Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || SỐNG VIỄN LY BAO GỒM CẢ THÂN VÀ TÂM - Kinh Theranāmaka (Theranāmakasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || SỐNG VIỄN LY BAO GỒM CẢ THÂN VÀ TÂM - Kinh Theranāmaka (Theranāmakasuttaṃ)

Wednesday, 24/01/2024, 20:47 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 24.1.2024

SỐNG VIỄN LY BAO GỒM CẢ THÂN VÀ TÂM

Kinh Theranāmaka (Theranāmakasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương X. Tương Ưng Tỷ Kheo (S,ii,282)

Đa số người tu khi lập hạnh thường chú trọng về hình thức. Sống độc cư không có nghĩ là chỉ sống”cu ki một mình là đủ”, mà mang ý nghĩa “người thật sự biết sống một mình” với tâm vô cầu, vô chấp đối với quá khứ, hiện tại, vị lai. Sự chấp thủ vào những ý niệm “tôi từng là”, “tôi sẽ là”, “tôi đang là” thường rơi vào chấp thủ thị dục huyễn ngã, cho dù bản thân đang sống trong hang đá ở rừng sâu núi thẳm một mình. Chỉ có thân viễn ly không hẳn là thật sự biết sống một mình. Tâm viễn ly là một cảnh giới cao vợi mà chỉ có bậc trí mới thật sự hướng tới.

Kinh văn

Ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Tena kho pana samayena aññataro bhikkhu theranāmako ekavihārī ceva hoti ekavihārassa ca vaṇṇavādī. So eko gāmaṃ piṇḍāya pavisati eko paṭikkamati eko raho nisīdati eko caṅkamaṃ adhiṭṭhāti. Atha kho sambahulā bhikkhū yena bhagavā tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho te bhikkhū bhagavantaṃ etadavocuṃ – ‘‘idha, bhante, aññataro bhikkhu theranāmako ekavihārī ekavihārassa ca vaṇṇavādī’’ti.

Một thuở Đức Thế Tôn ngự ở Rājagaha (Vương Xá), tại tịnh xá Veluvana (Trúc Lâm), khu vực Kalandakanivāpa (chỗ cho sóc ăn).

Bấy giờ, có một Tỷ-kheo được gọi là Thera, sống độc cư và tán thán hạnh sống độc cư. Vị ấy đi vào làng khất thực một mình, đi về một mình, ngồi vắng lặng một mình, đi kinh hành một mình.

Lúc ấy, một số tỳ khưu đi đến Đức Thế Tôn đảnh lễ rồi ngồi xuống một bên, rồi bạch với Đức Thế Tôn:

-- Bạch Đức Thế Tôn, có một Tỷ-kheo được gọi là Thera sống độc cư và tán thán hạnh sống độc cư. Vị ấy đi vào làng khất thực một mình, đi về một mình, ngồi vắng lặng một mình, đi kinh hành một mình.

Atha kho bhagavā aññataraṃ bhikkhuṃ āmantesi – ‘‘ehi tvaṃ, bhikkhu, mama vacanena theraṃ bhikkhuṃ āmantehi – ‘satthā taṃ, āvuso thera, āmantetī’’’ti. ‘‘Evaṃ, bhante’’ti kho so bhikkhu bhagavato paṭissutvā yenāyasmā thero tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṃ theraṃ etadavoca – ‘‘satthā taṃ, āvuso thera, āmantetī’’ti. ‘‘Evamāvuso’’ti kho āyasmā thero tassa bhikkhuno paṭissutvā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho āyasmantaṃ theraṃ bhagavā etadavoca – ‘‘saccaṃ kira tvaṃ, thera, ekavihārī ekavihārassa ca vaṇṇavādī’’ti? ‘‘Evaṃ, bhante’’. ‘‘Yathā kathaṃ pana tvaṃ, thera, ekavihārī ekavihārassa ca vaṇṇavādī’’ti? ‘‘Idhāhaṃ, bhante, eko gāmaṃ piṇḍāya pavisāmi eko paṭikkamāmi eko raho nisīdāmi eko caṅkamaṃ adhiṭṭhāmi. Evaṃ khvāhaṃ, bhante, ekavihārī ekavihārassa ca vaṇṇavādī’’ti.

Đức Thế Tôn bảo một tỳ khưu “Này tỳ khưu, hãy đi đến tỳ khưu Thera, nhân danh ta bảo rằng Bậc Đạo Sư gọi vị ấy”. Tỳ khưu ấy trả lời “Thưa vâng, bạch Đức Thế Tôn”.

Vị ấy đi đến tỳ khưu Thera nói rằng: “Bậc Đạo Sư cho gọi Hiền giả”. Vị tỳ khưu Thera kia trả lời “Thưa vâng, Hiền giả”, rồi đi đến Đức Thế Tôn đảnh lễ và ngồi xuống một bên.

Đức Thế Tôn nói với Tôn giả Thera:

-- Này Thera, có thật chăng thầy sống độc cư và tán thán hạnh độc cư?

-- Thưa có, bạch Thế Tôn con đi vào làng khất thực một mình, đi về một mình, ngồi vắng lặng một mình, đi kinh hành một mình. Như vậy là con sống độc cư và tán thán hạnh độc cư.

-- Này Thera, Ta không phủ nhận đó là sống độc cư. Nhưng này Thera, có một cách sống độc cư viên mãn một cách nhuần nhuyễn. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.

-- Dạ vâng, bạch Thế Tôn.

‘‘Attheso, thera, ekavihāro neso natthīti vadāmi. Api ca, thera, yathā ekavihāro vitthārena paripuṇṇo hoti taṃ suṇāhi, sādhukaṃ manasi karohi; bhāsissāmī’’ti. ‘‘Evaṃ, bhante’’ti kho...pe.... ‘‘Kathañca, thera, ekavihāro vitthārena paripuṇṇo hoti. Idha, thera, yaṃ atītaṃ taṃ pahīnaṃ, yaṃ anāgataṃ taṃ paṭinissaṭṭhaṃ, paccuppannesu ca attabhāvapaṭilābhesu chandarāgo suppaṭivinīto. Evaṃ kho, thera, ekavihāro vitthārena paripuṇṇo hotī’’ti.

-- Này Thera, thế nào là sống độc cư viên mãn một cách nhuần nhuyễn? Ở đây, này Thera, cái gì đã qua được buông xả; cái gì sắp đến được từ bỏ; sự ham muốn, khao khát đối với tự thân trong hiện tại được hoàn toàn nhổ sạch. Đó là cách sống độc cư viên mãn một cách nhuần nhuyễn.

Idamavoca bhagavā. Idaṃ vatvāna sugato athāparaṃ etadavoca satthā –

‘‘Sabbābhibhuṃ sabbaviduṃ sumedhaṃ,

Sabbesu dhammesu anūpalittaṃ;

Sabbañjahaṃ taṇhākkhaye vimuttaṃ,

Tamahaṃ naraṃ ekavihārīti brūmī’’ti.

Đức Thế Tôn thuyết như vậy. Đấng Thiện Thệ, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

Bậc Trí thấy tất cả.

Cũng là biết tất cả

Từ bỏ mọi ô nhiễm

Đoạn ái, chứng giải thoát

Ta nói đó là người

Thật sự sống độc cư

Chú Thích

Không có chi tiết nào được tìm thấy trong chánh tạng hay sớ giải về tỳ khưu được gọi là Thera.

Mệnh đề “ekavihāro vitthārena paripuṇṇo hoti” có thể dịch là “sống độc cư viên mãn với từng chi tiết”. Ở đây, dịch thoáng theo ngữ cảnh là “sống độc cư viên mãn một cách nhuần nhuyễn”.

Câu yaṃ atītaṃ taṃ pahīnaṃ có thể hiểu là “cái gì đã qua thì có khả năng cho qua”.

Câu yaṃ anāgataṃ taṃ paṭinissaṭṭhaṃ có thể hiểu là “không bận lòng với cái chưa tới”

Câu paccuppannesu ca attabhāvapaṭilābhesu chandarāgo suppaṭivinīto có thể hiểu là “nhổ sạch những ham muốn, khao khát về thị dục huyễn ngã trong hiện tại”.

Trong lời dạy của Đức Phật, sự độc cư nếu đơn thuần chỉ là “thân viễn ly” thì không thể gọi là viên mãn, mà còn cần tu tập “tâm viễn ly” là từ bỏ sở chấp đối với quá khứ, vị lai và hiện tại. Còn có tham cầu thì chưa thể gọi là độc cư viên mãn.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

10. Theranāmakasuttaṃ

244. Ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Tena kho pana samayena aññataro bhikkhu theranāmako ekavihārī ceva hoti ekavihārassa ca vaṇṇavādī. So eko gāmaṃ piṇḍāya pavisati eko paṭikkamati eko raho nisīdati eko caṅkamaṃ adhiṭṭhāti. Atha kho sambahulā bhikkhū yena bhagavā tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho te bhikkhū bhagavantaṃ etadavocuṃ – ‘‘idha, bhante, aññataro bhikkhu theranāmako ekavihārī ekavihārassa ca vaṇṇavādī’’ti.

Atha kho bhagavā aññataraṃ bhikkhuṃ āmantesi – ‘‘ehi tvaṃ, bhikkhu, mama vacanena theraṃ bhikkhuṃ āmantehi – ‘satthā taṃ, āvuso thera, āmantetī’’’ti. ‘‘Evaṃ, bhante’’ti kho so bhikkhu bhagavato paṭissutvā yenāyasmā thero tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṃ theraṃ etadavoca – ‘‘satthā taṃ, āvuso thera, āmantetī’’ti. ‘‘Evamāvuso’’ti kho āyasmā thero tassa bhikkhuno paṭissutvā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho āyasmantaṃ theraṃ bhagavā etadavoca – ‘‘saccaṃ kira tvaṃ, thera, ekavihārī ekavihārassa ca vaṇṇavādī’’ti? ‘‘Evaṃ, bhante’’. ‘‘Yathā kathaṃ pana tvaṃ, thera, ekavihārī ekavihārassa ca vaṇṇavādī’’ti? ‘‘Idhāhaṃ, bhante, eko gāmaṃ piṇḍāya pavisāmi eko paṭikkamāmi eko raho nisīdāmi eko caṅkamaṃ adhiṭṭhāmi. Evaṃ khvāhaṃ, bhante, ekavihārī ekavihārassa ca vaṇṇavādī’’ti.

‘‘Attheso, thera, ekavihāro neso natthīti vadāmi. Api ca, thera, yathā ekavihāro vitthārena paripuṇṇo hoti taṃ suṇāhi, sādhukaṃ manasi karohi; bhāsissāmī’’ti. ‘‘Evaṃ, bhante’’ti kho...pe.... ‘‘Kathañca, thera, ekavihāro vitthārena paripuṇṇo hoti. Idha, thera, yaṃ atītaṃ taṃ pahīnaṃ, yaṃ anāgataṃ taṃ paṭinissaṭṭhaṃ, paccuppannesu ca attabhāvapaṭilābhesu chandarāgo suppaṭivinīto. Evaṃ kho, thera, ekavihāro vitthārena paripuṇṇo hotī’’ti.

Idamavoca bhagavā. Idaṃ vatvāna sugato athāparaṃ etadavoca satthā –

‘‘Sabbābhibhuṃ sabbaviduṃ sumedhaṃ,

Sabbesu dhammesu anūpalittaṃ;

Sabbañjahaṃ taṇhākkhaye vimuttaṃ,

Tamahaṃ naraṃ ekavihārīti brūmī’’ti. dasamaṃ;

10. Theranāmakasuttavaṇṇanā
 

244. Dasame vaṇṇavādīti ānisaṃsavādī. Yaṃ atītaṃ taṃ pahīnanti atīte khandhapañcake chandarāgappahānena taṃ pahīnaṃ nāma hoti. Anāgatanti anāgatampi khandhapañcakaṃ tattha chandarāgapaṭinissaggena paṭinissaṭṭhaṃ nāma hoti. Sabbābhibhunti sabbā khandhāyatanadhātuyo ca tayo bhave ca abhibhavitvā ṭhitaṃ. Sabbavidunti taṃ vuttappakāraṃ sabbaṃ viditaṃ pākaṭaṃ katvā ṭhitaṃ. Sabbesu dhammesūti tesveva dhammesu taṇhādiṭṭhilepehi anupalittaṃ. Sabbañjahanti tadeva sabbaṃ tattha chandarāgappahānena jahitvā ṭhitaṃ. Taṇhakkhaye vimuttanti taṇhakkhayasaṅkhāte nibbāne tadārammaṇāya vimuttiyā vimuttaṃ. Dasamaṃ.