Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - THỈNH PHẬT LÀM VUA - Kinh Cai Trị (Rajjasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - THỈNH PHẬT LÀM VUA - Kinh Cai Trị (Rajjasuttaṃ)

, 19/03/2022, 18:58 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 19.3.2022


THỈNH PHẬT LÀM VUA

Kinh Cai Trị (Rajjasuttaṃ)

(CHƯƠNG IV. TƯƠNG ƯNG ÁC MA, PHẨM THỨ HAI) (S.i, 116)

Đức Phật tự hỏi về khả tính của sự cai trị thiên hạ mà không dùng tới tư pháp. Ác ma Phật rơi vào bẫy của mình bằng lời khuyến thỉnh Ngài dùng thần lực và trí lực để làm đại đế. Đức Phật dạy rõ khi nguồn cội của đau khổ chính là khát ái. Sự ham muốn vốn không bao giờ thoả mãn dù có cả núi vàng hoặc nhân đôi núi vàng cũng không chấm dứt được khát ái. Nói cách khác, càng có nhiều thì khao khát càng tăng, và vì vậy, đau khổ càng nhiều. Thấy khao khát là nhân sanh khổ, bậc trí không tìm giải pháp bằng cách thoả mãn sự khao khát. Cũng là câu chuyện Ma không bao giờ thấu hiểu cảnh giới cao rộng của Phật.

Ekaṃ samayaṃ bhagavā kosalesu viharati himavantapadese [himavantapasse (sī.)] araññakuṭikāyaṃ.

Thuở ấy Đức Thế Tôn trú ở Kosala, dưới chân rặng Hi Mã Lạp Sơn, tại một am thất trong rừng.

Atha kho bhagavato rahogatassa paṭisallīnassa evaṃ cetaso parivitakko udapādi – ‘‘sakkā nu kho rajjaṃ kāretuṃ ahanaṃ aghātayaṃ ajinaṃ ajāpayaṃ asocaṃ asocāpayaṃ dhammenā’’ti?

Bấy giờ Đức Thế Tôn trong lúc độc cư, ý nghĩ sao đây khởi lên trong tâm: Có thể chăng để trị vì đất nước mộ cách đúng pháp mà không giết chóc hay khiến người giết chóc; không chinh phạt hay khiến người chinh phạt; không sầu muộn hay khiến người sầu muộn?”

Atha kho māro pāpimā bhagavato cetasā cetoparivitakkamaññāya yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ etadavoca –

Rồi Ấc ma khi đọc được ý nghĩ của Đức Thế Tôn liền đi đến Ngài nói rằng:

kāretu, bhante, bhagavā rajjaṃ, kāretu, sugato, rajjaṃ ahanaṃ aghātayaṃ ajinaṃ ajāpayaṃ asocaṃ asocāpayaṃ dhammenā’’ti.

Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy cai trị! Thiện Thệ hãy cai trị một cách đúng pháp không giết hại, không khiến người giết hại; không chinh phạt, không khiến người chinh phạt; không sầu muộn, không khiến người sầu muộn.

‘‘Kiṃ pana me tvaṃ, pāpima, passasi yaṃ maṃ tvaṃ evaṃ vadesi – ‘kāretu, bhante, bhagavā rajjaṃ, kāretu sugato, rajjaṃ ahanaṃ aghātayaṃ ajinaṃ ajāpayaṃ asocaṃ asocāpayaṃ dhammenā’’’ti?

-- Này Ác ma, ngươi thấy gì mà nói rằng “Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy cai trị! Thiện Thệ hãy cai trị một cách đúng pháp không giết hại, không khiến người giết hại; không chinh phạt, không khiến người chinh phạt; không sầu muộn, không khiến người sầu muộn”?.

‘‘Bhagavatā kho, bhante, cattāro iddhipādā bhāvitā bahulīkatā yānīkatā vatthukatā anuṭṭhitā paricitā susamāraddhā. Ākaṅkhamāno ca, bhante, bhagavā himavantaṃ pabbatarājaṃ suvaṇṇaṃ tveva adhimucceyya suvaṇṇañca panassā’’ti

Bạch Thế Tôn, bốn thần túc đã được Thế Tôn tu tập, làm cho sung mãn, làm thành phương tiện vận chuyển, làm thành căn cứ địa, ổn cố, thuần thục, viên mãn. Bạch Thế Tôn, nếu Ngài muốn có thể khiến Hi Mã Lạp Sơn, vua của các núi, thành vàng ròng; với chú nguyện núi sẽ biến thành vàng ròng.

(Thế Tôn)

‘‘Pabbatassa suvaṇṇassa,

jātarūpassa kevalo;

Dvittāva nālamekassa,

iti vidvā samañcare.

‘‘Yo dukkhamaddakkhi yatonidānaṃ,

Kāmesu so jantu kathaṃ nameyya;

Upadhiṃ viditvā saṅgoti loke,

Tasseva jantu vinayāya sikkhe’’ti.

(Thế Tôn)

Dù núi vàng, toàn vàng

Nhân đôi cũng không đủ

Khiến lòng người thoả mãn

Hiểu vậy, sống an nhiên

Người thấy nguồn cội khổ

Sao có thể hưởng dục?

Hiểu sở y ở đời

Tu giải trừ trói buộc.

Atha kho māro pāpimā ‘‘jānāti maṃ bhagavā, jānāti maṃ sugato’’ti dukkhī dummano tatthevantaradhāyīti.

Ác ma biết được: "Thế Tôn đã biết ta, Thiện Thệ đã biết ta" nên buồn và thất vọng liền biến mất tại chỗ ấy.

Pabbatassa suvaṇṇassa jātarūpassa kevalo Dù núi làm bằng vàng, toàn là vàng
Dvittāva nālamekassa Nhân gấp đôi cũng không khiến người thoả mãn
iti vidvā samañcare Hiểu rõ như vậy, sống an nhiên
Yo dukkhamaddakkhi yatonidānaṃ Một người thấy đau khổ đến từ đâu
Kāmesu so jantu kathaṃ nameyya Sao có thể hưởng thụ dục lạc?
Upadhiṃ viditvā saṅgoti loke Biết được sở y là trói buộc trong đời
Tasseva jantu vinayāya sikkhe’ti Tu tập để giải trừ điều đó

Theo Sớ giải Trường Bộ thì một vị đã tu tập viên mãn thần túc có thể kéo dài đời sống cả đại kiếp hoặc trọn thời gian còn lại của đại kiếp. Ác ma nói lên điều nầy không phải vì sự kính trọng đối với năng lực của Phật mà muốn Ngài chạy theo quyền lực, do vậy, rơi vào cương toả của Ma.

Bài kinh nầy, và cả Tam Tạng, không có câu trả lời về khả tính của sự an dân trị quốc mà không dùng tới trọng hình để ổn định nền pháp trị. Mặc dù kinh điển có nói về sự ra đời của các “chuyển luân thánh vương” trị vì thiên hạ bằng chánh pháp nhưng do năng lực của phúc nghiệp thù thắng hơn là do sự hiệu dụng của một chính sách tự nhiên an dân mà không dùng tới tư pháp.

Chữ yatonidānam – cội nguồn của đau khổ – ở đây chỉ cho năm dục trưởng dưỡng.

Theo Sớ giải thì chữ upadhi – sở y hay sanh y ở đây chỉ cho kāmagunạ – upadhi (dục sanh y); còn chữ saṅgo – dính mắc, cột trói – chỉ cho mũi tên (salla).

Tỳ kheo Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

-ooOoo-

10. Rajjasuttaṃ [Mūla]

156. Ekaṃ samayaṃ bhagavā kosalesu viharati himavantapadese [himavantapasse (sī.)] araññakuṭikāyaṃ. Atha kho bhagavato rahogatassa paṭisallīnassa evaṃ cetaso parivitakko udapādi – ‘‘sakkā nu kho rajjaṃ kāretuṃ ahanaṃ aghātayaṃ ajinaṃ ajāpayaṃ asocaṃ asocāpayaṃ dhammenā’’ti?

Atha kho māro pāpimā bhagavato cetasā cetoparivitakkamaññāya yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘kāretu, bhante, bhagavā rajjaṃ, kāretu, sugato, rajjaṃ ahanaṃ aghātayaṃ ajinaṃ ajāpayaṃ asocaṃ asocāpayaṃ dhammenā’’ti. ‘‘Kiṃ pana me tvaṃ, pāpima, passasi yaṃ maṃ tvaṃ evaṃ vadesi – ‘kāretu, bhante, bhagavā rajjaṃ, kāretu sugato, rajjaṃ ahanaṃ aghātayaṃ ajinaṃ ajāpayaṃ asocaṃ asocāpayaṃ dhammenā’’’ti? ‘‘Bhagavatā kho, bhante, cattāro iddhipādā bhāvitā bahulīkatā yānīkatā vatthukatā anuṭṭhitā paricitā susamāraddhā. Ākaṅkhamāno ca, bhante, bhagavā himavantaṃ pabbatarājaṃ suvaṇṇaṃ tveva adhimucceyya suvaṇṇañca panassā’’ti [suvaṇṇapabbatassāti (sī. syā. kaṃ.), suvaṇṇañca pabbatassāti (pī.)].

‘‘Pabbatassa suvaṇṇassa, jātarūpassa kevalo;

Dvittāva nālamekassa, iti vidvā samañcare.

‘‘Yo dukkhamaddakkhi yatonidānaṃ, Kāmesu so jantu kathaṃ nameyya;

Upadhiṃ viditvā saṅgoti loke, Tasseva jantu vinayāya sikkhe’’ti.

Atha kho māro pāpimā ‘‘jānāti maṃ bhagavā, jānāti maṃ sugato’’ti dukkhī dummano tatthevantaradhāyīti.

10. Rajjasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

156. Dasame ahanaṃ aghātayanti ahanantena aghātayantena. Ajinaṃ ajāpayanti parassa dhanajāniṃ akarontena akārāpentena. Asocaṃ asocāpayanti asocantena asocāpayantena. Iti bhagavā adhammikarājūnaṃ rajje vijite daṇḍakarapīḷite manusse disvā kāruññavasena evaṃ cintesi. Upasaṅkamīti ‘‘samaṇo gotamo ‘sakkā nu kho rajjaṃ kāretu’nti cintesi, rajjaṃ kāretukāmo bhavissati, rajjañca nāmetaṃ pamādaṭṭhānaṃ, rajjaṃ kārente sakkā otāraṃ labhituṃ, gacchāmi ussāhamassa janessāmī’’ti cintetvā upasaṅkami. Iddhipādāti ijjhanakakoṭṭhāsā. Bhāvitāti vaḍḍhitā. Bahulīkatāti punappunaṃ katā. Yānīkatāti yuttayānaṃ viya katā. Vatthukatāti patiṭṭhaṭṭhenavatthukatā. Anuṭṭhitāti avijahitā niccānubaddhā. Paricitāti sātaccakiriyāya suparicitā katā issāsassa avirādhitavedhihattho viya. Susamāraddhāti suṭṭhu samāraddhā paripuṇṇabhāvanā. Adhimucceyyāti cinteyya.

Pabbatassāti pabbato bhaveyya. Dvittāvāti tiṭṭhatu eko pabbato, dvikkhattumpi tāva mahanto suvaṇṇapabbato ekassa nālaṃ, na pariyattoti attho. Iti vidvā samañcareti evaṃ jānanto samaṃ careyya. Yatonidānanti dukkhaṃ nāma pañcakāmaguṇanidānaṃ, taṃ yatonidānaṃ hoti, evaṃ yo adakkhi. Kathaṃ nameyyāti so jantu tesu dukkhassa nidānabhūtesu kāmesu kena kāraṇena nameyya. Upadhiṃ viditvāti kāmaguṇaupadhiṃ ‘‘saṅgo eso, lagganameta’’nti evaṃ viditvā. Tasseva jantu vinayāya sikkheti tasseva upadhissa vinayāya sikkheyya. Dasamaṃ.