Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | THỊ PHẠM HOÁ THỊ PHI - Kinh Bà Chủ Nhà (Kulagharaṇīsuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | THỊ PHẠM HOÁ THỊ PHI - Kinh Bà Chủ Nhà (Kulagharaṇīsuttaṃ)

Wednesday, 21/09/2022, 15:19 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 21.9.2022


THỊ PHẠM HOÁ THỊ PHI

Kinh Bà Chủ Nhà (Kulagharaṇīsuttaṃ)

(CHƯƠNG IX. TƯƠNG ƯNG RỪNG) (S. i, 201)

Bài kinh nầy ghi lại một chuyện trớ trêu. Thông thường thì chư thiên được hiểu là biết rõ chuyện hơn loài người. Thế nhưng trong giai thoại nầy thì vị tiên nữ do không nhận biết sự giác ngộ của một bậc a la hán nên tìm cách nhắc nhở vị nầy thấy vị tỳ khưu thường lui tới với một gia đình. Thí chủ vốn có lời thỉnh cầu. Vị tỳ khưu mỗi ngày tới chỉ để nhận thực phẩm. Do hiểu lầm mà có chuyện cố gắng thức tỉnh một bậc hoàn toàn tỉnh thức. Đúng là ở đời chuyện gì cũng có thể xẩy ra.

Ekaṃ samayaṃ aññataro bhikkhu kosalesu viharati aññatarasmiṃ vanasaṇḍe. Tena kho pana samayena so bhikkhu aññatarasmiṃ kule ativelaṃ ajjhogāḷhappatto viharati. Atha kho yā tasmiṃ vanasaṇḍe adhivatthā devatā tassa bhikkhuno anukampikā atthakāmā taṃ bhikkhuṃ saṃvejetukāmā yā tasmiṃ kule kulagharaṇī, tassā vaṇṇaṃ abhinimminitvā yena so bhikkhu tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā taṃ bhikkhuṃ gāthāya ajjhabhāsi –

Một thuở có vị tỳ khưu trú tại một khu rừng trong xứ Kosala. Bấy giờ vị tỳ khưu lui tới mật thiết với một gia đình.

Rồi một vị Thiên trú ở khu rừng trắc ẩn với vị tỳ khưu, muốn cảnh tỉnh và mang lại lợi lạc cho vị ấy liền biến thành bà chủ nhà đi đến, nói lên kệ ngôn:

‘‘Nadītīresu saṇṭhāne, sabhāsu rathiyāsu ca;

Janā saṅgamma mantenti, mañca tañca kimantara’’nti.

“Bên bờ sông, khách xá

Hội trường và đường đi

Người gặp nhau đàm tiếu

Chuyện giữa tôi và ngài.

(Vị tỳ khưu):

‘‘Bahūhi saddā paccūhā, khamitabbā tapassinā;

Na tena maṅku hotabbaṃ, na hi tena kilissati.

‘‘Yo ca saddaparittāsī, vane vātamigo yathā;

Lahucittoti taṃ āhu, nāssa sampajjate vata’’nti.

“Có những lời không đẹp

Người tu cần kham nhẫn

Đừng buồn nản làm gì

Bởi chẳng làm uế nhiễm.

“Nghe tiếng, tâm bấn loạn

Như hưu hoẵng trong rừng

Được gọi “yếu bóng vía”

Tu tập chưa tiến bộ.

‘‘Nadītīresu saṇṭhāne = ở bờ sông, khách xá

sabhāsu rathiyāsu ca = hội trường và đường đi

Janā saṅgamma mantenti = Người ta họp lại đàm tiếu

mañca tañca kimantara’’nti = Những gì đang xầy ra giữa tôi với Ngài.

‘‘Bahūhi saddā paccūhā = Có những âm thanh không vừa ý

khamitabbā tapassinā = bậc thanh tu cần kham nhẫn

Na tena maṅku hotabbaṃ = không nên buồn nản vì chuyện ấy

na hi tena kilissati = Vì điều ấy không làm người uế nhiễm

‘‘Yo ca saddaparittāsī = nếu một người bị bấn loạn vì âm thanh

vane vātamigo yathā = như loài nai trong rừng

Lahucittoti taṃ āhu = được gọi là “yếu bóng vía”

nāssa sampajjate vata’’nti = sự tu tập không có kết quả

Theo Sớ giải thì vị tỳ khưu trong bài kinh nầy nhận thiền án từ Đức Phật rồi vào rừng chuyên tâm tu tập. Ngày hôm sau có một gia đình cúng dường thực phẩm và xin tiếp tục hộ độ cho vị nầy suốt thời gian tu tập trong rừng. Sau đó không lâu vị tỳ khưu chứng quả a la hán và lưu lại cảm nghiệm quả vị giác ngộ giải thoát. Thiên nữ trú trong rừng không biết được sở chứng của Ngài nên nghĩ rằng vị tỳ khưu có quan hệ ái luyến với nữ chủ nhân nên hoá thành nữ chủ nhân với mục đích cảnh tỉnh.

Chữ vātamiga (nghĩa đen là “nai gió”) một loại hưu hoẵng trong rừng thường nhạy cảm với tiếng động.

Chữ lahucitta – tâm nhẹ theo ý nghĩa tiêu cực – tạm dịch là “yếu bóng vía” theo cách nói thông thường cho dễ hiểu.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

8. Kulagharaṇīsuttaṃ [Mūla]

228. Ekaṃ samayaṃ aññataro bhikkhu kosalesu viharati aññatarasmiṃ vanasaṇḍe. Tena kho pana samayena so bhikkhu aññatarasmiṃ kule ativelaṃ ajjhogāḷhappatto viharati. Atha kho yā tasmiṃ vanasaṇḍe adhivatthā devatā tassa bhikkhuno anukampikā atthakāmā taṃ bhikkhuṃ saṃvejetukāmā yā tasmiṃ kule kulagharaṇī, tassā vaṇṇaṃ abhinimminitvā yena so bhikkhu tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā taṃ bhikkhuṃ gāthāya ajjhabhāsi –

‘‘Nadītīresu saṇṭhāne, sabhāsu rathiyāsu ca;

Janā saṅgamma mantenti, mañca tañca [tvañca (ka.)] kimantara’’nti.

‘‘Bahūhi saddā paccūhā, khamitabbā tapassinā;

Na tena maṅku hotabbaṃ, na hi tena kilissati.

‘‘Yo ca saddaparittāsī, vane vātamigo yathā;

Lahucittoti taṃ āhu, nāssa sampajjate vata’’nti.

8. Kulagharaṇīsuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

228. Aṭṭhame ajjhogāḷhappattoti ogāhappatto. So kira satthu santike kammaṭṭhānaṃ gahetvā taṃ vanasaṇḍaṃ pavisitvā dutiyadivase gāmaṃ piṇḍāya pāvisi pāsādikehi abhikkantādīhi. Aññataraṃ kulaṃ tassa iriyāpathe pasīditvā pañcapatiṭṭhitena vanditvā piṇḍapātaṃ adāsi. Bhattānumodanaṃ puna sutvā atirekataraṃ pasīditvā, ‘‘bhante, niccakālaṃ idheva bhikkhaṃ gaṇhathā’’ti nimantesi. Thero adhivāsetvā tesaṃ āhāraṃ paribhuñjamāno vīriyaṃ paggayha ghaṭento arahattaṃ patvā cintesi – ‘‘bahūpakāraṃ me etaṃ kulaṃ, aññattha gantvā kiṃ karissāmī’’ti? Phalasamāpattisukhaṃ anubhavanto tattheva vasi. Ajjhabhāsīti sā kira therassa khīṇāsavabhāvaṃ ajānantī cintesi – ‘‘ayaṃ thero neva aññaṃ gāmaṃ gacchati, na aññaṃ gharaṃ, na rukkhamūlaāsanasālādīsu nisīdati, niccakālaṃ gharaṃ pavisitvāva nisīdati, ubhopete ogādhappattā paṭigādhappattā, kadāci esa imaṃ kulaṃ dūseyya, codessāmi na’’nti. Tasmā abhāsi.

Saṇṭhāneti nagaradvārassa āsanne manussānaṃ bhaṇḍakaṃ otāretvā vissamanaṭṭhāne. Saṅgammāti samāgantvā. Mantentīti kathenti. Mañca tañcāti mañca kathenti tañca kathenti. Kimantaranti kiṃ kāraṇaṃ? Bahū hi saddā paccūhāti bahukā ete lokasmiṃ paṭilomasaddā. Na tenāti tena kāraṇena, tena vā tapassinā na maṅku hotabbaṃ. Na hi tenāti na hi tena parehi vuttavacanena satto kilissati, attanā katena pana pāpakammeneva kilissatīti dasseti. Vātamigo yathāti yathā vane vātamigo vāteritānaṃ paṇṇādīnaṃ saddena paritassati, evaṃ yo saddaparittāsī hotīti attho. Nāssa sampajjate vatanti tassa lahucittassa vataṃ na sampajjati. Thero pana khīṇāsavattā sampannavatoti veditabbo. Aṭṭhamaṃ.