Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | QUÁN TRIỆT DUYÊN KHỞI LÀ CHỨNG TUỆ GIÁC - Kinh Duyên (Paccayasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | QUÁN TRIỆT DUYÊN KHỞI LÀ CHỨNG TUỆ GIÁC - Kinh Duyên (Paccayasuttaṃ)

Wednesday, 01/03/2023, 19:34 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 1.3.2023


Kinh Upavāṇa (Upavāṇasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương I. Tương Ưng Nhân Duyên (a) - Phẩm Mười Lực (S. ii, 41)

Nội dung kinh nầy giống như phần đầu bài trước, Kinh Bhūmija (Bhūmijasuttaṃ) chỉ khác một chi tiết rất nhỏ không quan trọng là không nói các vị sa môn, bà la môn theo lập thuyết nghiệp báo (kammavādā). Tôn giả Upavāṇa có lúc là thị giả của Đức Phật trong giai đoạn ngắn hạn.

QUÁN TRIỆT DUYÊN KHỞI LÀ CHỨNG TUỆ GIÁC

Kinh Duyên (Paccayasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương I. Tương Ưng Nhân Duyên (a) - Phẩm Mười Lực (S. ii, 42)

Sống và hiểu rõ cuộc sống là hai việc khác nhau. Thấy được chân tướng, nhân tập khởi, sự tịch tịnh, và con đường dẫn đến tịch tịnh được xem là sự hiểu biết hoàn chỉnh hay viên giác. Tứ Diệu Đế và Thập Nhị Nhân Duyên mới nghe như khác biệt nhưng cả hai, trong lý giải tận cùng, là một. Tất cả chư Phật toàn giác thành đạo đều với sự quán chiếu duyên khởi. Những bậc thánh đệ tử hữu học cũng được xem là thấy được duyên khởi với tuệ giác. Bài kinh nầy, một lần nữa, xác định vị thế quan trọng của duyên khởi trong Phật học.

Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘avijjāpaccayā, bhikkhave, saṅkhārā; saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.

Ngự tại Sāvatthi.

Này chư Tỳ Khưu, thế nào là duyên sinh? Với vô minh là duyên, hành sanh khởi; hành là duyên, thức sanh khởi; thức là duyên, danh sắc sanh khởi; danh sắc là duyên, lục nhập sanh khởi; lục nhập là duyên, xúc sanh khởi; xúc là duyên, tho sanh khởi; thọ là duyên, ái sanh khởi; ái là duyên, thủ sanh khởi; thủ là duyên, hữu sanh khởi; hữu là duyên, sinh sanh khởi; sinh là duyên, già, chết, khổ, ưu, ai sanh khởi. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn tập khởi.

‘‘Katamañca, bhikkhave, jarāmaraṇaṃ? Yā tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhi tamhi sattanikāye jarā jīraṇatā khaṇḍiccaṃ pāliccaṃ valittacatā āyuno saṃhāni indriyānaṃ paripāko – ayaṃ vuccati jarā. Yā tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhā tamhā sattanikāyā cuti cavanatā bhedo antaradhānaṃ maccu maraṇaṃ kālakiriyā khandhānaṃ bhedo kaḷevarassa nikkhepo; idaṃ vuccati maraṇaṃ. Iti ayañca jarā idañca maraṇaṃ. Idaṃ vuccati, bhikkhave, jarāmaraṇaṃ. Jātisamudayā jarāmaraṇasamudayo; jātinirodhā jarāmaraṇanirodho. Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo jarāmaraṇanirodhagāminī paṭipadā. Seyyathidaṃ – sammādiṭṭhi, sammāsaṅkappo, sammāvācā, sammākammanto, sammāājīvo, sammāvāyāmo, sammāsati, sammāsamādhi.

Này chư Tỳ Khưu, thế nào là già, chết? Sự lão hoá của chúng sanh trong nhiều sanh loại với già nua, tóc bạc, da nhăn, răng rụng, sức lực cùng kiệt, các căn suy yếu. Cái chết của chúng sanh ở nhiều sanh loại chính là sự tiêu vong, mệnh chung, sinh mạng kết thúc, tuổi thọ không còn, các uẩn biến hoại, thân xác quăng bỏ. Đây gọi là già, chết. Đây gọi chung già và chết là lão tử.

Do sanh tập khởi, già chết tập khởi. Do sanh đoạn diệt, già chết đoạn diệt. Ðây là Thánh đạo tám chi phần đưa đến đoạn diệt già chết tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

‘‘Katamā ca, bhikkhave, jāti...pe... katamo ca, bhikkhave, bhavo... katamañca, bhikkhave, upādānaṃ... katamā ca, bhikkhave, taṇhā... katamā ca, bhikkhave, vedanā... katamo ca, bhikkhave, phasso... katamañca, bhikkhave, saḷāyatanaṃ... katamañca, bhikkhave, nāmarūpaṃ... katamañca, bhikkhave, viññāṇaṃ...?

Này chư Tỳ Khưu thế nào là sanh?...

Này chư Tỳ Khưu thế nào là hữu?...

Này chư Tỳ Khưu thế nào là thủ?...

Này chư Tỳ Khưu thế nào là ái?...

Này chư Tỳ Khưu thế nào là thọ?...

Này chư Tỳ Khưu thế nào là xúc?...

Này chư Tỳ Khưu thế nào là lục nhập?...

Này chư Tỳ Khưu thế nào là danh sắc?...

Này chư Tỳ Khưu thế nào là thức?... [xem Kinh Phân Tích Duyên Sinh (Vibhaṅgasuttaṃ)Tập II – Thiên Nhân Duyên – Chương I. Tương Ưng Nhân Duyên (a) - Phẩm Phật Đà (S. ii, 2)]

‘‘Katame ca, bhikkhave, saṅkhārā? Tayome, bhikkhave, saṅkhārā – kāyasaṅkhāro, vacīsaṅkhāro, cittasaṅkhāro. Ime vuccanti, bhikkhave, saṅkhārā. Avijjāsamudayā saṅkhārasamudayo; avijjānirodhā saṅkhāranirodho. Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo saṅkhāranirodhagāminī paṭipadā. Seyyathidaṃ – sammādiṭṭhi...pe... sammāsamādhi.

Này chư Tỳ Khưu, thế nào là hành? Này các Tỷ-kheo, có ba hành này: thân hành, khẩu hành, ý hành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hành.

Ðây là Thánh đạo tám chi phần đưa đến đoạn diệt hành tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

‘‘Yato kho, bhikkhave, ariyasāvako evaṃ paccayaṃ pajānāti, evaṃ paccayasamudayaṃ pajānāti, evaṃ paccayanirodhaṃ pajānāti, evaṃ paccayanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ pajānāti. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, ariyasāvako diṭṭhisampanno itipi, dassanasampanno itipi, āgato imaṃ saddhammaṃ itipi, passati imaṃ saddhammaṃ itipi, sekkhena ñāṇena samannāgato itipi, sekkhāya vijjāya samannāgato itipi, dhammasotaṃ samāpanno itipi, ariyo nibbedhikapañño itipi, amatadvāraṃ āhacca tiṭṭhati itipī’’ti. Sattamaṃ.

Này chư Tỳ Khưu, do vị thánh đệ tử biết duyên như vậy, duyên tập khởi như vậy, duyên đoạn diệt như vậy; biết rõ con đường đưa đến đoạn diệt như vậy, vị thánh đệ tử ấy được gọi là đạt tri kiến, đạt tầm nhìn, đã đạt được chân diệu pháp này, thấy được chân diệu pháp này; đã đầy đủ hữu học trí, đã đầy đủ hữu học minh, đã nhập pháp lưu, là bậc thánh minh tuệ giác, đã đứng ngay tại Cửa Bất Tử.

Chú Thích

Tên bài kinh nầy trùng với một bài trước đây.

Nội dung khi nầy phần lớn trùng với với Kinh Phân Tích Duyên Sinh (Vibhaṅgasuttaṃ) Tập II – Thiên Nhân Duyên – Chương I. Tương Ưng Nhân Duyên (a) – Phẩm Phật Đà (S. ii, 2). Phần khác biệt là ở đoạn sau cùng Đức Phật khẳng định một người quán triệt duyên khởi là một thánh đệ tử thành tựu tuệ giác.

Theo Sớ Giải thì sự hiểu biết đích thực giáo lý duyên khởi là quán triệt các duyên sinh theo hệ luận tứ đế: chân tướng, nhân tập khởi, sự đoạn diệt, con đường đưa đến đoạn diệt.

Bậc hữu học – sekha – chỉ cho 7 tầng thánh: sơ đạo, sơ quả, nhị đạo, nhị quả, tam đạo, tam quả, và tứ đạo. Bậc tứ quá là quả vị A la hán. Hiểu đại lược bậc hữu học là bậc đang trên hành trình dẫn đến viên giác. Bậc vô học là bậc viên giác. Hữu học và vô học ở đây hiểu theo cổ văn Hán ngữ hoàn toàn khác với cách dùng hiện hành.

Câu “amatadvāraṃ āhacca tiṭṭhati – dịch đầy đủ là người đứng gõ cửa bất tử – dựa trên một thành ngữ được hiểu là “đứng ngay tại cửa bất tử”. Động tự “gõ – āhacca ” trong câu không có ý nghĩa như trong bản Sớ Giải một bài kinh trước (II 238,5, 16-17)

Bất tử – amata – chỉ cho niết bàn.

Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch

7. Paccayasuttaṃ

27. Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘avijjāpaccayā, bhikkhave, saṅkhārā; saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.

‘‘Katamañca, bhikkhave, jarāmaraṇaṃ? Yā tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhi tamhi sattanikāye jarā jīraṇatā khaṇḍiccaṃ pāliccaṃ valittacatā āyuno saṃhāni indriyānaṃ paripāko – ayaṃ vuccati jarā. Yā tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhā tamhā sattanikāyā cuti cavanatā bhedo antaradhānaṃ maccu maraṇaṃ kālakiriyā khandhānaṃ bhedo kaḷevarassa nikkhepo; idaṃ vuccati maraṇaṃ. Iti ayañca jarā idañca maraṇaṃ. Idaṃ vuccati, bhikkhave, jarāmaraṇaṃ. Jātisamudayā jarāmaraṇasamudayo; jātinirodhā jarāmaraṇanirodho. Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo jarāmaraṇanirodhagāminī paṭipadā. Seyyathidaṃ – sammādiṭṭhi, sammāsaṅkappo, sammāvācā, sammākammanto, sammāājīvo, sammāvāyāmo, sammāsati, sammāsamādhi.

‘‘Katamā ca, bhikkhave, jāti...pe... katamo ca, bhikkhave, bhavo... katamañca, bhikkhave, upādānaṃ... katamā ca, bhikkhave, taṇhā... katamā ca, bhikkhave, vedanā... katamo ca, bhikkhave, phasso... katamañca, bhikkhave, saḷāyatanaṃ... katamañca, bhikkhave, nāmarūpaṃ... katamañca, bhikkhave, viññāṇaṃ...?

‘‘Katame ca, bhikkhave, saṅkhārā? Tayome, bhikkhave, saṅkhārā – kāyasaṅkhāro, vacīsaṅkhāro, cittasaṅkhāro. Ime vuccanti, bhikkhave, saṅkhārā. Avijjāsamudayā saṅkhārasamudayo; avijjānirodhā saṅkhāranirodho. Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo saṅkhāranirodhagāminī paṭipadā. Seyyathidaṃ – sammādiṭṭhi...pe... sammāsamādhi.

‘‘Yato kho, bhikkhave, ariyasāvako evaṃ paccayaṃ pajānāti, evaṃ paccayasamudayaṃ pajānāti, evaṃ paccayanirodhaṃ pajānāti, evaṃ paccayanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ pajānāti. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, ariyasāvako diṭṭhisampanno itipi, dassanasampanno itipi, āgato imaṃ saddhammaṃ itipi, passati imaṃ saddhammaṃ itipi, sekkhena ñāṇena samannāgato itipi, sekkhāya vijjāya samannāgato itipi, dhammasotaṃ samāpanno itipi, ariyo nibbedhikapañño itipi, amatadvāraṃ āhacca tiṭṭhati itipī’’ti. Sattamaṃ.

7. Paccayasuttavaṇṇanā

27-28. Sattame paṭipāṭiyā vuttesu pariyosānapadaṃ gahetvā katamañca, bhikkhave, jarāmaraṇantiādi vuttaṃ. Evaṃ paccayaṃ pajānātīti evaṃ dukkhasaccavasena paccayaṃ jānāti. Paccayasamudayādayopi samudayasaccādīnaṃyeva vasena veditabbā. Diṭṭhisampannoti maggadiṭṭhiyā sampanno. Dassanasampannoti tasseva vevacanaṃ. Āgato imaṃ saddhammanti maggasaddhammaṃ āgato. Passatīti maggasaddhammameva passati. Sekkhena ñāṇenāti maggañāṇeneva. Sekkhāya vijjāyāti maggavijjāya eva. Dhammasotaṃ samāpannoti maggasaṅkhātameva dhammasotaṃ samāpanno. Ariyoti puthujjanabhūmiṃ atikkanto. Nibbedhikapaññoti nibbedhikapaññāya samannāgato. Amatadvāraṃ āhacca tiṭṭhatīti amataṃ nāma nibbānaṃ, tassa dvāraṃ ariyamaggaṃ āhacca tiṭṭhatīti. Aṭṭhamaṃ uttānameva. Sattamaaṭṭhamāni.