- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 7.2.2022
THẾ NÀO LÀ MỘT PHÁP SƯ ĐÚNG NGHĨA
Kinh Người Nói Pháp (Dhammakathikasuttaṃ)
Tập II – Thiên Nhân Duyên
Chương I. Tương Ưng Nhân Duyên (a) - Phẩm Dưỡng Tố (S. ii, 18)
Pháp sư dĩ nhiên không thể dịch là thầy pháp. Ngay cả pháp sư được hiểu là người thuyết giảng pháp thì cũng cần hiểu thế nào cho đúng nghĩa. Trong bài kinh nầy Đức Phật dạy về giáo lý duyên khởi như toàn bộ giáo pháp. Từ lão tử cho đến vô minh, những ai giảng giải với mục đích dẫn đến khả tính chuyển hoá, không dính mắc, làm tịch tịnh bất cứ mắt xích nào trong mười hai duyên khởi đều xứng đáng gọi là Pháp sư hay Người giảng giải Phật Pháp đúng nghĩa. Đức Phật đi xa hơn khi định nghĩa thế nào là người thật sự hành trì và người thật sự chứng ngộ giáo pháp. Giáo lý duyên khởi qua Phật ngôn nầy chứa đựng tất cả áo nghĩa của giáo pháp trên cả ba phương diện pháp học, pháp hành, và pháp thành.
Sāvatthiyaṃ ...pe... atha kho aññataro bhikkhu yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho so bhikkhu bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘‘dhammakathiko dhammakathiko’ti, bhante, vuccati. Kittāvatā nu kho, bhante, dhammakathiko hotī’’ti?
Ngự tại Sāvatthi (Xá-vệ)...
Bấy giờ một vị tỳ khưu đi đến Đức Thế Tôn đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Vị tỳ khưu bạch Đức Thế Tôn:
-- "Người nói pháp, người nói pháp", bạch Thế Tôn được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, nói đúng nghĩa thế nào là Người Nói Pháp?
‘‘Jarāmaraṇassa ce bhikkhu nibbidāya virāgāya nirodhāya dhammaṃ deseti, ‘dhammakathiko bhikkhū’ti alaṃ vacanāya. Jarāmaraṇassa ce bhikkhu nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti, ‘dhammānudhammappaṭipanno bhikkhū’ti alaṃ vacanāya. Jarāmaraṇassa ce bhikkhu nibbidā virāgā nirodhā anupādāvimutto hoti, ‘diṭṭhadhammanibbānappatto bhikkhū’ti alaṃ vacanāya.
Này Tỳ khưu, một vị thuyết pháp với mục đích chuyển hoá đối với già chết, hướng tới sự ly tham và tịch diệt già chết, vị ấy xứng đáng gọi là Người Thuyết Pháp. Nếu một người tu tập với mục đích chuyển hoá đối với già chết, hướng tới sự tan biến và đoạn diệt già chết, vị ấy xứng đáng gọi là Người Hành Trì Pháp. Từ sự chuyển hoá đối với già chết với sự ly tham và tịch diệt già chết, chứng đạt giải thoát. Vị ấy xứng đáng gọi là Tỳ Khưu Chứng Đạt Niết Bàn trong đời hiện tại.
‘‘Jātiyā ce bhikkhu...pe... bhavassa ce bhikkhu... upādānassa ce bhikkhu... taṇhāya ce bhikkhu... vedanāya ce bhikkhu... phassassa ce bhikkhu... saḷāyatanassa ce bhikkhu... nāmarūpassa ce bhikkhu... viññāṇassa ce bhikkhu... saṅkhārānaṃ ce bhikkhu... avijjāya ce bhikkhu nibbidāya virāgāya nirodhāya dhammaṃ deseti, ‘dhammakathiko bhikkhū’ti alaṃ vacanāya. Avijjāya ce bhikkhu nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti, ‘dhammānudhammappaṭipanno bhikkhū’ti alaṃ vacanāya. Avijjāya ce bhikkhu nibbidā virāgā nirodhā anupādāvimutto hoti, ‘diṭṭhadhammanibbānappatto bhikkhū’ti alaṃ vacanāyā’’ti.
Này Tỳ khưu, một vị thuyết pháp với mục đích chuyển hoá đối với sanh... hữu... thủ... ái... thọ... xúc... sáu xứ... danh sắc... thức... hành... (như trên)... Này Tỳ khưu, một vị thuyết pháp với mục đích chuyển hoá đối với vô minh, hướng tới sự ly tham và tịch diệt vô minh, vị ấy xứng đáng gọi là Người Thuyết Pháp. Nếu một người tu tập với mục đích chuyển hoá đối với vô minh, hướng tới sự tan biến và đoạn diệt vô minh, vị ấy xứng đáng gọi là Người Hành Trì Pháp. Từ sự chuyển hoá đối với vô minh với sự ly tham và tịch diệt vô minh, chứng đạt giải thoát. Vị ấy xứng đáng gọi là Tỳ Khưu Chứng Đạt Niết Bàn trong đời hiện tại.
Cụm từ “Dhammānudhammapaṭipanno – người tu tập đúng theo Pháp” được Sớ giải chú thích là “Người tu tập thuận theo phương cách của pháp niết bàn siêu thế (Lokuttarassa nibbānadhammassa anudhammabhūtaṃ paṭipadaṃ paṭipanno). Chỉ cho bậc đang trên đường đến quả vị hoàn toàn giải thoát (sekha) thường được dịch là “bậc hữu học” hiểu theo cổ văn.
Cụm từ “diṭṭhadhammanibbānappatto bhikkhu - vị tỳ khưu chứng đạt niết bàn trong kiếp hiện tại” chỉ cho chư vị a la hán hay bậc không cần phải tu tập nữa (asekha) thường được dịch là “bậc vô học” hiểu theo cổ văn.
Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch
6. Dhammakathikasuttaṃ
16. Sāvatthiyaṃ ...pe... atha kho aññataro bhikkhu yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho so bhikkhu bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘‘dhammakathiko dhammakathiko’ti, bhante, vuccati. Kittāvatā nu kho, bhante, dhammakathiko hotī’’ti?
‘‘Jarāmaraṇassa ce bhikkhu nibbidāya virāgāya nirodhāya dhammaṃ deseti, ‘dhammakathiko bhikkhū’ti alaṃ vacanāya. Jarāmaraṇassa ce bhikkhu nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti, ‘dhammānudhammappaṭipanno bhikkhū’ti alaṃ vacanāya. Jarāmaraṇassa ce bhikkhu nibbidā virāgā nirodhā anupādāvimutto hoti, ‘diṭṭhadhammanibbānappatto bhikkhū’ti alaṃ vacanāya.
‘‘Jātiyā ce bhikkhu...pe... bhavassa ce bhikkhu... upādānassa ce bhikkhu... taṇhāya ce bhikkhu... vedanāya ce bhikkhu... phassassa ce bhikkhu... saḷāyatanassa ce bhikkhu... nāmarūpassa ce bhikkhu... viññāṇassa ce bhikkhu... saṅkhārānaṃ ce bhikkhu... avijjāya ce bhikkhu nibbidāya virāgāya nirodhāya dhammaṃ deseti, ‘dhammakathiko bhikkhū’ti alaṃ vacanāya. Avijjāya ce bhikkhu nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti, ‘dhammānudhammappaṭipanno bhikkhū’ti alaṃ vacanāya. Avijjāya ce bhikkhu nibbidā virāgā nirodhā anupādāvimutto hoti, ‘diṭṭhadhammanibbānappatto bhikkhū’ti alaṃ vacanāyā’’ti.
6. Dhammakathikasuttavaṇṇanā
16. Chaṭṭhe nibbidāyāti nibbindanatthāya. Virāgāyāti virajjanatthāya. Nirodhāyāti nirujjhanatthāya. Paṭipanno hotīti ettha sīlato paṭṭhāya yāva arahattamaggā paṭipannoti veditabbo. Dhammānudhammappaṭipannoti lokuttarassa nibbānadhammassa anudhammabhūtaṃ paṭipadaṃ paṭipanno. Anudhammabhūtanti anurūpasabhāvabhūtaṃ. Nibbidā virāgā nirodhāti nibbidāya ceva virāgena ca nirodhena ca. Anupādā vimuttoti catūhi upādānehi kiñci dhammaṃ anupādiyitvā vimutto. Diṭṭhadhammanibbānappattoti diṭṭheva dhamme nibbānappatto. Alaṃ vacanāyāti, evaṃ vattabbataṃ arahati, yutto anucchavikoti attho. Evamettha ekena nayena dhammakathikassa pucchā kathitā, dvīhi taṃ visesetvā sekkhāsekkhabhūmiyo niddiṭṭhāti. Chaṭṭhaṃ.