Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || SỰ IM LẶNG ĐÍCH THỰC - Kinh Kolita (Kolitasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || SỰ IM LẶNG ĐÍCH THỰC - Kinh Kolita (Kolitasuttaṃ)

, 06/01/2024, 19:11 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 5.1.2023

SỰ IM LẶNG ĐÍCH THỰC

Kinh Kolita (Kolitasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương X. Tương Ưng Tỳ Khưu (S.ii,273)

Người ta thường nhầm lẫn độc thoại với im lặng. Một người không nói với ai bằng bất cứ lời nào, nhưng vẫn luôn suy tư và diễn dịch ý nghĩa qua muôn ngàn hình thái, thì chưa hẳn “hoàn toàn im lặng”. Điều này, có thể cảm nhận qua khả năng sử dụng ngôn ngữ. Khi nói ngoại ngữ với sự chuyển dịch, người ta thường vận dụng trí nhớ về từ vựng và ngữ pháp. Khi “nói với phản xạ” thì không cần như vậy nữa. Đối với thiền định cũng có sự trạng như vậy, mà thuật ngữ thiền gọi là trạng thái “vô tầm vô tứ” hay “sự im lặng đích thực”.

Kinh văn

Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho āyasmā mahāmoggallāno bhikkhū āmantesi – ‘‘āvuso bhikkhave’’ti. ‘‘Āvuso’’ti kho te bhikkhū āyasmato mahāmoggallānassa paccassosuṃ.

Tôi được nghe như vầy,

Một thuở Đức Thế Tôn ngự tại Sāvatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ Viên), ngôi già lam do ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc) dâng cúng.

Tại đấy Tôn giả Mahāmoggallāna (Ðại Mục-kiền-liên) gọi các tỳ khưu:

-- Này Chư Hiền Tỳ khưu.

Các tỳ khưu trả lời:

-- Dạ, Hiền giả.

Āyasmā mahāmoggallāno etadavoca – ‘‘idha mayhaṃ, āvuso, rahogatassa paṭisallīnassa evaṃ cetaso parivitakko udapādi – ‘ariyo tuṇhībhāvo, ariyo tuṇhībhāvoti vuccati. Katamo nu kho ariyo tuṇhībhāvo’ti? Tassa mayhaṃ āvuso, etadahosi – ‘idha bhikkhu vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ dutiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Ayaṃ vuccati ariyo tuṇhībhāvo’ti. So khvāhaṃ, āvuso, vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ dutiyaṃ jhānaṃ upasampajja vihariṃ. Tassa mayhaṃ, āvuso, iminā vihārena viharato vitakkasahagatā saññā manasikārā samudācaranti’’.

Tôn giả Mahāmoggallāna nói như sau:

-- Này chư Hiền giả, ở đây, trong khi tôi độc cư tịnh mặc đã khởi lên suy nghĩ: “Im lặng đích thực, Im lặng đích thực. Thế nào là im lặng đích thực?”. Rồi ý nghĩ này sanh khởi nơi tôi: “Ở đây, với sự đoạn diệt tầm và tứ, hành giả chứng trú nhị thiền, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, nội tĩnh, nhất tâm, vô tầm, vô tứ. Như vậy là sự im lặng đích thực.”

Này chư Hiền giả, rồi tôi đoạn diệt tầm và tứ, hành giả chứng trú nhị thiền, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, nội tĩnh, nhất tâm, vô tầm, vô tứ. Như vậy là sự im lặng đích thực.

Này chư Hiền giả, khi tôi đoạn diệt tầm và tứ, an trú nhị thiền một trạng thái hỷ lạc do định sanh, nội tĩnh, nhất tâm, vô tầm, vô tứ thì các tưởng và tác ý liên hệ tới tầm sanh khởi và ngự trị tôi.

‘‘Atha kho maṃ, āvuso, bhagavā iddhiyā upasaṅkamitvā etadavoca – ‘moggallāna, moggallāna, mā, brāhmaṇa, ariyaṃ tuṇhībhāvaṃ pamādo, ariye tuṇhībhāve cittaṃ saṇṭhapehi, ariye tuṇhībhāve cittaṃ ekodibhāvaṃ karohi, ariye tuṇhībhāve cittaṃ samādahā’ti. So khvāhaṃ, āvuso, aparena samayena vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ dutiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharāmi. Yañhi taṃ, āvuso , sammā vadamāno vadeyya – ‘satthārā anuggahito sāvako mahābhiññataṃ patto’ti, mamaṃ taṃ sammā vadamāno vadeyya – ‘satthārā anuggahito sāvako mahābhiññataṃ patto’’’ti.

Rồi này chư Hiền giả, Đức Thế Tôn đến với tôi bằng thần thông và dạy rằng: "Moggallāna, Moggallāna, chớ có xao lãng đối với sự im lặng đích thực, hỡi Phạm chí! Hãy vững trú vào sự im lặng đích thực, hãy nhất tâm vào sự im lặng đích thực. Hãy chuyên định vào sự im lặng đích thực".

Này chư Hiền giả, ngay sau đó, tôi chứng và trú nhị thiền, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, nội tĩnh, nhất tâm, vô tầm, vô tứ.

Này chư Hiền giả, nếu một người nói chính xác về một người khác là “ Vị ấy là đệ tử thành tựu đại thắng trí do bậc đạo sư trợ duyên” thì là nói đúng về tôi.

Chú Thích

Kolita là tên của bậc thượng thủ thinh văn, đệ nhất thần thông Moggallāna (Mục Kiền Liên). Ngài được gọi là Mahāmoggallāna (Đại Mục Kiền Liên), để phân biệt với một số các vị khác cùng danh gọi nhưng nhỏ hơn. Moggallāna là một dòng họ bà la môn nổi tiếng thời Đức Thế Tôn trụ thế.

Sớ giải ghi rằng, bài kinh này kể lại một công đoạn tu tập của tôn giả Mahāmoggallāna, trong tuần lễ đầu tiên sau khi xuất gia. Sau bảy ngày tu tập, Ngài chứng thánh quả với đệ nhất thần thông trong hàng đệ tử Phật.

Điểm chính ở đây là sự tiến bậc từ sơ thiền lên nhị thiền. Với nhiều người, thì đây không phải là tiến độ quan trọng, nhưng với Tôn giả Mahāmoggallāna là khúc mắc quan trọng.

Tầm (vitakka) là sự hướng tâm hay suy tư. Tứ (vicārā) là sự nghiền ngẫm. Tầm và tứ cộng chung là khẩu hành (vacīsaṅkhāra). Khi tầm tứ không còn, thì tâm thể nhập cảnh mà không còn điều hướng hay “độc thoại”. Chỉ ở trạng thái không tầm tứ mới được gọi là “sự im lặng của bậc thánh (ariya tuṇhībhāva)”, mà bản kinh này dịch thoát là “sự im lặng đích thực”.

Năm thiền chi là: tầm (sự hướng tâm), tứ (sự gắn bó), hỷ (sự hân hoan), lạc (sự tận hưởng), định (sự vững trú bền bỉ) yếu tính của tam muội định. Nói theo Kinh Tạng (với bốn thiền thay vì năm), thì sơ thiền có đầy đủ năm thiền chi, nhưng bước lên nhị thiền thì không còn tầm tứ. Điều này, thí dụ như một người nói ngoại ngữ còn trong giai đoạn “lựa chữ, xếp câu” dù chính xác, khác với cách nói bằng “phản xạ tự nhiên”. Một người nói ngoại ngữ trôi chảy, mà không cần cân nhắc từ vựng, ngữ pháp, thì xem như thật sự thành thạo. Hay giống như một nhà thơ, viết nên những tuyệt tác mà không cần cân nhắc về niêm luật, mặc dù những bài thơ không sai niêm luật.

Tôn giả Mahāmoggallāna là bậc thượng căn về thiền định, nhưng do đã tu tập nhiều đời, nên khi đi sâu vào đại định thì “tự mình làm khó mình”.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

1. Kolitasuttaṃ

235. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho āyasmā mahāmoggallāno bhikkhū āmantesi – ‘‘āvuso bhikkhave’’ti. ‘‘Āvuso’’ti kho te bhikkhū āyasmato mahāmoggallānassa paccassosuṃ.

Āyasmā mahāmoggallāno etadavoca – ‘‘idha mayhaṃ, āvuso, rahogatassa paṭisallīnassa evaṃ cetaso parivitakko udapādi – ‘ariyo tuṇhībhāvo, ariyo tuṇhībhāvoti vuccati. Katamo nu kho ariyo tuṇhībhāvo’ti? Tassa mayhaṃ āvuso, etadahosi – ‘idha bhikkhu vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ dutiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Ayaṃ vuccati ariyo tuṇhībhāvo’ti. So khvāhaṃ, āvuso, vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ dutiyaṃ jhānaṃ upasampajja vihariṃ. Tassa mayhaṃ, āvuso, iminā vihārena viharato vitakkasahagatā saññā manasikārā samudācaranti’’.

‘‘Atha kho maṃ, āvuso, bhagavā iddhiyā upasaṅkamitvā etadavoca – ‘moggallāna, moggallāna, mā, brāhmaṇa, ariyaṃ tuṇhībhāvaṃ pamādo, ariye tuṇhībhāve cittaṃ saṇṭhapehi, ariye tuṇhībhāve cittaṃ ekodibhāvaṃ karohi, ariye tuṇhībhāve cittaṃ samādahā’ti. So khvāhaṃ, āvuso, aparena samayena vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ dutiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharāmi. Yañhi taṃ, āvuso, sammā vadamāno vadeyya – ‘satthārā anuggahito sāvako mahābhiññataṃ patto’ti, mamaṃ taṃ sammā vadamāno vadeyya – ‘satthārā anuggahito sāvako mahābhiññataṃ patto’’’ti. Paṭhamaṃ.

1. Kolitasuttavaṇṇanā

235. Bhikkhusaṃyuttassa paṭhame, āvusoti sāvakānaṃ ālāpo. Buddhā hi bhagavanto sāvake ālapantā, ‘‘bhikkhave’’ti ālapanti, sāvakā pana ‘‘buddhehi sadisā mā homā’’ti, ‘‘āvuso’’ti paṭhamaṃ vatvā pacchā, ‘‘bhikkhave’’ti bhaṇanti. Buddhehi ca ālapite bhikkhusaṅgho, ‘‘bhante’’ti paṭivacanaṃ deti sāvakehi, ‘‘āvuso’’ti. Ayaṃ vuccatīti yasmā dutiyajjhāne vitakkavicārā nirujjhanti, yesaṃ nirodhā saddāyatanaṃ appavattiṃ gacchati, tasmā yadetaṃ dutiyaṃ jhānaṃ nāma, ayaṃ vuccati ‘‘ariyānaṃ tuṇhībhāvo’’ti. Ayamettha yojanā. ‘‘Dhammī vā kathā ariyo vā tuṇhībhāvo’’ti ettha pana kammaṭṭhānamanasikāropi paṭhamajjhānādīnipi ariyo tuṇhībhāvotveva saṅkhaṃ gatāni.

Vitakkasahagatāti vitakkārammaṇā. Saññāmanasikārāti saññā ca manasikāro ca. Samudācarantīti pavattanti. Therassa kira dutiyajjhānaṃ na paguṇaṃ. Athassa tato vuṭṭhitassa vitakkavicārā na santato upaṭṭhahiṃsu. Iccassa dutiyajjhānampi saññāmanasikārāpi hānabhāgiyāva ahesuṃ, taṃ dassento evamāha. Saṇṭhapehīti sammā ṭhapehi. Ekodibhāvaṃ karohīti ekaggaṃ karohi. Samādahāti sammā ādaha āropehi. Mahābhiññatanti chaḷabhiññataṃ. Satthā kira iminā upāyena satta divase therassa hānabhāgiyaṃ samādhiṃ vaḍḍhetvā theraṃ chaḷabhiññataṃ pāpesi. Paṭhamaṃ.