Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ _ TÁNH VÀ TƯỚNG CỦA SA MÔN HẠNH _ Kinh Không Tranh Luận (Araṇasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ _ TÁNH VÀ TƯỚNG CỦA SA MÔN HẠNH _ Kinh Không Tranh Luận (Araṇasuttaṃ)

, 02/10/2021, 15:30 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 2.10.2021


TÁNH VÀ TƯỚNG CỦA SA MÔN HẠNH

Kinh Không Tranh Luận (Araṇasuttaṃ)

(CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM ĐOẠN) (S.i,44)

Đời sa môn chân thực là cuộc sống tu hành từ bỏ gia đình để huân tu nội tại. Bản chất đúng nghĩa của người xuất gia là vô tranh bất hại; sống với ý nghĩa thật sự không phí phạm thời gian quý báu của kiếp người cũng như sự hộ trì của đàn tín. Từ trong sâu thẳm nội tại người tu hành cần hiểu rõ những hình thái và tác động của ý muốn hay dục niệm. Phải có đủ bản lãnh để sống tự tại không làm nô lệ cho bất cứ điều gì. Cuộc sống xuất gia, trên một phương diện nhất định nào đó, sống vượt khỏi những mặc ước về gia tộc, giai cấp. Quan hệ huyết thống không được hiểu theo thường tình cũng như không còn nằm trong định lệ của giai tầng xã hội.

TÁNH VÀ TƯỚNG CỦA SA MÔN HẠNH _ Kinh Không Tranh Luận (Araṇasuttaṃ)
Bản dịch HT Thích Minh Châu Bản hiệu đính
[Vị Thiên]

"Kesūdha araṇā loke,

kesaṃ vusitaṃ na nassati;

Kedha icchaṃ parijānanti,

kesaṃ bhojissiyaṃ sadā.

"Kiṃsu mātā pitā bhātā,

vandanti naṃ patiṭṭhitaṃ;

Kiṃsu idha jātihīnaṃ,

abhivādenti khattiyā’’ti.

"Ai không tranh luận đời?

Ai sống không hoại diệt?

Ai rõ ham muốn đời?

Ai thường xuyên tự tại?

"Ai an trú như vậy,

Cha, mẹ, anh đảnh lễ?

Ai dầu có hạ sanh,

Ðược Sát-lỵ tôn kính?

"Ai sống đời an hoà?

Ai sống không uổng phí?

Ai biết rõ dục niệm?

Ai sống luôn tự tại?

"Ai với đời vững trú,

Được cha, anh đảnh lễ?

Ai sanh kiếp dân dã,

Được quý tộc tôn kính?

[Thế Tôn]

"Samaṇīdha araṇā loke,

samaṇānaṃ vusitaṃ na nassati;

Samaṇā icchaṃ parijānanti,

samaṇānaṃ bhojissiyaṃ sadā.

"Samaṇaṃ mātā pitā bhātā,

vandanti naṃ patiṭṭhitaṃ;

Samaṇīdha jātihīnaṃ,

abhivādenti khattiyā’’ti.

"Sa-môn không tranh đời,

Sa-môn sống không diệt,

Sa-môn rõ dục vọng,

Sa-môn thường tự tại,

"Sa-môn trú như vậy,

Cha, mẹ, anh kính lễ.

Sa-môn dầu hạ sanh,

Ðược Sát-lỵ tôn kính.

"Sa môn sống an hoà,

Sa môn sống lợi lạc,

Sa môn hiểu dục niệm,

Sa môn thường tự tại.

"Sa môn khi vững trú,

Được cha, anh đảnh lễ,

Dù sanh kiếp dân dã,

Được quý tộc tôn kính.

samaṇa sa môn, người tu hành
araṇā điềm tĩnh, an hoà, vô tranh
vusita viên mãn
na nassati không biến mất, không bị hỏng
iccha ý muốn, dục niệm
parijānati biết rõ, am tường
bhojissiyaṃ = (bhoja + attha) không làm nô lệ, tự tại
sadā luôn luôn
mātā pitā bhātā cha mẹ và anh
vandati đảnh lễ
patiṭṭhitaṃ thiết lập vững vàng, vững trú
jātihīna xuất thân tầm thường, dân dã, sanh trong giai cấp thấp
abhivādeti cung kính chào đón, nghiêng mình kính lễ
khattiya

sát đế lỵ, giai cấp thống trị, giai cấp chiến sĩ

Theo Sớ giải vững trú là khéo an lập bản thân trong giới hạnh (Patiṭṭhitanti sīle patiṭṭhitaṃ)

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Hiệu đính và biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

11. Araṇasuttaṃ [Mūla]

81. ‘‘Kesūdha araṇā loke, kesaṃ vusitaṃ na nassati;

Kedha icchaṃ parijānanti, kesaṃ bhojissiyaṃ sadā.

‘‘Kiṃsu mātā pitā bhātā, vandanti naṃ patiṭṭhitaṃ;

Kiṃsu idha jātihīnaṃ, abhivādenti khattiyā’’ti.

‘‘Samaṇīdha araṇā loke, samaṇānaṃ vusitaṃ na nassati;

Samaṇā icchaṃ parijānanti, samaṇānaṃ bhojissiyaṃ sadā.

‘‘Samaṇaṃ mātā pitā bhātā, vandanti naṃ patiṭṭhitaṃ;

Samaṇīdha jātihīnaṃ, abhivādenti khattiyā’’ti.

11. Araṇasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

81. Ekādasame araṇāti nikkilesā. Vusitanti vusitavāso. Bhojissiyanti adāsabhāvo. Samaṇāti khīṇāsavasamaṇā. Te hi ekantena araṇā nāma. Vusitaṃ na nassatīti tesaṃ ariyamaggavāso na nassati. Parijānantīti puthujjanakalyāṇakato paṭṭhāya sekhā lokiyalokuttarāya pariññāya parijānanti. Bhojissiyanti khīṇāsavasamaṇānaṃyeva niccaṃ bhujissabhāvo nāma. Vandantīti pabbajitadivasato paṭṭhāya vandanti. Patiṭṭhitanti sīle patiṭṭhitaṃ. Samaṇīdhāti samaṇaṃ idha. Jātihīnanti api caṇḍālakulā pabbajitaṃ. Khattiyāti na kevalaṃ khattiyāva, devāpi sīlasampannaṃ samaṇaṃ vandantiyevāti. Ekādasamaṃ.