạn diệt. Ðây là thọ … Ðây là tưởng … Ðây là các hành … Ðây là thức, đây là thức tập khởi, đây là thức đoạn diệt”.

Vì rằng vị ấy sống, quán sự sanh diệt trong năm thủ uẩn này, các dư tàn ngã mạn “Tôi là”, các dư tàn ngã dục “Tôi là”, các dư tàn ngã tùy miên “Tôi là”, mà vị ấy chưa được đoạn trừ, nay đi đến đoạn tận.

Seyyathāpi, āvuso, vatthaṃ saṅkiliṭṭhaṃ malaggahitaṃ. Tamenaṃ sāmikā rajakassa anupadajjuṃ. Tamenaṃ rajako ūse vā khāre vā gomaye vā sammadditvā acche udake vikkhāleti. Kiñcāpi taṃ hoti vatthaṃ parisuddhaṃ pariyodātaṃ, atha khvassa hoti yeva anusahagato ūsagandho vā khāragandho vā gomayagandho vā asamūhato. Tamenaṃ rajako sāmikānaṃ deti. Tamenaṃ sāmikā gandhaparibhāvite karaṇḍake nikkhipanti. Yopissa hoti anusahagato ūsagandho vā khāragandho vā gomayagandho vā asamūhato, sopi samugghātaṃ gacchati.

Này chư Hiền, ví như một tấm vải nhớp nhúa dính bụi, những người chủ giao nó cho một người thợ giặt. Người thợ giặt sau khi nhồi nó, đập nó trong nước muối, hay trong nước tô đã, trong nước phân bò rồi giặt sạch nó trong nước trong. Dầu cho tấm vải ấy nay được sạch sẽ, trong trắng, nhưng nó vẫn còn dư tàn mùi muối hay mùi tô đã, hay mùi phân bò. Người thợ giặt giao lại tấm vải cho những người chủ. Những người chủ đem bỏ nó vào trong một cái hòm có ướp hương thơm. Như vậy, cái dư tàn mùi muối hay mùi tô đã hay mùi phân bò chưa được đoạn tận, nay được đoạn trừ.

Evameva kho, āvuso, kiñcāpi ariyasāvakassa pañcorambhāgiyāni saṃyojanāni pahīnāni bhavanti, atha khvassa hoti yeva pañcasu upādānakkhandhesu anusahagato ‘asmī’ti, māno ‘asmī’ti, chando ‘asmī’ti anusayo asamūhato. So aparena samayena pañcasu upādānakkhandhesu udayabbayānupassī viharati. ‘Iti rūpaṃ, iti rūpassa samudayo, iti rūpassa atthaṅgamo; iti vedanā … iti saññā … iti saṅkhārā … iti viññāṇaṃ, iti viññāṇassa samudayo, iti viññāṇassa atthaṅgamo’ti. Tassa imesu pañcasu upādānakkhandhesu udayabbayānupassino viharato yopissa hoti pañcasu upādānakkhandhesu anusahagato ‘asmī’ti, māno ‘asmī’ti, chando ‘asmī’ti anusayo asamūhato, sopi samugghātaṃ gacchatī”ti.

Cũng vậy, này chư Hiền, dầu cho vị Thánh đệ tử đã đoạn tận năm hạ phần kiết sử, nhưng với vị ấy, cái dư tàn trong năm thủ uẩn, dư tàn ngã mạn “Tôi là”, dư tàn ngã dục “Tôi là”, dư tàn ngã tùy miên: “Tôi là” chưa được đoạn trừ. Vị ấy sau một thời gian, sống tùy quán sự sanh diệt trong năm thủ uẩn: “Ðây là sắc, đây là sắc tập khởi, đây là sắc đoạn diệt. Ðây là thọ … đây là tưởng … đây là các hành … đây là thức, đây là thức tập khởi, đây là thức đoạn diệt”. Vì rằng vị ấy sống tùy quán sự sanh diệt trong năm thủ uẩn này nên các dư tàn trong năm thủ uẩn này, ngã mạn “Tôi là”, ngã dục “tôi là”, ngã tùy miên “Tôi là” chưa được đoạn tận nay đi đến đoạn trừ.

Evaṃ vutte, therā bhikkhū āyasmantaṃ khemakaṃ etadavocuṃ: “na kho mayaṃ āyasmantaṃ khemakaṃ vihesāpekhā pucchimha, api cāyasmā khemako pahosi tassa bhagavato sāsanaṃ vitthārena ācikkhituṃ desetuṃ paññāpetuṃ paṭṭhapetuṃ vivarituṃ vibhajituṃ uttānīkātuṃ. Tayidaṃ āyasmatā khemakena tassa bhagavato sāsanaṃ vitthārena ācikkhitaṃ desitaṃ paññāpitaṃ paṭṭhapitaṃ vivaritaṃ vibhajitaṃ uttānīkatan”ti.

Khi được nói vậy, các Tỷ-kheo Trưởng lão nói với Tôn giả Khemaka:

—Không phải chúng tôi vì muốn phiền nhiễu Tôn giả Khemaka mà chúng tôi hỏi. Nhưng vì chúng tôi nghĩ rằng: ” Tôn giả Khemaka có thể giải đáp, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai triển, phân tích, hiển lộ một cách rộng rãi giáo lý của Thế Tôn”.

Và rồi Tôn giả Khemaka đã giải đáp, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai triển, phân tích, hiển lộ một cách rộng rãi giáo lý của Thế Tôn.

Idamavoca āyasmā khemako. Attamanā therā bhikkhū āyasmato khemakassa bhāsitaṃ abhinanduṃ. Imasmiñca pana veyyākaraṇasmiṃ bhaññamāne saṭṭhimattānaṃ therānaṃ bhikkhūnaṃ anupādāya āsavehi cittāni vimucciṃsu, āyasmato khemakassa cāti.

Tôn giả Khemaka thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo Trưởng lão hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Khemaka giảng.

Trong khi lời dạy này được nói lên, khoảng sáu mươi Tỷ-kheo được tâm giải thoát khỏi các lậu hoặc, kể cả Tôn giả Khemaka.

 

Chú Thích

[Thay vì chú thích như những bài kinh, trong bản kinh này dịch trọn phần Sớ giải. Hy vọng có thể giúp người đọc quen thuộc với cách chú thích của Sơ giải]

89. "Trong phần này, có câu hỏi liên quan đến chấp ngã và những sở chấp liên hệ. 'Ta là' được đạt tới có nghĩa là 'Ta là' theo như sự vận hành của ái và mạn. 'Sandhāvanikāyāti' có nghĩa là di chuyển tới lui nhiều lần. 'Upasaṅkamīti' có nghĩa là đã đi từ vườn Badarikā tới vườn Ghosita, cách khoảng một gāvuta. Tôn giả Dāsaka trong ngày đó đã đi khoảng hai yojana với bốn lần đi lại. Tại sao các trưởng lão lại sai vị ấy? Bởi vì họ muốn nghe pháp từ một người giảng pháp nổi tiếng. Tại sao họ không tự mình đi? Vì nơi cư trú của tôn giả ở trong rừng, không có chỗ để sáu mươi vị trưởng lão đứng hoặc ngồi, nên họ không đi. Tại sao họ không mời thỉnh vị ấy đến giảng pháp tại chỗ của họ? Vì tôn giả Khemaka đang bị bệnh. Tại sao họ tiếp tục bảo tôn giả Dāsaka đi lại nhiều lần? Vì họ nghĩ rằng tôn giả sẽ hiểu và tự mình đến giảng pháp cho họ. Và tôn giả Khemaka cũng hiểu ý muốn của họ và tự mình đến.

"Tôi không nói, này các bạn, sắc uẩn là 'tôi.' Nếu ai nói sắc uẩn là 'tôi,' thì người đó đã bỏ qua bốn uẩn khác. Nếu ai nói ngoài sắc uẩn, thì người đó đã bỏ qua sắc uẩn. Điều này cũng áp dụng tương tự với thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Tôn giả đã đạt tới sự hiểu biết về ảo tưởng 'ta là' trong cả năm uẩn, vì vậy vị ấy nói như vậy. 'Hotevāti' nghĩa là vẫn còn tồn tại. 'Anusahagatoti' nghĩa là tế nhị. 'Ūseti' nghĩa là làm mềm. 'Khāreti' nghĩa là làm sạch. 'Sammadditvāti' nghĩa là chà xát và làm sạch.

"Cũng vậy, trong đoạn văn này có sự so sánh tương tự — cách ứng xử của một người phàm phu giống như vải bẩn; ba loại chất làm sạch giống như ba loại quán sát; vải được làm sạch bằng ba loại chất làm sạch giống như cách ứng xử của một vị Bất lai được làm sạch bởi giảng pháp; sự tồn tại của mùi hôi thoảng nhẹ tồn đọng giống như các phiền não còn lại của một vị Bất lai; việc đặt vải vào hộp hương giống như trí tuệ của A-la-hán; sự loại bỏ hoàn toàn các mùi hôi dư sót giống như sự diệt trừ hoàn toàn các phiền não bởi đạo quả A-la-hán.

"Giảng pháp có nghĩa là giải thích. Desetunti có nghĩa là hiển bày. Paññāpetunti có nghĩa là làm cho biết. Paṭṭhapetunti có nghĩa là thiết lập. Vivaritunti có nghĩa là mở ra. Vibhajitunti có nghĩa là làm cho rõ ràng. Uttānīkātunti có nghĩa là làm cho sáng tỏ. Có sáu mươi vị trưởng lão và họ đã đạt tới quả A-la-hán vào cuối bài giảng khi thực hành thiền quán liên tục. Tôn giả Khemaka cũng giảng pháp với tâm trí đồng hành với thiền quán và cũng đạt tới quả A-la-hán. Vì vậy, nói rằng 'tâm của sáu mươi vị trưởng lão và của tôn giả Khemaka đã được giải thoát khỏi các lậu hoặc bằng sự không chấp thủ.'"

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

Sớ Giải Kinh Khemakasuttaṃ

89. sattame attaniyanti attano parikkhārajātaṃ. asmīti adhigatanti asmīti evaṃ pavattā taṇhāmānā adhigatā. sandhāvanikāyāti punappunaṃ gamanāgamanena. upasaṅkamīti badarikārāmato gāvutamattaṃ ghositārāmaṃ agamāsi. dāsakatthero pana catukkhattuṃ gamanāgamanena taṃdivasaṃ dviyojanaṃ addhānaṃ āhiṇḍi. kasmā pana taṃ therā pahiṇiṃsu? vissutassa dhammakathikassa santikā dhammaṃ suṇissāmāti. sayaṃ kasmā na gatāti? therassa vasanaṭṭhānaṃ araññaṃ sambādhaṃ, tattha saṭṭhimattānaṃ therānaṃ ṭhātuṃ vā nisīdituṃ vā okāso natthīti na gatā. “idhāgantvā amhākaṃ dhammaṃ kathetū”tipi kasmā pana na pahiṇiṃsūti? therassa ābādhikattā. atha kasmā punappunaṃ pahiṇiṃsūti? sayameva ñatvā amhākaṃ kathetuṃ āgamissatīti. theropi tesaṃ ajjhāsayaṃ ñatvāva agamāsīti.

♦ na khvāhaṃ, āvuso, rūpanti yo hi rūpameva asmīti vadati, tena itare cattāro khandhā paccakkhātā honti. yo aññatra rūpā vadati, tena rūpaṃ paccakkhātaṃ hoti. vedanādīsupi eseva nayo. therassa pana samūhato pañcasupi khandhesu asmīti adhigato, tasmā evamāha. hotevāti hotiyeva. anusahagatoti sukhumo. ūseti chārikākhāre. khāreti ūsakhāre. sammadditvāti temetvā khādetvā.

♦ evameva khoti ettha idaṃ opammasaṃsandanaṃ — kiliṭṭhavatthaṃ viya hi puthujjanassa cittācāro, tayo khārā viya tisso anupassanā, tīhi khārehi dhotavatthaṃ viya desanāya madditvā ṭhito anāgāmino cittācāro, anusahagato ūsādigandho viya arahattamaggavajjhā kilesā, gandhakaraṇḍako viya arahattamaggañāṇaṃ gandhakaraṇḍakaṃ āgamma anusahagatānaṃ ūsagandhādīnaṃ samugghāto viya arahattamaggena sabbakilesakkhayo, gandhaparibhāvitavatthaṃ nivāsetvā chaṇadivase antaravīthiyaṃ sugandhagandhino vicaraṇaṃ viya khīṇāsavassa sīlagandhādīhi dasa disā upavāyantassa yathākāmacāro.

♦ ācikkhitunti kathetuṃ. desetunti pakāsetuṃ. paññāpetunti jānāpetuṃ. paṭṭhapetunti patiṭṭhāpetuṃ. vivaritunti vivaṭaṃ kātuṃ. vibhajitunti suvibhattaṃ kātuṃ. uttānīkātunti uttānakaṃ kātuṃ. saṭṭhimattānaṃ therānanti te kira therena kathitakathitaṭṭhāne vipassanaṃ paṭṭhapetvā uparūpari sammasantā desanāpariyosāne arahattaṃ pāpuṇiṃsu. theropi aññena nīhārena akathetvā vipassanāsahagatacitteneva kathesi. tasmā sopi arahattaṃ pāpuṇi. tena vuttaṃ — “saṭṭhimattānaṃ therānaṃ bhikkhūnaṃ anupādāya āsavehi cittāni vimucciṃsu āyasmato khemakassa cā”ti. sattamaṃ.