Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || THẤY VẬY NHƯNG KHÔNG PHẢI VẬY - Kinh Con Mắt (Cakkhusuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || THẤY VẬY NHƯNG KHÔNG PHẢI VẬY - Kinh Con Mắt (Cakkhusuttaṃ)

Wednesday, 22/11/2023, 16:52 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 21.11.2023

THẤY VẬY NHƯNG KHÔNG PHẢI VẬY

Kinh Con Mắt (Cakkhusuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương VII. Tương Ưng Rāhula – Phẩm Thứ Nhất (S,ii,245)

Sự hiện hữu của kiếp người là tổng hợp của nhiều mảng rời. Cái chung, cái riêng, cái nhất thời, cái lâu dài tạo nhiều ảo giác. Một người đi máy bay, được sắp xếp vào ghế mang số nào đó, thì nhất thời gọi đó là ghế của mình. Thế nhưng, khi đứng dậy rời máy bay, thì chẳng thể mang theo chiếc ghế cho dù mình muốn. Đó là thực tại đến đi của vạn hữu. Tất cả pháp hữu vi đều vô thường có nghĩa là mang tính giai đoạn. Càng chấp thủ càng khổ đau. Càng ý thức chân xác thì cõi lòng càng thanh thản.

Kinh văn

Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Atha kho āyasmā rāhulo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā rāhulo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘sādhu me, bhante, bhagavā saṃkhittena dhammaṃ desetu, yamahaṃ bhagavato dhammaṃ sutvā eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto vihareyya’’nti.

Tôi được nghe như vầy,

Một thuở Đức Thế Tôn ngự ở Sāvatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ Viên), ngôi già lam do ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc) dâng cúng.

Bấy giờ, Tôn giả Rāhula đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên và bạch rằng:

-- Lành thay, bạch Đức Thế Tôn xin Ngài thuyết pháp cho con. Sau khi nghe con có thể sống độc cư, viễn ly, nhiệt tâm, chuyên cần, không giải đãi.

‘‘Taṃ kiṃ maññasi, rāhula, cakkhuṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti? ‘‘Aniccaṃ, bhante’’. ‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’’ti? ‘‘Dukkhaṃ, bhante’’. ‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’. ‘‘Sotaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti? ‘‘Aniccaṃ, bhante’’...pe.... ‘‘Ghānaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti? ‘‘Aniccaṃ, bhante’’...pe... ‘‘jivhā niccā vā aniccā vā’’ti? ‘‘Aniccā, bhante’’...pe... ‘‘kāyo nicco vā anicco vā’’ti? ‘‘Anicco, bhante’’ ...pe... ‘‘mano nicco vā anicco vā’’ti? ‘‘Anicco, bhante’’. ‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’’ti? ‘‘Dukkhaṃ, bhante’’. ‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’.

-- Này Rāhula, Con nghĩ thế nào? Mắt là thường hay vô thường?

-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Là khổ, bạch Thế Tôn.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu xem cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này tự ngã của tôi"?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Tai là thường hay vô thường?

-- Là vô thường, bạch Thế Tôn...

-- Mũi là thường hay vô thường?

-- Là vô thường, bạch Thế Tôn...

-- Lưỡi là thường hay vô thường?

-- Là vô thường, bạch Thế Tôn...

Thân là thường hay vô thường?

-- Là vô thường, bạch Thế Tôn...

Ý là thường hay vô thường?

-- Là vô thường, bạch Thế Tôn...

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Là khổ, bạch Thế Tôn.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng, khi xem cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

‘‘Evaṃ passaṃ, rāhula, sutavā ariyasāvako cakkhusmimpi nibbindati ...pe... sotasmimpi nibbindati... ghānasmimpi nibbindati... jivhāyapi nibbindati... kāyasmimpi nibbindati... manasmimpi nibbindati; nibbindaṃ virajjati; virāgā vimuccati; vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti. ‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī’’ti.

-- Này Rāhula, bậc Thánh đệ tử đa văn thấy vậy nên nhàm chán mắt, nhàm chán tai, nhàm chán mũi, nhàm chán lưỡi, nhàm chán thân, nhàm chán ý.

Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Khi giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành; những gì nên làm đã làm; không còn trở lui trạng thái này nữa".

Chú Thích

Tựa bài kinh là Kinh Con Mắt, là lấy pháp đầu tiên trong 6 nội xứ làm tên kinh. Đây là cách đặt tên tương đối phổ thông, chọn một pháp, thường là pháp đầu tiên, làm đề tài, Ngài Tịnh Sự gọi là “chiết bán” đối ngược với “hàm tận” (hai từ này có thể hiểu là “đơn cử” hoặc “tổng lược”)

Cách Tôn giả Rāhula cầu pháp, thường được tìm thấy trong nhiều trường hợp tương tự, khi một người muốn dốc lòng cho pháp hành, thường tìm đến Đức Phật hay một đệ tử Phật xin chỉ dạy một phương pháp hành trì cụ thể nào đó.

Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý được gọi là sáu nội xứ. Chính sáu cơ quan này, do bản chất tự nhiên, có những nhu cầu, có những thoả mãn tạo nên ngã chấp. Thí dụ, một người tận mắt nhìn thấy cảnh đẹp của Vịnh Hạ Long, thì không phải chỉ có thấy, có thích mà còn khởi ý niệm “ta cũng đến nơi thắng cảnh này” và sự việc mắt thấy cảnh sắc, tạo nên niềm hãnh diện cá nhân - một thứ ngã chấp. Từ mắt, tai đến ý đều là những sở chấp.

Khi Đức Phật nêu ra từng cơ phận của các giác quan, với những câu hỏi để hướng dẫn tùy quán trong pháp hành. Trong nhiều trường hợp khác, Đức Phật đơn cử từng uẩn một trong ngũ uẩn hay từng cảnh trong sáu ngoại xứ. Người đọc bình thường có thể cảm thấy như sự trùng lập không cần thiết, mà chỉ cần gom chung lại mà nói là đủ, nhưng đây là sự hướng dẫn quán chiếu nên lên từng pháp một.

Ngã chấp hay nói chung là sự chấp thủ, thường là ảo giác mơ hồ về cái gì đó. Đây là tập tánh tự nhiên của chúng sanh. Đặc biệt là chấp thủ: Đây là của ta, đây là ta, đây là tự ngã của ta. Một pháp môn thường dùng để đối trị là sự phân tích (vibhaṅga). Khi phân chia thành từng phần và nhận ra được bản chất vô thường, thay đổi sẽ tạo cái nhìn mới: cái gì vô thường là bất toàn, không nằm trong chủ quyền tự thân thì không nên gọi đó là của ta, là ta, là tự ngã của ta.

Theo Sớ Giải của Kinh Vô Ngã Tướng thì ba mệnh đề: ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā – cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta (bản chữ Hán dịch là ngã sở chấp, ngã chấp, chân ngã chấp) là ái chấp, kiến chấp, mạn chấp. Nghĩ là “cái này của ta” là bám víu tư hữu; nghĩ là cái này là ta, là bám víu ý niệm tôi là ai, như trong tâm lý học Tây Phương gọi là self identification; nghĩ rằng đây là tự ngã của ta, là bám víu vào ý tưởng hơn kém giữa bản thân và chúng sanh khác.

Nói nôm na là chúng ta luôn bị ám ảnh bởi ba ý niệm: tôi có, tôi là, tôi hơn.

Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch

1. Cakkhusuttaṃ

188. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Atha kho āyasmā rāhulo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā rāhulo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘sādhu me, bhante, bhagavā saṃkhittena dhammaṃ desetu, yamahaṃ bhagavato dhammaṃ sutvā eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto vihareyya’’nti.

‘‘Taṃ kiṃ maññasi, rāhula, cakkhuṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti? ‘‘Aniccaṃ, bhante’’. ‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’’ti? ‘‘Dukkhaṃ, bhante’’. ‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’. ‘‘Sotaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti? ‘‘Aniccaṃ, bhante’’...pe.... ‘‘Ghānaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā’’ti? ‘‘Aniccaṃ, bhante’’...pe... ‘‘jivhā niccā vā aniccā vā’’ti? ‘‘Aniccā, bhante’’...pe... ‘‘kāyo nicco vā anicco vā’’ti? ‘‘Anicco, bhante’’ ...pe... ‘‘mano nicco vā anicco vā’’ti? ‘‘Anicco, bhante’’. ‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’’ti? ‘‘Dukkhaṃ, bhante’’. ‘‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’’ti? ‘‘No hetaṃ, bhante’’.

‘‘Evaṃ passaṃ, rāhula, sutavā ariyasāvako cakkhusmimpi nibbindati ...pe... sotasmimpi nibbindati... ghānasmimpi nibbindati... jivhāyapi nibbindati... kāyasmimpi nibbindati... manasmimpi nibbindati; nibbindaṃ virajjati; virāgā vimuccati; vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti. ‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī’’ti. Paṭhamaṃ.

1-8. Cakkhusuttādivaṇṇanā

188-195. Rāhulasaṃyuttassa paṭhame ekoti catūsu iriyāpathesu ekavihārī. Vūpakaṭṭhoti vivekaṭṭho nissaddo. Appamattoti satiyā avippavasanto. Ātāpīti vīriyasampanno. Pahitatto vihareyyanti visesādhigamatthāya pesitatto hutvā vihareyyaṃ. Aniccanti hutvā abhāvākārena aniccaṃ. Atha vā uppādavayavantatāya tāvakālikatāya vipariṇāmakoṭiyā niccapaṭikkhepatoti imehipi kāraṇehi aniccaṃ. Dukkhanti catūhi kāraṇehi dukkhaṃ dukkhamanaṭṭhena dukkhavatthukaṭṭhena satatasampīḷanaṭṭhena sukhapaṭikkhepenāti. Kallanti yuttaṃ. Etaṃ mamāti taṇhāgāho. Esohamasmīti mānagāho. Eso me attāti diṭṭhigāho. Taṇhāgāho cettha aṭṭhasatataṇhāvicaritavasena, mānagāho navavidhamānavasena, diṭṭhigāho dvāsaṭṭhidiṭṭhivasena veditabbo. Nibbindaṃ virajjatīti ettha virāgavasena cattāro maggā kathitā, virāgā vimuccatīti ettha vimuttivasena cattāri sāmaññaphalāni.

Ettha ca pañcasu dvāresu pasādāva gahitā, manoti iminā tebhūmakaṃ sammasanacāracittaṃ. Dutiye pañcasu dvāresu ārammaṇameva. Tatiye pañcasu dvāresu pasādavatthukacittameva, manoviññāṇena tebhūmakaṃ sammasanacāracittaṃ gahitaṃ. Evaṃ sabbattha nayo netabbo. Chaṭṭhe tebhūmakadhammā. Aṭṭhame pana taṇhāti tasmiṃ tasmiṃ dvāre javanappattāva labbhati. Paṭhamādīni.