Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | SỐNG ĐÚNG PHÁP TRONG MỌI TÌNH HUỐNG - Kinh Tổ Chim (Kulāvakasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | SỐNG ĐÚNG PHÁP TRONG MỌI TÌNH HUỐNG - Kinh Tổ Chim (Kulāvakasuttaṃ)

, 19/11/2022, 17:54 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 19.11.2022


SỐNG ĐÚNG PHÁP TRONG MỌI TÌNH HUỐNG

Kinh Tổ Chim (Kulāvakasuttaṃ)

CHƯƠNG XI. TƯƠNG ƯNG SAKKA, PHẨM THỨ NHẤT (S. i, 224)

Người bình thường luôn ưu tiên bảo vệ quyền lợi và mạng sống. Những bậc thiện trí đúng nghĩa là người luôn bảo vệ những nguyên tắc cao quý hay còn gọi là chánh pháp. Thiên chủ Sakka chấp nhận thà thua cuộc hơn là gây tổn hại cho sinh linh đó là tâm đại bi. Từ cổ chí kim cũng có nhiều người chấp nhận cái chết để không đi ngược lại với đạo lý mình tôn thờ. Đối với bậc thiện trí, tinh anh phát tiết trong những khoảnh khắc nghiệt ngã. Đôi lúc tạo nên kỳ tích.

Sāvatthiyaṃ. ‘‘Bhūtapubbaṃ, bhikkhave, devāsurasaṅgāmo samupabyūḷho ahosi. Tasmiṃ kho pana, bhikkhave, saṅgāme asurā jiniṃsu, devā parājiniṃsu. Parājitā ca kho, bhikkhave, devā apāyaṃsveva uttarenamukhā, abhiyaṃsveva ne asurā. Atha kho, bhikkhave, sakko devānamindo mātali saṅgāhakaṃ gāthāya ajjhabhāsi –

Tại Sāvatthi. Đức Thế Tôn thuyết như sau:

Này chư Tỳ khưu, thuở xưa chư thiên và a tu la dàn trận cho một cuộc hỗn chiến.

Trong trận chiến ấy các a tu la thắng, chư Thiên bị bại. Chư thiên bại trận lui về hướng bắc; các a tu la đuổi theo.

Này chư Tỳ khưu, lúc ấy Thiên chủ Sakka nói với người đánh xe Mātali bằng kệ ngôn:

‘‘Kulāvakā mātali simbalismiṃ

Īsāmukhena parivajjayassu

Kāmaṃ cajāma asuresu pāṇaṃ

Māyime dijā vikulāvakā ahesu’’nti.

“Mātali hãy tránh

Xe chạm các tổ chim

Thà nạp mạng cho địch

Hơn khiến chim mất tổ.

‘‘‘Evaṃ bhaddantavā’ti kho, bhikkhave, mātali saṅgāhako sakkassa devānamindassa paṭissutvā sahassayuttaṃ ājaññarathaṃ paccudāvattesi. Atha kho, bhikkhave, asurānaṃ etadahosi – ‘paccudāvatto kho dāni sakkassa devānamindassa sahassayutto ājaññaratho. Dutiyampi kho devā asurehi saṅgāmessantīti bhītā asurapurameva pāvisiṃsu. Iti kho, bhikkhave, sakkassa devānamindassa dhammena jayo ahosī’’’ti.

Này chư Tỳ khưu, người đánh xe Mātali trả lời Thiên chủ Sakka: "Thưa vâng, Tôn chủ". Rồi đánh xe thiên mã trở lui,

Này chư Tỳ khưu, các a tu la chợt nghĩ: "Nay cỗ xe có ngàn con tuấn mã kéo của Thiên chủ Sakka đã trở lui. Chư Thiên sẽ phản công các a tu la lần thứ hai". Nghĩ vậy, họ sợ hãi lui vào trong thành trì a tu la.

Này chư Tỳ khưu, như vậy Thiên chủ Sakka nhờ chánh pháp thắng trận.

‘‘Kulāvakā mātali simbalismiṃ īsāmukhena parivajjayassu = Này Mātali hãy tránh đừng để gọng xe va vào các tổ chim

Kāmaṃ cajāma asuresu pāṇaṃ = chúng ta thà trao mạng sống cho các a tu la

Māyime dijā vikulāvakā ahesu’’nti = hơn là khiến cho các con chim mất tổ ấm

Supaṇṇa thường được dịch là kim sí điểu là một loài chim ở cõi trời tứ thiên vương và đạo lợi. Loài chim thuộc thiên giới nầy cũng là một trong những lực lượng bảo vệ thiên cung. Vua của loài kim sí điểu gọi là Garuda.

Simbalī là cây gòn (tiếng Anh gọi là silk-cotton wood). Trái non có thể ăn. Trái già có bông gòn bên trong. Khi trái gòn thật già tự nở bung ra và bông gòn bay theo gió như mây trắng bay. Theo Ngài Ananda Maitreya thì cây gòn ở cõi trời, cũng như những sinh vật khác, có những đặc điểm thù diệu hơn cõi người mặc dù trong kinh không nêu rõ. Loài kim sí điểu thường làm tổ trên những cây gòn. Với thân tướng to lớn của loài nầy thì những cây gòn trên thiên giới phải rất đồ sộ.

Theo Sớ giải thì khi thiên xa của Đế Thích di chuyển tạo những âm thanh như sấm sét nên khi xe tiến về phía rừng cây gòn thì những kim sí điểu khoẻ mạnh bay đi chỗ khác còn những chim con và chim già nua nằm lại trong tổ và kêu vang hoảng hốt. Nghe tiếng kêu thất thanh của loài chim khiến Thiên chủ Đế Thích trắc ẩn và ra lệnh quay xe trở lui.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

6. Kulāvakasuttaṃ [Mūla]

252. Sāvatthiyaṃ. ‘‘Bhūtapubbaṃ, bhikkhave, devāsurasaṅgāmo samupabyūḷho ahosi. Tasmiṃ kho pana, bhikkhave, saṅgāme asurā jiniṃsu, devā parājiniṃsu. Parājitā ca kho, bhikkhave, devā apāyaṃsveva uttarenamukhā, abhiyaṃsveva ne asurā. Atha kho, bhikkhave, sakko devānamindo mātali saṅgāhakaṃ gāthāya ajjhabhāsi –

‘‘Kulāvakā mātali simbalismiṃ,

Īsāmukhena parivajjayassu;

Kāmaṃ cajāma asuresu pāṇaṃ,

Māyime dijā vikulāvakā [vikulāvā (syā. kaṃ. ka.)] ahesu’’nti.

‘‘‘Evaṃ bhaddantavā’ti kho, bhikkhave, mātali saṅgāhako sakkassa devānamindassa paṭissutvā sahassayuttaṃ ājaññarathaṃ paccudāvattesi. Atha kho, bhikkhave, asurānaṃ etadahosi – ‘paccudāvatto kho dāni sakkassa devānamindassa sahassayutto ājaññaratho. Dutiyampi kho devā asurehi saṅgāmessantīti bhītā asurapurameva pāvisiṃsu. Iti kho, bhikkhave, sakkassa devānamindassa dhammena jayo ahosī’’’ti.

6. Kulāvakasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

252. Chaṭṭhe ajjhabhāsīti tassa kira simbalivanābhimukhassa jātassa rathasaddo ca ājānīyasaddo dhajasaddo ca samantā asanipātasaddo viya ahosi. Taṃ sutvā simbalivane balavasupaṇṇā palāyiṃsu, jarājiṇṇā ceva rogadubbalā ca asañjātapakkhapotakā ca palāyituṃ asakkontā, maraṇabhayena tajjitā ekappahāreneva mahāviravaṃ viraviṃsu. Sakko taṃ sutvā ‘‘kassa saddo, tātā’’ti? Mātaliṃ pucchi. Rathasaddaṃ, te deva, sutvā supaṇṇā palāyituṃ asakkontā viravantīti. Taṃ sutvā karuṇāsamāvajjitahadayo abhāsi. Īsāmukhenāti rathassa īsāmukhena. Yathā kulāvake īsāmukhaṃ na sañcuṇṇeti, evaṃ iminā īsāmukhena te parivajjaya. So hi ratho puññapaccayanibbatto cakkavāḷapabbatepi sinerumhipi sammukhībhūte vinivijjhitvāva gacchati na sajjati, ākāsagatasadiseneva gacchati. Sace tena simbalivanena gato bhaveyya, yathā mahāsakaṭe kadalivanamajjhena vā eraṇḍavanamajjhena vā gacchante sabbavanaṃ vibhaggaṃ nimmathitaṃ hoti, evaṃ tampi simbalivanaṃ bhaveyya. Chaṭṭhaṃ.