Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | SỰ SỐNG LÀ DÒNG LUÂN CHUYỂN - Kinh Indaka (Indakasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | SỰ SỐNG LÀ DÒNG LUÂN CHUYỂN - Kinh Indaka (Indakasuttaṃ)

, 08/10/2022, 18:57 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 8.10.2022


SỰ SỐNG LÀ DÒNG LUÂN CHUYỂN

Kinh Indaka (Indakasuttaṃ)

(CHƯƠNG X. TƯƠNG DẠ XOA) (S. i, 206)

Những khái niệm về ngã, linh hồn, sự sống, sinh mạng thường có những chồng lấn gây tranh luận. Người ta nghĩ rằng chính sắc thân là sanh mạng cũng là bản ngã. Vấn đề là nếu nói vậy trong giai đoạn nào đó của thai bào khi thân thể chưa hình thành đầy đủ thì có ngã hay không có ngã? Có sinh mạng hay không có sinh mạng? Chư Phật dạy về duyên sinh: sự hiện hữu của mỗi chúng sanh là dòng luân chuyển đổi thay trong nhiều dạng thức khác nhau. Không nên nói một mắt xích nào trong dòng sanh diệt đó đích thực là sanh mạng hay bản ngã.

Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati indakūṭe pabbate, indakassa yakkhassa bhavane. Atha kho indako yakkho yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi –

Một thuở Đức Thế Tôn ngự trên đỉnh núi Indakūṭa, Rājagaha (Vương Xá). Lúc ấy dạ xoa Indaka đi đến Đức Thế Tôn và nói lên kệ ngôn.

‘‘Rūpaṃ na jīvanti vadanti buddhā, kathaṃ nvayaṃ vindatimaṃ sarīraṃ;

Kutassa aṭṭhīyakapiṇḍameti, kathaṃ nvayaṃ sajjati gabbharasmi’’nti.

Chư Phật đã nói rằng

Sắc không là sinh mạng

Từ đâu có thân nầy?

Từ đâu có xương, gan...?

Làm thế nào sinh mạng

Gắn kết với bào thai?

(Thế Tôn):

‘‘Paṭhamaṃ kalalaṃ hoti, kalalā hoti abbudaṃ;

Abbudā jāyate pesi, pesi nibbattatī ghano;

Ghanā pasākhā jāyanti, kesā lomā nakhāpi ca.

‘‘Yañcassa bhuñjatī mātā, annaṃ pānañca bhojanaṃ;

Tena so tattha yāpeti, mātukucchigato naro’’ti.

“Đầu tiên kalala

Rồi tới abbuda

Rồi tạo thành pesī

Từ đấy sanh ghana

Ghana tạo tứ chi,

Tóc, lông, móng hình thành.

“Thực phẩm nào mẹ ăn

Thức uống nào mẹ dùng

Từ đấy nuôi thai nhi

Sự sống trong thai bào.

‘‘Rūpaṃ na jīvanti vadanti buddhā = Chư Phật dạy sắc thân không phải là sinh mạng

kathaṃ nvayaṃ vindatimaṃ sarīraṃ = vây làm thế nào một người có được thân nầy?

Kutassa aṭṭhīyakapiṇḍameti = từ đâu mà có xương, gan...?

kathaṃ nvayaṃ sajjati gabbharasmi’’nti = Làm sao sự sống gắn kết vào thai bào?

‘‘Paṭhamaṃ kalalaṃ hoti =Trước hết là kalala

kalalā hoti abbudaṃ = từ kalala thành abbuda

Abbudā jāyate pesi = abbuda tạo thành pesī

pesi nibbattatī ghano = từ pesī sanh ghana

Ghanā pasākhā jāyanti = ghana hình thành tay chân

kesā lomā nakhāpi ca = tóc, lông, móng

‘‘Yañcassa bhuñjatī mātā = những thực phẩm nào người mẹ ăn

annaṃ pānañca bhojanaṃ = thức ăn, thức uống nào người mẹ dùng

Tena so tattha yāpeti = từ những thứ nầy được nuôi dưỡng

mātukucchigato naro’’ti = người trong thai bào của mẹ

Yakkha – thường âm là da xoa – có nhiều cách dùng trong Phạm ngữ. Riêng trong chương nầy chỉ cho một loại phi nhân có nhiều thần lực sống trên trái đất.

Dạ xoa Indaka sống trên đỉnh Inda. Đôi khi dạ xoa được gọi theo tên của nơi cư trú mà có khi nơi cư trú gọi theo tên dạ xoa.

Rājagaha (Vương Xá) chỉ cho một thung lũng bao bọc bởi rặng núi tạo nên pháo đài thiên nhiên. Tại địa phận nầy có thành Rājagaha (Vương Xá) với hào lũy xây dựng trong đó có hoàng cung. Chùa Trúc Lâm (Veluvana) ở Vương Xá nhưng không nằm bên trong thành Vương Xá.

Theo Sớ Giải thì dạ xoa nầy trong kiếp trước mang kiến chấp nhân ngã luận (puggalavādī) mà trong đó có quan niệm rằng ngay thời điểm thụ thai thì con người đã hình thành đầy đủ dù trong dạng rất nhỏ bé (ekappahāren’eva satto mātukucchismiṃ nibbattati). Đức Phật dạy đó là một quá trình hình thành theo thời gian. Người theo kiến chấp nhân ngã luận cho rằng sắc thân chính là sinh mạng hay bản ngã (tương tự như tranh luận ngày nay về thời điểm nào phá thai không phải là sát nhân)

Những từ vựng Phạm ngữ trong câu trả lời của Đức Phật chỉ cho nhiều giai đoạn của thai bào. Kalala thuộc thời điểm thụ thai rất nhỏ bé “như chút dầu còn lại trên đầu lông nhím sau khi đã rảy bảy lần”; abbuda là một tuần sau khi thụ thai là chất loãng có chút màu máu; sau abbuda một tuần là pesī có màu hồng nhạt; sau pesī một tuần gọi là ghana có hình như dạng một quả trứng gà; sau ghana là thời kỳ hình thành tứ chi. Nhiều tháng sau đó hình thành tóc, lông, móng ..v.v..

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

1. Indakasuttaṃ [Mūla]

235. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati indakūṭe pabbate, indakassa yakkhassa bhavane. Atha kho indako yakkho yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi –

‘‘Rūpaṃ na jīvanti vadanti buddhā, kathaṃ nvayaṃ vindatimaṃ sarīraṃ;

Kutassa aṭṭhīyakapiṇḍameti, kathaṃ nvayaṃ sajjati gabbharasmi’’nti.

‘‘Paṭhamaṃ kalalaṃ hoti, kalalā hoti abbudaṃ;

Abbudā jāyate pesi, pesi nibbattatī ghano;

Ghanā pasākhā jāyanti, kesā lomā nakhāpi ca.

‘‘Yañcassa bhuñjatī mātā, annaṃ pānañca bhojanaṃ;

Tena so tattha yāpeti, mātukucchigato naro’’ti.

1. Indakasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

235. Yakkhasaṃyuttassa paṭhame indakassāti indakūṭanivāsino yakkhassa. Yakkhato hi kūṭena, kūṭato ca yakkhena nāmaṃ laddhaṃ. Rūpaṃ na jīvanti vadantīti yadi buddhā rūpaṃ jīvanti na vadanti, yadi rūpaṃ satto puggaloti evaṃ na vadantīti attho. Kathaṃ nvayanti kathaṃ nu ayaṃ? Kutassa aṭṭhīyakapiṇḍametīti assa sattassa aṭṭhiyakapiṇḍañca kuto āgacchati? Ettha ca aṭṭhiggahaṇena tīṇi aṭṭhisatāni, yakapiṇḍaggahaṇena nava maṃsapesisatāni gahitāni. Yadi rūpaṃ na jīvo, athassa imāni ca aṭṭhīni imā ca maṃsapesiyo kuto āgacchantīti pucchati. Kathaṃ nvayaṃ sajjati gabbharasminti kena nu kāraṇena ayaṃ satto mātukucchismiṃ sajjati laggati, tiṭṭhatīti? Puggalavādī kiresa yakkho, ‘‘ekappahāreneva satto mātukucchismiṃ nibbattatī’’ti gahetvā gabbhaseyyakasattassa mātā macchamaṃsādīni khādati, sabbāni ekarattivāsena pacitvā pheṇaṃ viya vilīyanti. Yadi rūpaṃ satto na bhaveyya, evameva vilīyeyyāti laddhiyā evamāha. Athassa bhagavā – ‘‘na mātukucchismiṃ ekappahāreneva nibbattati, anupubbena pana vaḍḍhatī’’ti dassento paṭhamaṃ kalalaṃ hotītiādimāha. Tattha paṭhamanti paṭhamena paṭisandhiviññāṇena saddhiṃ tissoti vā phussoti vā nāmaṃ natthi, atha kho tīhi jātiuṇṇaṃsūhi katasuttagge saṇṭhitatelabinduppamāṇaṃ kalalaṃ hoti, yaṃ sandhāya vuttaṃ –

‘‘Tilatelassa yathā bindu, sappimaṇḍo anāvilo;

Evaṃ vaṇṇappaṭibhāgaṃ, kalalaṃ sampavuccatī’’ti.

Kalalā hoti abbudanti tasmā kalalā sattāhaccayena maṃsadhovanaudakavaṇṇaṃ abbudaṃ nāma hoti, kalalanti nāmaṃ antaradhāyati. Vuttampi cetaṃ –

‘‘Sattāhaṃ kalalaṃ hoti, paripakkaṃ samūhataṃ;

Vivaṭṭamānaṃ tabbhāvaṃ, abbudaṃ nāma jāyatī’’ti.

Abbudā jāyate pesīti tasmāpi abbudā sattāhaccayena vilīnatipusadisā pesi nāma sañjāyati. Sā maricaphāṇitena dīpetabbā. Gāmadārikā hi supakkāni maricāni gahetvā sāṭakante bhaṇḍikaṃ katvā pīḷetvā maṇḍaṃ ādāya kapāle pakkhipitvā ātape ṭhapenti, taṃ sukkhamānaṃ sabbabhāgehi muccati. Evarūpā pesi hoti, abbudanti nāmaṃ antaradhāyati. Vuttampi cetaṃ –

‘‘Sattāhaṃ abbudaṃ hoti, paripakkaṃ samūhataṃ;

Vivaṭṭamānaṃ tabbhāvaṃ, pesi nāma pajāyatī’’ti.

Pesi nibbattatī ghanoti tato pesito sattāhaccayena kukkuṭaṇḍasaṇṭhāno ghano nāma maṃsapiṇḍo nibbattati, pesīti nāmaṃ antaradhāyati. Vuttampi cetaṃ –

‘‘Sattāhaṃ pesi bhavati, paripakkaṃ samūhataṃ;

Vivaṭṭamānaṃ tabbhāvaṃ, ghanoti nāma jāyati.

‘‘Yathā kukkuṭiyā aṇḍaṃ, samantā parimaṇḍalaṃ;

Evaṃ ghanassa saṇṭhānaṃ, nibbattaṃ kammapaccayā’’ti.

Ghanā pasākhā jāyantīti pañcame sattāhe dvinnaṃ hatthapādānaṃ sīsassa catthāya pañca pīḷakā jāyanti, yaṃ sandhāyetaṃ vuttaṃ ‘‘pañcame, bhikkhave, sattāhe pañca pīḷakā saṇṭhahanti kammato’’ti.

Ito paraṃ chaṭṭhasattamādīni sattāhāni atikkamma desanaṃ saṅkhipitvā dvācattālīse sattāhe pariṇatakālaṃ gahetvā dassento kesātiādimāha. Tattha kesā lomā nakhāpi cāti dvācattālīse sattāhe etāni jāyanti.

Tena so tattha yāpetīti tassa hi nābhito uṭṭhito nāḷo mātu udarapaṭalena ekābaddho hoti, so uppaladaṇḍako viya chiddo, tena āhāraraso saṃsaritvā āhārasamuṭṭhānarūpaṃ samuṭṭhāpeti. Evaṃ so dasa māse yāpeti. Mātukucchigato naroti mātuyā tirokucchigato, kucchiyā abbhantaragatoti attho. Iti bhagavā ‘‘evaṃ kho, yakkha, ayaṃ satto anupubbena mātukucchiyaṃ vaḍḍhati, na ekappahāreneva nibbattatī’’ti dasseti. Paṭhamaṃ.