Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | THỨC ĂN TINH THẦN - Kinh Piyaṅkara (Piyaṅkarasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | THỨC ĂN TINH THẦN - Kinh Piyaṅkara (Piyaṅkarasuttaṃ)

, 22/10/2022, 18:15 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 22.10.2022


THỨC ĂN TINH THẦN

Kinh Piyaṅkara (Piyaṅkarasuttaṃ)

CHƯƠNG X. TƯƠNG DẠ XOA (S. i, 209)

Người đói thì cần ăn. Không ăn thì lại đói. Thế nhưng có những trường hợp sự hoan hỷ trong tâm khiến thân không cảm giác đói khát. Điều nầy cho thấy sức mạnh của tâm lành. Tâm lành được nuôi bằng pháp vị. Pháp vị có được nhờ khéo lắng nghe suy nghiệm. Với người hữu duyên thì giá trị của chánh pháp được lãnh hội nhanh chóng giống như người biết thưởng thức hoa đẹp thì dù những đóa hoa dại giữa đồng cỏ hay trong núi rừng cũng tạo nên niềm hoan hỷ.

Ekaṃ samayaṃ āyasmā anuruddho sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tena kho pana samayena āyasmā anuruddho rattiyā paccūsasamayaṃ paccuṭṭhāya dhammapadāni bhāsati. Atha kho piyaṅkaramātā yakkhinī puttakaṃ evaṃ tosesi

Một thuở Tôn giả Anuruddha trú ở Sāvatthi, Jetavana, ngôi già lam do ông Anāthapiṇḍika dâng cúng. Bấy giờ Tôn giả Anuruddha thức dậy khi đêm gần tàn và tụng đọc pháp cú. Khi ấy nữ dạ xoa, mẹ của Piyaṅkara, dỗ cho con nín bằng lời như sau:

‘‘Mā saddaṃ kari piyaṅkara, bhikkhu dhammapadāni bhāsati;

Api ca dhammapadaṃ vijāniya, paṭipajjema hitāya no siyā.

‘‘Pāṇesu ca saṃyamāmase, sampajānamusā na bhaṇāmase;

Sikkhema susīlyamattano, api muccema pisācayoniyā’’ti.

“Con yêu, đừng làm ồn

Tỳ khưu đang tụng kinh

Chúng ta hiểu lời kệ

Thực hành được lợi lạc

Không làm hại chúng sanh

Từ bỏ lời không thật

Ta tu tập giới hạnh

Để thoát kiếp yêu ma

‘‘Mā saddaṃ kari piyaṅkara = Piyaṅkara, đừng làm ồn

bhikkhu dhammapadāni bhāsati = Tỳ khưu đang tụng pháp cú

Api ca dhammapadaṃ vijāniya = Khi chúng ta hiểu kinh kệ

paṭipajjema hitāya no siyā = thực hành được lợi lạc

‘‘Pāṇesu ca saṃyamāmase = chúng ta đừng làm hại chúng sanh nào

sampajānamusā na bhaṇāmase = đừng cố ý nói dối

Sikkhema susīlyamattano = tu tập trong giới hạnh

api muccema pisācayoniyā’’ti = có thể chúng ta sẽ thoát kiếp yêu ma

Piyaṅkara là tên của một tiểu dạ xoa. Tên của dạ xoa mẹ là Vimāna. Trong lúc đi tìm thực phẩm gần chùa Kỳ Viên vào lúc gần sáng chợt nghe lời kinh tụng đọc của Tôn giả Anuruddha. Ý kinh khiến tâm hướng thiện, hướng thượng. Âm thanh tụng đọc trầm ấm như rót thẳng vào lòng. Lúc ấy tiểu dạ xoa khóc, nên người mẹ ru êm bằng lời kệ trong bài kinh. Theo Sớ Giải thì dạ xoa mẹ nghe pháp hoan hỷ nên không còn đói nhưng dạ xoa con vẫn đói nên kêu khóc.

Tôn giả Anurudda (A na luật hay A nậu đà la) là một trong những đại đệ tử của Đức Phật là bậc đệ nhất thiên nhãn. Trước khi xuất gia là một hoàng tử dòng Sakya.

Chữ dhammapada có nghĩa là phương ngôn, pháp cú, con đường chân lý và một số ý nghĩa khác. Ở đây có hai nghĩa: một là lời Phật dạy, hai là những huấn thị của Đức Phật trong hình thức kệ ngôn. Những bài kê – như trong Kinh Pháp Cú – đặc biệt rất phổ biến trong văn học truyền khẩu vì dễ nhớ và cô đọng.

Việc tụng kinh chiều và sáng được ghi nhận là phổ biến từ thời Đức Phật. Lời kinh là những Phật ngôn. Tụng để nhớ, để hành trì, và để những loài phi nhân chung quanh được sanh tâm hoan hỷ, thanh tịnh. Tụng kinh là sự hành trì quen thuộc từ ngàn xưa trong nếp sống tu tập.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

6. Piyaṅkarasuttaṃ [Mūla]

240. Ekaṃ samayaṃ āyasmā anuruddho sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tena kho pana samayena āyasmā anuruddho rattiyā paccūsasamayaṃ paccuṭṭhāya dhammapadāni bhāsati. Atha kho piyaṅkaramātā yakkhinī puttakaṃ evaṃ tosesi –

‘‘Mā saddaṃ kari piyaṅkara, bhikkhu dhammapadāni bhāsati;

Api [api (sī.)] ca dhammapadaṃ vijāniya, paṭipajjema hitāya no siyā.

‘‘Pāṇesu ca saṃyamāmase, sampajānamusā na bhaṇāmase;

Sikkhema susīlyamattano [susīlamattano (sī. ka.)], api muccema pisācayoniyā’’ti.

6. Piyaṅkarasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

240. Chaṭṭhe jetavaneti jetavanassa paccante kosambakakuṭi nāma atthi, tattha viharati. Dhammapadānīti idha pāṭiyekkaṃ saṅgahaṃ āruḷhā chabbīsativaggā tanti adhippetā. Tatra thero tasmiṃ samaye antovihāre nisinno madhurassarena sarabhaññaṃ katvā appamādavaggaṃ bhāsati. Evaṃ tosesīti sā kira puttaṃ piyaṅkaraṃ aṅkenādāya jetavanassa pacchimabhāgato paṭṭhāya gocaraṃ pariyesantī anupubbena nagarābhimukhī hutvā uccārapassāvakheḷasiṅghāṇikadubbhojanāni pariyesamānā therassa vasanaṭṭhānaṃ patvā madhurassaraṃ assosi. Tassā so saddo chaviādīni chetvā aṭṭhimiñjaṃ āhacca hadayaṅgamanīyo hutvā aṭṭhāsi. Athassā gocarapariyesane cittampi na uppajji, ohitasotā dhammameva suṇantī ṭhitā. Yakkhadārakassa pana daharatāya dhammassavane cittaṃ natthi. So jighacchāya pīḷitattā, ‘‘kasmā ammā gatagataṭṭhāne khāṇuko viya tiṭṭhasi? Na mayhaṃ khādanīyaṃ vā bhojanīyaṃ vā pariyesasī’’ti punappunaṃ mātaraṃ codeti. Sā ‘‘dhammassavanassa me antarāyaṃ karotī’’ti puttakaṃ ‘‘mā saddaṃ kari, piyaṅkarā’’ti evaṃ tosesi. Tattha mā saddaṃ karīti saddaṃ mā kari.

Pāṇesu cāti gāthāya sā attano dhammatāya samādiṇṇaṃ pañcasīlaṃ dasseti. Tattha saṃyamāmaseti saṃyamāma saṃyatā homa. Iminā pāṇātipātā virati gahitā, dutiyapadena musāvādā virati, tatiyapadena sesā tisso viratiyo. Api muccema pisācayoniyāti api nāma yakkhaloke uppannāni pañca verāni pahāya, yoniso paṭipajjitvā imāya chātakadubbhikkhāya pisācayakkhayoniyā muccema, tātāti vadati. Chaṭṭhaṃ.