Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || TẤT CẢ CHẤP NGÃ LÀ ẢO VỌNG - Kinh Tướng Trạng Vô Ngã (Anattalakkhaṇasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || TẤT CẢ CHẤP NGÃ LÀ ẢO VỌNG - Kinh Tướng Trạng Vô Ngã (Anattalakkhaṇasuttaṃ)

Wednesday, 15/05/2024, 17:43 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 15.5.2024

TẤT CẢ CHẤP NGÃ LÀ ẢO VỌNG

Kinh Tướng Trạng Vô Ngã (Anattalakkhaṇasuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần II-Phẩm Vướng Mắc (S,iii,59)

Ngã chấp vốn là cái gì ăn sâu, gắn chặt vào cái nhìn của muôn loài. Người ta vui sướng với ngã chấp, nhưng ít khi thấy được khổ đau cũng từ đó mà ra. Muốn thay đổi cái nhìn sai lạc này không đơn giản. Phải thấy sự hiện hữu là giả hợp của nhiều thành tố: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Mỗi thành tố có tự tánh riêng. Không có chủ quyền để bảo năm uẩn phải thế này hay đừng như thế khác. Năm uẩn vô thường nên khổ. Và do vậy vô ngã. Phải quán triệt “dù năm uẩn quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong, bên ngoài, thô thiển, vi tế, hạ liệt, thù thắng, gần hoặc xa tất cả đều có bản chất như nhau. Cái nhìn nhất thể dẫn đến quán triệt toàn bộ. “Không vướng mắc là giải thoát”.

Kinh văn

Ekaṃ samayaṃ bhagavā bārāṇasiyaṃ viharati isipatane migadāye. Tatra kho bhagavā pañcavaggiye bhikkhū āmantesi:

“bhikkhavo”ti.

“Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca:

Một thuở, Đức Thế Tôn ngự ở Bārāṇasi (Ba-la-nại), tại Isīpatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Giả.

Tại đấy, Đức Thế Tôn nói với nhóm năm tỳ khưu: “Này chư Tỳ khưu”. Chư tỳ khưu trả lời: “Dạ, bạch Đức Thế Tôn”. Đức Thế Tôn nói như sau:

“Rūpaṃ, bhikkhave, anattā. Rūpañca hidaṃ, bhikkhave, attā abhavissa, nayidaṃ rūpaṃ ābādhāya saṃvatteyya, labbhetha ca rūpe: ‘evaṃ me rūpaṃ hotu, evaṃ me rūpaṃ mā ahosī’ti. Yasmā ca kho, bhikkhave, rūpaṃ anattā, tasmā rūpaṃ ābādhāya saṃvattati, na ca labbhati rūpe: ‘evaṃ me rūpaṃ hotu, evaṃ me rūpaṃ mā ahosī’ti.

Vedanā anattā. …pe…

Saññā anattā …pe…

Saṅkhārā anattā. …pe…

Viññāṇaṃ anattā. Viññāṇañca hidaṃ, bhikkhave, attā abhavissa, nayidaṃ viññāṇaṃ ābādhāya saṃvatteyya, labbhetha ca viññāṇe: ‘evaṃ me viññāṇaṃ hotu, evaṃ me viññāṇaṃ mā ahosī’ti. Yasmā ca kho, bhikkhave, viññāṇaṃ anattā, tasmā viññāṇaṃ ābādhāya saṃvattati, na ca labbhati viññāṇe: ‘evaṃ me viññāṇaṃ hotu, evaṃ me viññāṇaṃ mā ahosī’ti.

--Này chư Tỳ khưu, sắc là vô ngã. Này chư Tỳ khưu, nếu sắc là ta, thì không bị đau khổ. Hơn nữa, thì có thể nói “sắc hãy như thế này, đừng như thế kia”. Này chư Tỳ khưu, sắc là vô ngã. Do vậy không thể nói “sắc hãy như thế này, đừng như thế kia”.

Thọ là vô ngã …

Tưởng là vô ngã …

Hành là vô ngã …

Thức là vô ngã. Này chư Tỳ khưu, nếu thức là ta, thì không bị đau khổ. Hơn nữa, thì có thể nói “thức hãy như thế này, đừng như thế kia”. Này chư Tỳ khưu, thức là vô ngã. Do vậy không thể nói “thức hãy như thế này, đừng như thế kia”.

Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, rūpaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti?

“Aniccaṃ, bhante”.

“Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā”ti?

“Dukkhaṃ, bhante”.

“Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ: ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti?

“No hetaṃ, bhante”.

Này chư Tỳ khưu, các Thầy nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?

—Dạ vô thường, bạch Đức Thế Tôn.

—Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

—Là khổ, bạch Đức Thế Tôn.

—Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi cho rằng: “Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta”?

—Thưa không, bạch Đức Thế Tôn.

“Vedanā …

saññā …

saṅkhārā …

viññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti?

“Aniccaṃ, bhante”.

“Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā”ti?

“Dukkhaṃ, bhante”.

“Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ: ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti?

“No hetaṃ, bhante”.

—Thọ … Tưởng … hành …

---Thức là thường hay vô thường?

—Dạ vô thường, bạch Đức Thế Tôn.

—Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

—Là khổ, bạch Đức Thế Tôn.

—Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi khi cho rằng: “Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta”?

—Thưa không, bạch Đức Thế Tôn.

“Tasmātiha, bhikkhave, yaṃ kiñci rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ rūpaṃ: ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ.

Yā kāci vedanā atītānāgatapaccuppannā ajjhattā vā bahiddhā vā …pe… yā dūre santike vā, sabbā vedanā: ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ.

Yā kāci saññā …pe…

ye keci saṅkhārā atītānāgatapaccuppannā ajjhattaṃ vā bahiddhā vā …pe… ye dūre santike vā, sabbe saṅkhārā: ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ.

Yaṃ kiñci viññāṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ viññāṇaṃ: ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ.

Này chư Tỳ khưu, do vậy bất cứ sắc nào dù trong quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong, bên ngoài, thô thiển,vi tế, hạ liệt, thù thắng, gần hoặc xa tất cả đều cần phải thấy đúng theo thực tánh là: “Cái này không là của ta, cái này không là ta, cái này không phải là tự ngã của ta”.

Bất cứ thọ nào …

Bất cứ tưởng nào …

Bất cứ hành nào …

Bất cứ thức nào dù trong quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong, bên ngoài, thô thiển, vi tế, hạ liệt, thù thắng, gần hoặc xa tất cả đều cần phải thấy đúng theo thực tánh là: “Cái này không là của ta, cái này không là ta, cái này không phài là tự ngã của ta”.

Evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako rūpasmimpi nibbindati, vedanāyapi nibbindati, saññāyapi nibbindati, saṅkhāresupi nibbindati, viññāṇasmimpi nibbindati. Nibbindaṃ virajjati; virāgā vimuccati. Vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti.

‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī”ti.

Này chư Tỳ khưu, vị thánh đệ tử có học hiểu thấy vậy sanh tâm yểm ly đối với sắc, yểm ly đối với thọ, yểm ly đối với tưởng, yểm ly đối với hành, yểm ly đối với thức. Do yểm ly vị ấy ly tham. Do ly tham, tâm được giải thoát. Khi tâm được giải thoát vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

Idamavoca bhagavā. Attamanā pañcavaggiyā bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinanduṃ. Imasmiñca pana veyyākaraṇasmiṃ bhaññamāne pañcavaggiyānaṃ bhikkhūnaṃ anupādāya āsavehi cittāni vimucciṃsūti.

Ðức Phật thuyết giảng như vậy, năm thầy Tỳ khưu hoan hỷ tín thọ. Khi những điều này được nói lên thì tâm của năm thầy Tỳ kheo được giải thoát các lậu hoặc, do không còn chấp thủ nữa.

 

Chú Thích

Đây là bài kinh có hai bản trùng tuyên: một của Tôn giả Upāli được ghi trong Luật Tạng (Vin I 13-14) và bản thứ hai, bài kinh này do Tôn giả Ananda kết tập. Có vài điểm khác biệt nhỏ trong cách dẫn nhập nhưng Phật ngôn thì hoàn toàn giống nhau.

Theo Sớ giải, thì bài kinh này được Đức Phật dạy vào đêm thứ năm sau khi thuyết Kinh Chuyển Pháp Luân. Sau pháp thoại đầu tiên, Tôn giả Kondañña (Kiều Trần Như) chứng sơ quả nhập lưu. Những ngày sau đó, bốn vị còn lại suy gẫm, tu tập lần lượt chứng sơ quả. Khi tất cả đều là bậc nhập lưu thì Đức Phật dạy bài kinh này. Nghe xong tất cả năm vị đều trở thành bậc vô sanh ứng cúng.

Cụm từ “pañcavaggiye bhikkhū – Nhóm Năm Tỳ Khưu - gồm các ngài Kondañña, Bhaddiya, Vappa, Mahānāma, Assaji” năm vị thành viên đầu tiên của Tăng Bảo trong Giáo Pháp của Đức Phật hiện tại. Ngài Kondañña (Kiều Trần Như) là vị bà la môn thông thái trẻ tuổi nhất trong 8 vị bà la môn xem tướng để đặt tên cho bồ tát sơ sinh. Sau này khi nghe tin, Đức Bồ Tát rời hoàng cung xuất gia, Ngài Kondañña đã kêu gọi những người con của các bà la môn xem tướng đi theo, với niềm tin là Đức Bồ Tát sẽ chứng đạo vô thượng. Khi Đức Bồ Tát thực hành trung đạo từ bỏ khổ hạnh, năm vị này thất vọng bỏ đi.

Bài kinh này thường được dịch là Kinh Vô Ngã Tướng. Nên phân biệt chữ “tướng” được dùng để dịch hai chữ. Một là dịch chữ “nimitta” như “kammanimitta” (nghiệp tướng) chỉ cho sự biểu thị bên ngoài. Hai là dịch từ chữ “lakkhana” chỉ cho trạng thái. Chữ vô ngã tướng ở đây chỉ cho sự trạng vô ngã.

Bài kinh nêu lên hai ý nghĩa chính của vô ngã trong Phật Pháp. Ý nghĩa đầu tiên, vô ngã có nghĩa là không có chủ quyền (avasavatitā). Nếu có chủ quyền thật sự thì có thể ra lệnh “như thế này hay đừng như thế kia”. Ý nghĩa thứ hai, vô ngã (anatta) là do vô thường và khổ não. “Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi cho rằng: “Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta?””

Khi Đức Phật thuyết giảng bài kinh này, Ngài đi vào từng uẩn một (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) là hướng dẫn theo pháp hành để người nghe quán chiếu. Khi kết tập kinh điển, theo pháp học, thì nếu lập lại từng uẩn như vậy sẽ rất dài, nên có cách trùng tụng ngắn gọn. Bản dịch rút gọn theo chánh văn.

Sự chấp thủ “Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta - etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’” chỉ cho ba căn bệnh trầm kha của chúng sanh là ái chấp, mạn chấp và kiến chấp.

Bài kinh này là một trong những kinh văn tụng đọc rất phổ biến ở các quốc gia theo Phật giáo Nam Truyền.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

Sớ giải Kinh Anattalakkhaṇa

sattame pañcavaggiyeti aññāsi koṇḍaññattherādike pañca jane purāṇupaṭṭhāke. āmantesīti āsāḷhipuṇṇamadivase dhammacakkappavattanato paṭṭhāya anukkamena sotāpattiphale patiṭṭhite “idāni nesaṃ āsavakkhayāya dhammaṃ desessāmī”ti pañcamiyaṃ pakkhassa āmantesi. etadavocāti etaṃ “rūpaṃ, bhikkhave, anattā”tiādinayappavattaṃ anattalakkhaṇasuttaṃ avoca. tattha anattāti pubbe vuttehi catūhi kāraṇehi anattā. taṃ kiṃ maññatha, bhikkhaveti idaṃ kasmā āraddhaṃ? ettakena ṭhānena anattalakkhaṇameva kathitaṃ, na aniccadukkhalakkhaṇāni, idāni tāni dassetvā samodhānetvā tīṇipi lakkhaṇāni dassetuṃ idamāraddhanti veditabbaṃ. tasmāti yasmā ime pañcakkhandhā aniccā dukkhā anattā, tasmā. yaṃkiñci rūpantiādīsu vitthārakathā visuddhimagge paññābhāvanādhikāre khandhaniddese vuttāva. sesaṃ sabbattha vuttānusāreneva veditabbaṃ. imasmiṃ pana sutte anattalakkhaṇameva kathitanti. sattamaṃ.