Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || TÂM NHƯ HOẠ SĨ VẼ VỜI THẾ GIAN - Kinh Dây Buộc II (Dutiyagaddulabaddhasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || TÂM NHƯ HOẠ SĨ VẼ VỜI THẾ GIAN - Kinh Dây Buộc II (Dutiyagaddulabaddhasuttaṃ)

Monday, 12/08/2024, 09:14 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bāi học ngāy 7.8.2024

TÂM NHƯ HOẠ SĨ VẼ VỜI THẾ GIAN

Kinh Dây Buộc II (Dutiyagaddulabaddhasuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần II-Phẩm Hoa (S,iii,100)

Người đời thường có sự hiểu biết tinh tế về vật chất, nhưng cái hiểu về tâm thức lại rất mơ hồ. Tâm là năng tri cũng là sở tri; tâm là tư duy tạo tác mà cũng là sở tạo. Tâm ảnh trùng trùng đúng là “dò sông dò biển dễ dò, nào ai lấy thước mà đo lòng người”. Có một điều rất rõ và dễ hiểu: Tâm tốt thì người tốt; tâm xấu thì người xấu. Tâm tốt là tâm không bị chi phối bởi tham, sân, si. Người sáng suốt thì thường xuyên quán chiếu nội tâm hơn là bận lòng với chuyện thiên hạ.

Kinh văn

Nhân duyên tại Sāvatthi.

“Vô thỉ là luân hồi, này chư Tỳ khưu, không thể nhận biết được khởi điểm luân hồi mà chúng sanh lang thang vô định, bị vô minh che phủ và tham ái buộc chặt.

Ví như, này chư Tỳ khưu, một con chó bị buộc vào cái cột hoặc cây trụ chắc chắn. Dù nó đi, nó vẫn ở cạnh cái cột hoặc cây trụ đó; dù nó đứng, nó vẫn ở bên cạnh cái cột hoặc cây trụ đó; dù nó ngồi, nó vẫn ở cạnh cái cột hoặc cây trụ đó; dù nó nằm, nó vẫn ở cạnh cái cột hoặc cây trụ đó. Cũng vậy, các Tỳ khưu, phàm phu không học hiểu pháp của các bậc thánh, nhìn sắc là tự ngã... nhìn thọ là tự ngã... nhìn tưởng là tự ngã... nhìn hành là tự ngã... nhìn thức là tự ngã, hoặc nhìn tự ngã là thức; nhìn thức trong tự ngã, hoặc nhìn tự ngã trong thức. Chúng sanh đi quanh năm uẩn với sự chấp thủ... đứng quanh năm uẩn với sự chấp thủ... ngồi quanh năm uẩn với sự chấp thủ... nằm quanh năm uẩn với sự chấp thủ.

Vì vậy, các Tỳ khưu, hãy thường xuyên xem xét tâm của mình: “Từ lâu tâm này đã bị nhiễm ô bởi tham, sân và si.” Do những nhiễm ô của tâm mà chúng sanh bị nhiễm ô; nhờ sự thanh lọc tâm mà chúng sanh được thanh tịnh.

“Này chư Tỳ khưu, các thầy đã thấy loại tranh vẽ gọi là ‘caraṇa’ chưa?”

“Dạ bạch Đức Thế Tôn, có thấy.”

Ngay cả bức tranh gọi là ‘caraṇa’ cũng được tạo ra trong sự đa dạng bởi tâm, nhưng tâm còn đa dạng hơn cả những bức tranh ‘caraṇa’ đó. Vì vậy, này chư Tỳ khưu, hãy thường xuyên xem xét tâm của mình — ‘Tâm này đã bị ô nhiễm bởi tham, sân và si từ lâu rồi’. Này chư Tỳ khưu, do tâm ô nhiễm, chúng sanh bị ô nhiễm; này chư Tỳ khưu, do tâm trong sạch, chúng sanh được trong sạch.

Này chư Tỳ khưu, Ta không thấy bất kỳ sanh loại nào đa dạng như bàng sanh. Ngay cả sự đa dạng của bàng sanh cũng không thể so sánh được sự đa dạng của tâm. Vì vậy, này chư Tỳ khưu, hãy thường xuyên xem xét tâm của mình — ‘Tâm này đã bị ô nhiễm bởi tham, sân và si từ lâu rồi’. Này chư Tỳ khưu, do tâm ô nhiễm, chúng sanh bị ô nhiễm; này chư Tỳ khưu, do tâm trong sạch, chúng sanh được trong sạch.

Này chư Tỳ khưu, ví như một nghệ nhân hay một hoạ sĩ dùng thuốc nhuộm hoặc sơn mài hoặc nghệ hoặc chàm hoặc bột màu thẫm, tạo ra hình ảnh của một người nam hoặc người nữ hoàn chỉnh trên một tấm ván bào nhẳn hoặc bức tường hay vải căng. Cũng vậy, khi phàm phu không có học hiểu tạo ra bất cứ thứ gì, đó chỉ là sắc mà người ấy tạo nên; chỉ là thọ mà người ấy tạo nên; chỉ là tưởng mà người ấy tạo nên; chỉ là hành mà người ấy tạo; chỉ là thức mà người ấy tạo nên.

“Này chư Tỳ khưu, các Thầy nghĩ sắc là thường hay vô thường?” “Vô thường, bạch Thế Tôn”. “Thọ, tưởng, hành, thức có vô thường hay không?” “Vô thường, bạch Thế Tôn”. “Do đó … Thấy vậy … vị ấy biết rằng: ‘… không còn trở lui trạng thái này nữa.”

Chú Thích

Theo Sớ Giải, thì trong văn hoá thời xưa theo tướng học, thì “Con người tốt xấu do sắc diện. Sắc diện tốt thì người tốt. Sắc diện xấu thì người xấu.” Bậc thiện trí nói khác hơn: “Tâm xấu thì người xấu; tâm tốt thì người tốt.”

Theo Sớ Giải, có một giáo phái bà la môn ngoại đạo gọi là Sankha. Những giáo sĩ trong đạo này thường đi đó đây với những tranh vẽ gọi là caraṇa. Những tranh vẽ này minh họa các giáo điều tốt xấu. Họ dùng những tranh này để rao giảng về tín lý.

Caranam nāma cittam. "Citta" ở đây tương đương với "citra" trong tiếng Sanskrit, có nghĩa là "bức tranh". Sớ giải chú thích rằng vicaraṇacitta, “bức tranh đi lang thang” [Hậu Sớ giải chú thích: bởi vì họ mang nó đi và lang thang với nó], nhưng carana ở đây có thể có nghĩa là sở hành, như trong các ngữ cảnh khác.

Câu “Tam pi … caranam nāma cittam citteneva cittitam, tena pi … caranena cittena cittaññeva cittataram." rất khó chuyển ngữ. Lối hành văn giống như “cách chơi chữ”. "Citta" vừa là “tâm” vừa là “hình ảnh” (như trong Sanskrit "citra"). "Cittita" (Skt: "cintita") có nghĩa là "được suy diễn" (liên quan đến "citta" tâm thức) và "đa dạng" (liên quan đến "citra" hình ảnh). Bản dịch này dùng mệnh đề "được tạo ra với sự đa dạng" để nắm bắt cả hai ý nghĩa này. Tâm vừa là năng tri mà cũng là sở tri; vừa là tạo tác cũng là sở tạo. “Tâm ảnh” như lăng kính muôn màu được ví dụ trong Kinh Hoa Nghiêm của Phật giáo Đại Thừa.

Trong tất cả sanh loại thì bàng sanh hay thú vật đa dạng hơn cả, do nghiệp lực tạo thành. Sự vận hành của nghiệp lực thật khó nói hết. Sớ giải nêu trường hợp các loài chim với hình tướng muôn màu muôn sắc không phải do ý muốn trở thành sanh loại như vậy, mà chính do nghiệp lực tương xứng với hành động tạo tác và tâm thái (…).

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

Dưới đây là chánh văn Pāli cùng với bản Việt dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu

Sāvatthinidānaṃ.

“Anamataggoyaṃ, bhikkhave, saṃsāro. Pubbā koṭi na paññāyati avijjānīvaraṇānaṃ sattānaṃ taṇhāsaṃyojanānaṃ sandhāvataṃ saṃsarataṃ. Seyyathāpi, bhikkhave, sā gaddulabaddho daḷhe khīle vā thambhe vā upanibaddho. So gacchati cepi tameva khīlaṃ vā thambhaṃ vā upagacchati; tiṭṭhati cepi tameva khīlaṃ vā thambhaṃ vā upatiṭṭhati; nisīdati cepi tameva khīlaṃ vā thambhaṃ vā upanisīdati; nipajjati cepi tameva khīlaṃ vā thambhaṃ vā upanipajjati.

Nhân duyên ở Sāvatthi …

—Vô thỉ, này các Tỷ-kheo, là sự luân hồi này. Ðiểm bắt đầu không thể nêu rõ đối với chúng sanh bị vô minh che đậy, bị khát ái trói buộc, phải lưu chuyển, luân hồi.

Ví như, này các Tỷ-kheo, có con chó bị dây thằng trói chặt vào một cây cột trụ vững chắc. Nếu nó có đi, nó chỉ đi tới cây cột hay cột trụ ấy. Nếu nó đứng, nó chỉ đứng gần cây cột hay cột trụ ấy. Nếu nó ngồi, nó chỉ ngồi gần cây cột hay cột trụ ấy. Nếu nó nằm, nó chỉ nằm gần cây cột hay cột trụ ấy.

Evameva kho, bhikkhave, assutavā puthujjano rūpaṃ ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassati. Vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre … viññāṇaṃ ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’ti samanupassati. So gacchati cepi ime pañcupādānakkhandhe upagacchati; tiṭṭhati cepi ime pañcupādānakkhandhe upatiṭṭhati; nisīdati cepi ime pañcupādānakkhandhe upanisīdati; nipajjati cepi ime pañcupādānakkhandhe upanipajjati.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu quán sắc: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”, quán thọ … quán tưởng … quán các hành … quán thức: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”. Nếu người ấy có đi, người ấy chỉ đi tới năm thủ uẩn này. Nếu người ấy đứng, người ấy chỉ đứng gần năm thủ uẩn này. Nếu người ấy ngồi, người ấy chỉ ngồi gần năm thủ uẩn này. Nếu người ấy nằm, người ấy chỉ nằm gần năm thủ uẩn này.

Tasmātiha, bhikkhave, abhikkhaṇaṃ sakaṃ cittaṃ paccavekkhitabbaṃ: ‘dīgharattamidaṃ cittaṃ saṅkiliṭṭhaṃ rāgena dosena mohenā’ti. Cittasaṅkilesā, bhikkhave, sattā saṅkilissanti; cittavodānā sattā visujjhanti.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải luôn luôn quán sát tâm của mình như sau: “Trong một thời gian dài, tâm này bị tham, sân, si nhiễm ô. Do tâm nhiễm ô, này các Tỷ-kheo, chúng sanh bị nhiễm ô. Do tâm thanh tịnh, chúng sanh được thanh tịnh”.

Diṭṭhaṃ vo, bhikkhave, caraṇaṃ nāma cittan”ti?

“Evaṃ, bhante”.

“Tampi kho, bhikkhave, caraṇaṃ nāma cittaṃ citteneva cittitaṃ. Tenapi kho, bhikkhave, caraṇena cittena cittaññeva cittataraṃ.

Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy một bức họa gọi là danh họa không?

—Thưa có, bạch Thế Tôn.

—Này các Tỷ-kheo, bức danh họa ấy do tâm tư họa mà thành. Do vậy, này các Tỷ-kheo, tâm còn đa dạng hơn cả danh họa ấy.

Tasmātiha, bhikkhave, abhikkhaṇaṃ sakaṃ cittaṃ paccavekkhitabbaṃ: ‘dīgharattamidaṃ cittaṃ saṅkiliṭṭhaṃ rāgena dosena mohenā’ti. Cittasaṅkilesā, bhikkhave, sattā saṅkilissanti; cittavodānā sattā visujjhanti.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải luôn luôn quán sát tâm của mình như sau: “Trong một thời gian dài, tâm này bị tham, sân, si làm nhiễm ô. Do tâm nhiễm ô, này các Tỷ-kheo, chúng sanh bị nhiễm ô. Do tâm thanh tịnh, chúng sanh được thanh tịnh”.

Nāhaṃ, bhikkhave, aññaṃ ekanikāyampi samanupassāmi evaṃ cittaṃ yathayidaṃ, bhikkhave, tiracchānagatā pāṇā. tepi kho, bhikkhave, tiracchānagatā pāṇā citteneva cittitā, tehipi kho, bhikkhave, tiracchānagatehi pāṇehi cittaññeva cittataraṃ.

Này các Tỷ-kheo, Ta không quán thấy một bộ loại nào khác lại đa dạng như tâm. Như các hữu tình thuộc loại bàng sanh; các hữu tình thuộc loại bàng sanh ấy, này các Tỷ-kheo, do tâm tư duy (mà thành). Do vậy, này các Tỷ-kheo, tâm ấy lại đa dạng hơn các hữu tình thuộc loại bàng sanh ấy.

Tasmātiha, bhikkhave, abhikkhaṇaṃ sakaṃ cittaṃ paccavekkhitabbaṃ: ‘dīgharattamidaṃ cittaṃ saṅkiliṭṭhaṃ rāgena dosena mohenā’ti. Cittasaṅkilesā, bhikkhave, sattā saṅkilissanti; cittavodānā sattā visujjhanti.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải luôn luôn quán sát tâm của mình như sau: “Trong một thời gian dài, tâm này bị tham, sân, si làm nhiễm ô. Do tâm nhiễm ô, này các Tỷ-kheo, chúng sanh bị nhiễm ô. Do tâm thanh tịnh, chúng sanh được thanh tịnh”.

Seyyathāpi, bhikkhave, rajako vā cittakārako vā rajanāya vā lākhāya vā haliddiyā vā nīliyā vā mañjiṭṭhāya vā suparimaṭṭhe phalake vā bhittiyā vā dussapaṭṭe vā itthirūpaṃ vā purisarūpaṃ vā abhinimmineyya sabbaṅgapaccaṅgiṃ;

evameva kho, bhikkhave, assutavā puthujjano rūpaññeva abhinibbattento abhinibbatteti, vedanaññeva …pe… saññaññeva … saṅkhāreyeva … viññāṇaññeva abhinibbattento abhinibbatteti.

Ví như, này các Tỷ-kheo, một người thợ nhuộm hay một họa sĩ, nếu người ấy có thuốc nhuộm, hay lạc, hay nghệ, hay màu xanh, hay màu đỏ tía, hay một tấm gỗ khéo bào, hay một bức tường, hay một tấm vải. Người ấy có thể vẽ hình người đàn bà hay hình người đàn ông với đầy đủ tất cả chi tiết. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu, liên tục làm cho hiện hữu sắc … thọ … tưởng … các hành … liên tục làm cho hiện hữu thức.

Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, rūpaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti?

“Aniccaṃ, bhante”.

“Vedanā … saññā … saṅkhārā … viññāṇaṃ …pe…

“tasmātiha, bhikkhave …pe… evaṃ passaṃ …pe… nāparaṃ itthattāyāti pajānātī”ti.

Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?

—Vô thường, bạch Thế Tôn.

—Thọ … tưởng … các hành … thức là thường hay vô thường?

—Vô thường, bạch Thế Tôn.

—Do vậy, này các Tỷ-kheo … Thấy vậy … ” … không còn trở lui trạng thái này nữa”. Vị ấy biết rõ như vậy.

 

Sớ giải Kinh Dutiyagaddulabaddhasuttaṃ


Aṭṭhame

Tasmāti yasmā diṭṭhigaddulanissitāya taṇhārajjuyā sakkāyathambhe upanibaddho vaṭṭanissito bālaputhujjano sabbiriyāpathesu khandhapañcakaṃ nissāyeva pavattati, yasmā vā dīgharattamidaṃ cittaṃ saṃkiliṭṭhaṃ rāgena dosena mohena, tasmā. Cittasaṃkilesāti sunhātāpi hi sattā cittasaṃkileseneva saṃkilissanti, malaggahitasarīrāpi cittassa vodānattā visujjhanti. Tenāhu porāṇā —

“Rūpamhi saṃkiliṭṭhamhi, saṃkilissanti māṇavā. Rūpe suddhe visujjhanti, anakkhātaṃ mahesinā. Cittamhi saṃkiliṭṭhamhi, saṃkilissanti māṇavā. Citte suddhe visujjhanti, iti vuttaṃ mahesinā”ti.

Caraṇaṃ nāma cittanti vicaraṇacittaṃ. Saṅkhā nāma brāhmaṇapāsaṇḍikā honti, te paṭakoṭṭhakaṃ katvā tattha nānappakārā sugatiduggativasena sampattivipattiyo lekhāpetvā, “imaṃ kammaṃ katvā idaṃ paṭilabhati, idaṃ katvā idan”ti dassentā taṃ cittaṃ gahetvā vicaranti. Citteneva cittitanti cittakārena cintetvā katattā cittena cintitaṃ nāma. Cittaññeva cittataranti tassa cittassa upāyapariyesanacittaṃ tatopi cittataraṃ. Tiracchānagatā pāṇā citteneva cittitāti kammacitteneva cittitā. Taṃ pana kammacittaṃ ime vaṭṭakatittirādayo “evaṃ cittā bhavissāmā”ti āyūhantā nāma natthi. Kammaṃ pana yoniṃ upaneti, yonimūlako tesaṃ cittabhāvo. Yoniupagatā hi sattā taṃtaṃyonikehi sadisacittāva honti. Iti yonisiddho cittabhāvo, kammasiddhā yonīti veditabbā.

Apica cittaṃ nāmetaṃ sahajātaṃ sahajātadhammacittatāya bhūmicittatāya vatthucittatāya dvāracittatāya ārammaṇacittatāya kammanānattamūlakānaṃ liṅganānattasaññānānattavohāranānattādīnaṃ anekavidhānaṃ cittānaṃ nipphādanatāyapi tiracchānagatacittato cittatarameva veditabbaṃ.

Rajakoti vatthesu raṅgena rūpasamuṭṭhāpanako. So pana acheko amanāpaṃ rūpaṃ karoti, cheko manāpaṃ dassanīyaṃ, evameva puthujjano akusalacittena vā ñāṇavippayuttakusalena vā cakkhusampadādivirahitaṃ virūpaṃ samuṭṭhāpeti, ñāṇasampayuttakusalena cakkhusampadādisampannaṃ abhirūpaṃ.


Bởi vì bị ràng buộc bởi quan điểm và sợi dây ái dục vào cái cột thân kiến, người phàm phu bị kẹt trong vòng luân hồi, trong mọi tư thế hành động, đều dựa vào năm uẩn. Tâm này đã bị ô nhiễm bởi tham, sân, si từ lâu. Do đó, sự ô nhiễm của tâm dẫn đến sự ô nhiễm của chúng sanh; và sự trong sạch của tâm dẫn đến sự trong sạch của chúng sanh. Như người xưa đã nói:

“Khi sắc bị ô nhiễm, chúng sanh bị ô nhiễm. Khi sắc trong sạch, chúng sanh trong sạch, điều này không được nói bởi bậc Đại Hiền. Khi tâm bị ô nhiễm, chúng sanh bị ô nhiễm. Khi tâm trong sạch, chúng sanh trong sạch, như bậc Đại Hiền đã nói.”

Có một loại tranh vẽ gọi là caraṇa, thường được các bà la môn ngoại đạo minh hoạ về các hành động tốt xấu và quả báo. Khi họ đi đó đây dùng những tranh này để rao giảng về tín lý. Cái tâm suy nghĩ đó được gọi là citteneva cittitaṃ. Cái tâm tìm kiếm giải pháp gọi là cittataram. Các loài chúng sanh được tạo thành bởi nghiệp và tâm. Sự hình thành của tâm do nghiệp tạo ra và sự hình thành của nghiệp do tâm tạo ra nên được hiểu như vậy.

Thêm nữa, tâm này được hình thành bởi sự đồng thời, bởi sự hình thành đồng thời với các pháp, bởi sự tương đồng của tầng bậc, bởi sự tương đồng của nền tảng, bởi sự tương đồng của căn môn, bởi sự tương đồng của đối tượng, bởi sự đa dạng của các loại nghiệp, bởi sự khác biệt của giới tính, bởi sự khác biệt của nhận thức và bởi sự khác biệt của ngôn ngữ. Tâm của các loài chúng sanh do nghiệp tạo ra nên được hiểu là vượt trội hơn tâm của các loài chúng sanh khác.

Người thợ giặt gọi là rajako, người tạo ra sắc trên vải. Người thợ giặt không khéo tạo ra hình ảnh không đẹp, người thợ giặt khéo tạo ra hình ảnh đẹp và dễ nhìn. Tương tự, người phàm phu tạo ra các hình ảnh không đẹp bằng tâm bất thiện hoặc bằng tâm thiện không đi kèm với trí tuệ, tạo ra các hình ảnh đẹp bằng tâm thiện đi kèm với trí tuệ.