Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || SẢN PHẨM VÀ SỰ SẢN SINH - Sáu Bài Kinh Về Căn Nguyên Của Nội Xứ Và Ngoại Xứ

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || SẢN PHẨM VÀ SỰ SẢN SINH - Sáu Bài Kinh Về Căn Nguyên Của Nội Xứ Và Ngoại Xứ

Tuesday, 20/05/2025, 02:38 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 20.5.2025

SẢN PHẨM VÀ SỰ SẢN SINH

SÁU BÀI KINH VỀ CĂN NGUYÊN CỦA NỘI XỨ VÀ NGOẠI XỨ

Căn Nguyên Nội Tại Vô Thường (Ajjhattāniccahetusuttaṃ)
Căn Nguyên Nội Tại Khổ Não (Ajjhattadukkhahetusuttaṃ)
Căn Nguyên Nội Tại Vô Ngã (Ajjhattānattahetusuttaṃ)
Căn Nguyên Ngoại Giới Vô Thường (Bāhirāniccahetusuttaṃ)
Căn Nguyên Ngọai Giới Khổ Não (Bāhiradukkhahetusuttaṃ)
Căn Nguyên Ngoại Giới Vô Ngã (Bāhirānattahetusuttaṃ)

Chương XXXV. Tương Ưng Sáu Xứ – Phẩm Devadaha (SN.35.140 - 145)

A person sitting in a room with pottery

AI-generated content may be incorrect.

Có một nguyên lý muôn thuở: “Người tạo tác vụng về thì sản phẩm không thể là một kiệt tác”. Sự tương quan giữa nhân duyên tạo tác và sở tạo là điều tất nhiên. Thế giới bất toàn không thể tạo nên một một sáng tạo chủ toàn năng. Phải thấy được căn cội của vấn đề mới không nuôi một ảo tưởng về một tương lai thập toàn, thập mỹ vốn chỉ là vô vọng. Đức Phật dạy điểm trọng yếu là từ sự nhận thức rõ về bản chất vô thường, khổ não, vô ngã, hành giả có thể khởi tâm nhàm chán để rồi ly tham và giải thoát.

KINH VĂN

140. Kinh Căn Nguyên Nội Tại Vô Thường (Ajjhattāniccahetusuttaṃ)

“cakkhuṃ, bhikkhave, aniccaṃ. yopi hetu, yopi paccayo cakkhussa uppādāya, sopi anicco. aniccasambhūtaṃ, bhikkhave, cakkhu kuto niccaṃ bhavissati ... pe ... jivhā aniccā. yopi hetu, yopi paccayo jivhāya uppādāya sopi anicco. aniccasambhūtā, bhikkhave, jivhā kuto niccā bhavissati ... pe ... mano anicco. yopi, bhikkhave, hetu yopi paccayo manassa uppādāya, sopi anicco. aniccasambhūto, bhikkhave, mano kuto nicco bhavissati! evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako cakkhusmimpi nibbindati ... pe ... jivhāyapi nibbindati ... pe ... nibbindaṃ virajjati; virāgā vimuccati; vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti. ‘khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī”ti. sattamaṃ.

140. “Này chư Tỳ khưu, mắt là vô thường. Bất cứ nhân hay duyên nào đưa đến sự sanh khởi của mắt, chúng cũng đều là vô thường. Mắt được hình thành từ những pháp vô thường, thì làm sao nó có thể là thường hằng?

...

Lưỡi là vô thường. Bất cứ nhân hay duyên nào đưa đến sự sanh khởi của lưỡi, chúng cũng đều là vô thường. Lưỡi được hình thành từ những pháp vô thường, thì làm sao nó có thể là thường hằng?

...

Ý là vô thường, này chư Tỳ khưu. Bất cứ nhân hay duyên nào đưa đến sự sanh khởi của ý, chúng cũng đều là vô thường. Ý được hình thành từ những pháp vô thường, thì làm sao nó có thể là thường hằng?

Này chư Tỳ khưu, thấy được như vậy, vị Thánh đệ tử có học hiểu sẽ nhàm chán đối với mắt... cũng như đối với lưỡi... cũng như đối với ý. Do nhàm chán nên ly tham, do ly tham nên được giải thoát; Khi đã giải thoát thì biết rõ bằng trí tuệ: ‘Đã giải thoát’. Vị ấy hiểu rằng: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm xong, không còn trở lui trạng thái này nữa.”

141. Kinh Căn Nguyên Nội Tại Khổ Não (Ajjhattadukkhahetusuttaṃ)

“cakkhuṃ, bhikkhave, dukkhaṃ. yopi hetu yopi paccayo cakkhussa uppādāya, sopi dukkho. dukkhasambhūtaṃ, bhikkhave, cakkhu kuto sukhaṃ bhavissati ... pe ... jivhā dukkhā. yopi hetu, yopi paccayo jivhāya uppādāya, sopi dukkho. dukkhasambhūtā, bhikkhave, jivhā kuto sukhā bhavissati ... pe ... mano dukkho. yopi hetu yopi paccayo manassa uppādāya, sopi dukkho. dukkhasambhūto, bhikkhave, mano kuto sukho bhavissati! evaṃ passaṃ ... pe ... ‘khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī”ti. aṭṭhamaṃ.

141. “Này chư Tỳ khưu, mắt là khổ não. Bất cứ nhân hay duyên nào đưa đến sự sanh khởi của mắt, chúng cũng đều là khổ não. Con mắt được hình thành từ những pháp khổ não, thì làm sao nó có thể là an lạc?

...

Lưỡi là khổ não. Bất cứ nhân hay duyên nào đưa đến sự sanh khởi của lưỡi, chúng cũng đều là khổ não. Lưỡi được hình thành từ những pháp khổ não, thì làm sao nó có thể là an lạc?

...

Ý là khổ não, này chư Tỳ khưu. Bất cứ nhân hay duyên nào đưa đến sự sanh khởi của ý, chúng cũng đều là khổ não. Ý được hình thành từ những pháp khổ não, thì làm sao nó có thể là an lạc?

Này chư Tỳ khưu, thấy được như vậy, vị Thánh đệ tử có học hiểu sẽ nhàm chán đối với mắt... cũng như đối với lưỡi... cũng như đối với ý. Do nhàm chán nên ly tham, do ly tham nên được giải thoát; Khi đã giải thoát thì biết rõ bằng trí tuệ: ‘Đã giải thoát’. Vị ấy hiểu rằng: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm xong, không còn trở lui trạng thái này nữa.”

142. Kinh Căn Nguyên Nội Tại Vô Ngã (Ajjhattānattahetusuttaṃ)

“cakkhuṃ, bhikkhave, anattā. yopi hetu, yopi paccayo cakkhussa uppādāya, sopi anattā. anattasambhūtaṃ, bhikkhave, cakkhu kuto attā bhavissati ... pe ... jivhā anattā. yopi hetu yopi paccayo jivhāya uppādāya, sopi anattā. anattasambhūtā, bhikkhave, jivhā kuto attā bhavissati ... pe ... mano anattā. yopi hetu yopi paccayo manassa uppādāya, sopi anattā. anattasambhūto, bhikkhave, mano kuto attā bhavissati! evaṃ passaṃ ... pe ... ‘khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī”ti. navamaṃ.

142. “Này chư Tỳ khưu, mắt là vô ngã. Bất cứ nhân hay duyên nào đưa đến sự sanh khởi của mắt, chúng cũng đều là vô ngã. Con mắt được hình thành từ những pháp vô ngã, thì làm sao nó có thể là chân ngã?

...

Lưỡi là vô ngã. Bất cứ nhân hay duyên nào đưa đến sự sanh khởi của lưỡi, chúng cũng đều là vô ngã. Lưỡi được hình thành từ những pháp vô ngã, thì làm sao nó có thể là chân ngã?

...

Ý là vô ngã, này chư Tỳ khưu. Bất cứ nhân hay duyên nào đưa đến sự sanh khởi của ý, chúng cũng đều là vô ngã. Ý được hình thành từ những pháp vô ngã, thì làm sao nó có thể là chân ngã?

Này chư Tỳ khưu, thấy được như vậy, vị Thánh đệ tử có học hiểu sẽ nhàm chán đối với mắt... cũng như đối với lưỡi... cũng như đối với ý. Do nhàm chán nên ly tham, do ly tham nên được giải thoát; Khi đã giải thoát thì biết rõ bằng trí tuệ: ‘Đã giải thoát’. Vị ấy hiểu rằng: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm xong, không còn trở lui trạng thái này nữa.”

143. Kinh Căn Nguyên Ngoại Giới Vô Thường (Bāhirāniccahetusuttaṃ)

“rūpā, bhikkhave, aniccā. yopi hetu, yopi paccayo rūpānaṃ uppādāya, sopi anicco. aniccasambhūtā, bhikkhave, rūpā kuto niccā bhavissanti! saddā... gandhā... rasā... phoṭṭhabbā... dhammā aniccā. yopi hetu, yopi paccayo dhammānaṃ uppādāya, sopi anicco. aniccasambhūtā, bhikkhave, dhammā kuto niccā bhavissanti! evaṃ passaṃ ... pe ... ‘khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī”ti.

143. “Này chư Tỳ khưu, sắc là vô thường. Bất cứ nhân hay duyên nào đưa đến sự sanh khởi của sắc, chúng cũng đều là vô thường. Sắc được hình thành từ những pháp vô thường, thì làm sao nó có thể là thường hằng?

...

Vị là vô thường. Bất cứ nhân hay duyên nào đưa đến sự sanh khởi của vị, chúng cũng đều là vô thường. Vị được hình thành từ những pháp vô thường, thì làm sao nó có thể là thường hằng?

...

Cảnh pháp là vô thường, này chư Tỳ khưu. Bất cứ nhân hay duyên nào đưa đến sự sanh khởi của cảnh pháp, chúng cũng đều là vô thường. Cảnh pháp được hình thành từ những pháp vô thường, thì làm sao nó có thể là thường hằng?

Này chư Tỳ khưu, thấy được như vậy, vị Thánh đệ tử có học hiểu sẽ nhàm chán đối với mắt... cũng như đối với lưỡi... cũng như đối với ý. Do nhàm chán nên ly tham, do ly tham nên được giải thoát; Khi đã giải thoát thì biết rõ bằng trí tuệ: ‘Đã giải thoát’. Vị ấy hiểu rằng: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm xong, không còn trở lui trạng thái này nữa.”

144. Kinh Căn Nguyên Ngọai Giới Khổ Não (Bāhiradukkhahetusuttaṃ)

“rūpā, bhikkhave, dukkhā. yopi hetu, yopi paccayo rūpānaṃ uppādāya, sopi dukkho. dukkhasambhūtā, bhikkhave, rūpā kuto sukhā bhavissanti! saddā... gandhā... rasā... phoṭṭhabbā... dhammā dukkhā. yopi hetu, yopi paccayo dhammānaṃ uppādāya, sopi dukkho. dukkhasambhūtā, bhikkhave, dhammā kuto sukhā bhavissanti! evaṃ passaṃ ... pe ... ‘khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī”ti. ekādasamaṃ.

“Này chư Tỳ khưu, sắc là khổ não. Bất cứ nhân hay duyên nào đưa đến sự sanh khởi của sắc, chúng cũng đều là khổ não. Sắc được hình thành từ những pháp khổ não, thì làm sao nó có thể là an lạc?

...

Vị là khổ não. Bất cứ nhân hay duyên nào đưa đến sự sanh khởi của vị, chúng cũng đều là khổ não. Vị được hình thành từ những pháp khổ não, thì làm sao nó có thể là an lạc?

...

Cảnh pháp là khổ não, này chư Tỳ khưu. Bất cứ nhân hay duyên nào đưa đến sự sanh khởi của cảnh pháp, chúng cũng đều là khổ não. Cảnh pháp được hình thành từ những pháp khổ não, thì làm sao nó có thể là an lạc?

Này chư Tỳ khưu, thấy được như vậy, vị Thánh đệ tử có học hiểu sẽ nhàm chán đối với mắt... cũng như đối với lưỡi... cũng như đối với ý. Do nhàm chán nên ly tham, do ly tham nên được giải thoát; Khi đã giải thoát thì biết rõ bằng trí tuệ: ‘Đã giải thoát’. Vị ấy hiểu rằng: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm xong, không còn trở lui trạng thái này nữa.”

145. Căn Nguyên Ngoại Giới Vô Ngã (Bāhirānattahetusuttaṃ)

“rūpā, bhikkhave, anattā. yopi hetu, yopi paccayo rūpānaṃ uppādāya, sopi anattā. anattasambhūtā, bhikkhave, rūpā kuto attā bhavissanti! saddā... gandhā... rasā... phoṭṭhabbā... dhammā anattā. yopi hetu, yopi paccayo dhammānaṃ uppādāya, sopi anattā. anattasambhūtā, bhikkhave, dhammā kuto attā bhavissanti! evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako rūpesupi nibbindati, saddesupi... gandhesupi... rasesupi... phoṭṭhabbesupi... dhammesupi nibbindati. nibbindaṃ virajjati; virāgā vimuccati; vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti. ‘khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī”ti. dvādasamaṃ.

“Này chư Tỳ khưu, sắc là vô ngã. Bất cứ nhân hay duyên nào đưa đến sự sanh khởi của sắc, chúng cũng đều là vô ngã. Sắc được hình thành từ những pháp vô ngã, thì làm sao nó có thể là chân ngã?

...

Vị là vô ngã. Bất cứ nhân hay duyên nào đưa đến sự sanh khởi của vị, chúng cũng đều là vô ngã. Vị được hình thành từ những pháp vô ngã, thì làm sao nó có thể là chân ngã?

...

Cảnh pháp là vô ngã, này chư Tỳ khưu. Bất cứ nhân hay duyên nào đưa đến sự sanh khởi của cảnh pháp, chúng cũng đều là vô ngã. Cảnh pháp được hình thành từ những pháp vô ngã, thì làm sao nó có thể là chân ngã?

Này chư Tỳ khưu, thấy được như vậy, vị Thánh đệ tử có học hiểu sẽ nhàm chán đối với mắt... cũng như đối với lưỡi... cũng như đối với ý. Do nhàm chán nên ly tham, do ly tham nên được giải thoát; Khi đã giải thoát thì biết rõ bằng trí tuệ: ‘Đã giải thoát’. Vị ấy hiểu rằng: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm xong, không còn trở lui trạng thái này nữa.”

CHÚ THÍCH

Hai chữ nội tại (ajjhata) và ngoại tại (bāhira) ở đây không mang ý nghĩa về không gian, chỉ đơn thuần là các căn và đối tượng tương thích. Như cảnh pháp không thể nói theo không gian là trong hay ngoài.

Hai chữ nhân (hetu) và duyên (paccaya) chỉ cho căn cội và những tác động lớn nhỏ xa gần. Có thể nói tất các pháp hữu vi tập khởi là do “trùng trùng duyên hệ, điệp điệp duyên sinh”.

Cả sáu bài kinh đều khẳng định quy luật “cái sản sinh bất toàn thì sản phẩm không thể hoàn hảo”. Điều này chi phối toàn bộ thế giới hiện tượng.

Theo Sớ Giải, những bài kinh này được Đức Phật giảng riêng biệt tương ứng với căn cơ của người nghe.

SỚ GIẢI

137-145. catutthaṃ suddhikaṃ katvā desiyamāne bujjhanakānaṃ ajjhāsayena vuttaṃ.pañcamādīni tathā tathā bujjhantānaṃ ajjhāsayena vuttāni. attho pana tesaṃ pākaṭoyevāti.

“Các bài kinh từ 137 đến 145:

Bài kinh thứ tư (tức bài số 137) được giảng một cách đơn thuần (suddhikaṃ katvā), nhằm phù hợp với căn cơ của những người có thể giác ngộ khi được giảng giải theo cách đơn giản (bujjhanakānaṃ ajjhāsayena vuttaṃ).

Còn từ bài thứ năm trở đi (tức các bài 138–145) được giảng theo những cách khác nhau, tùy theo khuynh hướng nhận thức (ajjhāsaya) của những người có khả năng hiểu theo các phương diện ấy (tathā tathā bujjhantānaṃ ajjhāsayena vuttāni). Tuy nhiên, ý nghĩa (attho) của các bài kinh đó rất rõ ràng (pākaṭo yeva).”

Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu

139. VI. Nội Căn Do Nhân (1) (S.iv,129)

1) ...

2) -- Này các Tỷ-kheo, mắt là vô thường. Do nhân gì, do duyên gì khiến mắt khởi lên, cái ấy cũng vô thường. Này các Tỷ-kheo, mắt do nhân vô thường khởi lên, từ đâu sẽ thường còn được?

4-7) ... tai... mũi... lưỡi... thân...

8) Này các Tỷ-kheo, ý là vô thường. Do nhân gì, do duyên gì khiến ý khởi lên, cái ấy cũng vô thường. Này các Tỷ-kheo, ý do nhân vô thường khởi lên, từ đâu có thể thường được?

9) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt... đối với ý. Do nhàm chán, vị ấy ly tham... "... không còn trở lui trạng thái này nữa".

140. VII. Nội Căn Do Nhân (2) (S.iv,130)

(Như kinh trên, chỉ khác khổ thế cho vô thường) ...

141. VIII. Nội Căn Do Nhân (3) (S.iv,130)

(Như kinh trên, chỉ khác vô ngã thế cho vô thường) ..

142 - 144. IX - X. Ngoại Căn Do Nhân (1) (2)(3)(S.iv,131)

(Như các kinh trước, chỉ thế vào các sắc, các tiếng, các hương, các vị, các xúc, các pháp)...