Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || THÂN PHẬN CỦA KẺ NÔ LỆ - Kinh Trói Buộc (Bandhanasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || THÂN PHẬN CỦA KẺ NÔ LỆ - Kinh Trói Buộc (Bandhanasuttaṃ)

Sunday, 01/09/2024, 09:35 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bāi học ngāy 31.8.2024

THÂN PHẬN CỦA KẺ NÔ LỆ

Kinh Trói Buộc (Bandhanasuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần III-Phẩm Người Thuyết Pháp (S,iii,117)

Trong cuộc đời, có những thân phận như người nộ lệ hay như trong xã hội Việt Nam thời trước, có những người ở đợ từ đời này sang đời khác. Có khi sanh ra đã làm kẻ tôi đòi cho đến lúc chết cũng vẫn không khác. Đức Phật dạy chúng sanh bị cột trói vào đau khổ của trầm luân sanh tử cũng mang thân phận tương tự. Bị trói buộc từ lúc sinh ra cho đến khi nhắm mắt. Chẳng những vậy mà sợi dây cột trói theo suốt cuộc luân hồi. Chỉ có những ai từ bỏ chấp thủ đối với năm uẩn thì tự thân đạt đến sự giải thoát đích thực.

Kinh văn

1. Tại Sāvatthī. Này chư Tỳ khưu, ở đây người phàm phu không được hướng dẫn ... xem sắc là tự ngã, tự ngã như là sắc, hoặc sắc ở trong tự ngã, hoặc tự ngã ở trong sắc. Đây được gọi, này chư Tỳ khưu, là phàm phu không học hiểu bị trói buộc bởi sự trói buộc vào sắc, bị trói buộc bởi sự trói buộc nội giới và ngoại giới, không thấy được bờ gần và bờ xa, sanh ra trong sự trói buộc, chết đi trong sự trói buộc, đi từ thế giới này sang thế giới khác trong sự trói buộc.

2. Người ấy xem thọ là tự ngã ... tưởng là tự ngã ... hành là tự ngã ... thức là tự ngã, hoặc tự ngã là thức, hoặc thức ở trong tự ngã, hoặc tự ngã ở trong thức. Đây được gọi, này chư Tỳ khưu, là phàm phu không học hiểu bị trói buộc bởi sự trói buộc vào sắc, bị trói buộc bởi sự trói buộc nội giới và ngoại giới, không thấy được bờ gần và bờ xa, sanh ra trong sự trói buộc, chết đi trong sự trói buộc, đi từ thế giới này sang thế giới khác trong sự trói buộc.

3. “Nhưng, này chư Tỳ khưu, đệ tử của bậc Thánh có học hiểu không xem sắc là tự ngã, tự ngã như là sắc, hoặc sắc ở trong tự ngã, hoặc tự ngã ở trong sắc. Này chư Tỳ khưu, đây được gọi là vị thánh đệ tử có học hiểu không bị trói buộc bởi sự trói buộc vào sắc, không bị trói buộc bởi sự trói buộc nội giới và ngoại giới, thấy được bờ gần và bờ xa. Ta nói vị ấy giải thoát khỏi khổ đau.

4. Vị ấy không xem thọ như là tự ngã ... tưởng như là tự ngã ... hành như là tự ngã ... thức như là tự ngã ... hoặc tự ngã ở trong thức. Này chư Tỳ khưu, đây được gọi là vị thánh đệ tử có học hiểu không bị trói buộc bởi sự trói buộc vào sắc, không bị trói buộc bởi sự trói buộc nội giới và ngoại giới, thấy được bờ gần và bờ xa. Ta nói vị ấy giải thoát khỏi khổ đau.

Chú thích

Theo Sớ giải, thì “tīra” (bên này) chỉ cho trầm luân sanh tử; “pāra” (bên kia) chỉ cho Niết bàn. Có thể dịch là “bờ mê và bến giác”.

Có dị bản về bài kinh này. Bản Miến Điện ghi là “baddho jīyati” (già trong sự trói buộc) trong lúc bản Tích Lan và bản Pāli Latin ghi là “Jāyati” (sanh ra trong sự trói buộc).

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

Dưới đây là chánh văn Pāli cùng với bản Việt dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu

Sāvatthinidānaṃ.

“Idha, bhikkhave, assutavā puthujjano ariyānaṃ adassāvī …pe… sappurisadhamme avinīto rūpaṃ attato samanupassati, rūpavantaṃ vā attānaṃ; attani vā rūpaṃ, rūpasmiṃ vā attānaṃ. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, assutavā puthujjano rūpabandhanabaddho santarabāhirabandhanabaddho atīradassī apāradassī, baddho jīyati baddho mīyati baddho asmā lokā paraṃ lokaṃ gacchati.

Nhân duyên ở Sāvatthi …

—Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh … không tu tập pháp các bậc Chân nhân, xem sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là kẻ vô văn phàm phu, bị trói buộc bởi các trói buộc của sắc, bị trói buộc bởi các trói buộc nội ngoại, kẻ không thấy bờ bên này, kẻ không thấy bờ bên kia, khi sanh bị trói buộc, khi chết bị trói buộc, khi đi từ đời này qua đời khác bị trói buộc.

Vedanaṃ attato samanupassati …pe… vedanāya vā attānaṃ. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, assutavā puthujjano vedanābandhanabaddho santarabāhirabandhanabaddho atīradassī apāradassī, baddho jīyati baddho mīyati baddho asmā lokā paraṃ lokaṃ gacchati. Saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ attato samanupassati …pe… ayaṃ vuccati, bhikkhave, assutavā puthujjano viññāṇabandhanabaddho santarabāhirabandhanabaddho atīradassī apāradassī, baddho jīyati baddho mīyati baddho asmā lokā paraṃ lokaṃ gacchati.

… xem thọ … xem tưởng … xem các hành …

Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh … không tu tập pháp các bậc Chân nhân, xem thức như là tự ngã, tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là kẻ vô văn phàm phu, bị trói buộc bởi các trói buộc của thức, bị trói buộc bởi các trói buộc của nội ngoại, kẻ không thấy bờ bên này, kẻ không thấy bờ bên kia, khi sanh bị trói buộc, khi chết bị trói buộc, khi đi từ đời này qua đời khác bị trói buộc.

Sutavā ca kho, bhikkhave, ariyasāvako ariyānaṃ dassāvī …pe… sappurisadhamme suvinīto na rūpaṃ attato samanupassati, na rūpavantaṃ vā attānaṃ; na attani vā rūpaṃ, na rūpasmiṃ vā attānaṃ. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, sutavā ariyasāvako na rūpabandhanabaddho, na santarabāhirabandhanabaddho, tīradassī, pāradassī; ‘parimutto so dukkhasmā’ti vadāmi.

Còn vị Ða văn Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, thấy rõ các bậc Thánh … tu tập pháp các bậc Chân nhân, không xem sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là vị Ða văn Thánh đệ tử, không bị trói buộc bởi các trói buộc của sắc, không bị trói buộc bởi các trói buộc nội ngoại, vị đã thấy bờ bên này, vị đã thấy bờ bên kia. Ta nói, vị ấy được giải thoát hoàn toàn khỏi đau khổ.

Na vedanaṃ attato …pe… na saññaṃ attato …pe… na saṅkhāre attato …pe… na viññāṇaṃ attato samanupassati …pe… ayaṃ vuccati, bhikkhave, sutavā ariyasāvako na viññāṇabandhanabaddho, na santarabāhirabandhanabaddho, tīradassī, pāradassī, ‘parimutto so dukkhasmā’ti vadāmī”ti.

… Ðối với thọ … với tưởng … với các hành …

… không xem thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Vị như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là vị Ða văn Thánh đệ tử, không bị trói buộc bởi sự trói buộc của thức, không bị trói buộc bởi sự trói buộc nội ngoại; vị đã thấy bờ bên này, đã thấy bờ bên kia. Ta nói, vị ấy đã giải thoát hoàn toàn khỏi đau khổ.

Sớ giải Kinh Bandhanasuttaṃ

pañcame atīradassīti tīraṃ vuccati vaṭṭaṃ, taṃ na passati. apāradassīti pāraṃ vuccati nibbānaṃ, taṃ na passati. baddhoti kilesabandhanena baddho hutvā jīyati ca mīyati ca asmā lokā paraṃ lokaṃ gacchatīti. imasmiṃ sutte vaṭṭadukkhaṃ kathitanti. chaṭṭhādīni uttānatthāneva. pañcamādīni.

"Trong câu 'atīradassī' ở bài kinh thứ năm, 'tīraṃ' (bờ) ám chỉ sự luân hồi (vaṭṭa), điều mà người ấy không thấy được. 'Apāradassī' ám chỉ 'pāraṃ' (bờ bên kia), tức là Niết-bàn (nibbāna), điều mà người ấy không thấy được. 'Baddho' có nghĩa là bị trói buộc bởi phiền não (kilesa), người ấy sống, chết và đi từ thế giới này sang thế giới khác. Trong bài kinh này, nỗi khổ của luân hồi đã được thuyết giảng. Các bài kinh bắt đầu từ bài kinh thứ sáu trở đi đều có ý nghĩa rõ. Những bài kinh bắt đầu từ bài kinh thứ năm."