- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bāi học ngāy 15.12.2024
QUÁN CHIẾU NỘI TẠI BA THỜI
Kinh Tam Thế Nội Giới Vô Thường (ajjhattāniccātītānāgatasuttaṃ)
Kinh Tam Thế Nội Giới Khổ Não (ajjhattadukkhātītānāgatasuttaṃ)
Kinh Tam Thế Nội Giới Vô Ngã (ajjhattānattātītānāgatasuttaṃ)
Chương XXXV. Tương Ưng Sáu Xứ – Phẩm Vô Thường (S.35.7-9)
Bản chất của tâm ý là “vô thường ẩn hang sâu, đi xa vời cô độc” với muôn trùng ảo tưởng. Có người nặng lòng với quá khứ “ngày xưa cái gì cũng đẹp”. Có kẻ mộng ước tương lai “kiếp sau mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn”. Phải thấy tam thế đồng thể tánh là vô thường, là bất toàn, là vô ngã thì tâm ý mới đạt đến cảnh giới vô chấp, vô phiền. Mấu chốt ở đây là nhận rõ bản chất sanh diệt dù quá, hiện, vị lai.
Kinh văn
Kinh Nội Giới là Vô thường Trong Tam Thế
7. “cakkhuṃ, bhikkhave, aniccaṃ atītānāgataṃ; ko pana vādo paccuppannassa! evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako atītasmiṃ cakkhusmiṃ anapekkho hoti; anāgataṃ cakkhuṃ nābhinandati; paccuppannassa cakkhussa nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti. sotaṃ aniccaṃ... ghānaṃ aniccaṃ... jivhā aniccā atītānāgatā; ko pana vādo paccuppannāya! evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako atītāya jivhāya anapekkho hoti; anāgataṃ jivhaṃ nābhinandati; paccuppannāya jivhāya nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti. kāyo anicco ... pe ... mano anicco atītānāgato; ko pana vādo paccuppannassa! evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako atītasmiṃ manasmiṃ anapekkho hoti; anāgataṃ manaṃ nābhinandati; paccuppannassa manassa nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hotī”ti. sattamaṃ.
Nhân duyên ở Sāvatthī,
“Này chư Tỳ khưu, mắt là vô thường, cả quá khứ và vị lai còn nói tới hiện tại, Vị thánh đệ tử có học hiểu thấy như vậy bình thản với mắt trong quá khứ; vị ấy không tầm cầu sự thích thú đối với mắt trong tương lai; vị ấy tu tập để nhàm chán đối với mắt trong hiện tại để ly tham và tịch tịnh.
Tai là vô thường…
Mũi là vô thường…
Lưỡi là vô thường…
Thân là vô thường…
Ý là vô thường, cả quá khứ và vị lai còn nói tới hiện tại, Vị thánh đệ tử có học hiểu thấy như vậy bình thản với mắt trong quá khứ; vị ấy không tầm cầu sự thích thú đối với mắt trong tương lai; vị ấy tu tập để nhàm chán đối với mắt trong hiện tại để ly tham và tịch tịnh.
Kinh Nội Giới là Khổ Não Trong Tam Thế
8. “cakkhuṃ, bhikkhave, dukkhaṃ atītānāgataṃ; ko pana vādo paccuppannassa! evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako atītasmiṃ cakkhusmiṃ anapekkho hoti; anāgataṃ cakkhuṃ nābhinandati; paccuppannassa cakkhussa nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti. sotaṃ dukkhaṃ ... pe ... ghānaṃ dukkhaṃ ... pe ... jivhā dukkhā atītānāgatā; ko pana vādo paccuppannāya! evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako atītāya jivhāya anapekkho hoti; anāgataṃ jivhaṃ nābhinandati; paccuppannāya jivhāya nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti. kāyo dukkho ... pe ... mano dukkho atītānāgato; ko pana vādo paccuppannassa! evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako atītasmiṃ manasmiṃ anapekkho hoti; anāgataṃ manaṃ nābhinandati; paccuppannassa manassa nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hotī”ti. aṭṭhamaṃ.
“Này chư Tỳ khưu, mắt là khổ não, cả quá khứ và vị lai còn nói tới hiện tại, Vị thánh đệ tử có học hiểu thấy như vậy bình thản với mắt trong quá khứ; vị ấy không tầm cầu sự thích thú đối với mắt trong tương lai; vị ấy tu tập để nhàm chán đối với mắt trong hiện tại để ly tham và tịch tịnh.
Tai là khổ não…
Mũi là khổ não…
Lưỡi là khổ não…
Thân là khổ não…
Ý là khổ não, cả quá khứ và vị lai còn nói tới hiện tại, Vị thánh đệ tử có học hiểu thấy như vậy bình thản với mắt trong quá khứ; vị ấy không tầm cầu sự thích thú đối với mắt trong tương lai; vị ấy tu tập để nhàm chán đối với mắt trong hiện tại để ly tham và tịch tịnh.
Kinh Nội Giới là Vô Ngã Trong Tam Thế
9. “cakkhuṃ, bhikkhave, anattā atītānāgataṃ; ko pana vādo paccuppannassa! evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako atītasmiṃ cakkhusmiṃ anapekkho hoti; anāgataṃ cakkhuṃ nābhinandati; paccuppannassa cakkhussa nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti. sotaṃ anattā ... pe ... ghānaṃ anattā ... pe ... jivhā anattā atītānāgatā; ko pana vādo paccuppannāya! evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako atītāya jivhāya anapekkho hoti; anāgataṃ jivhaṃ nābhinandati; paccuppannāya jivhāya nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti. kāyo anattā ... pe ... mano anattā atītānāgato; ko pana vādo paccuppannassa! evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako atītasmiṃ manasmiṃ anapekkho hoti; anāgataṃ manaṃ nābhinandati; paccuppannassa manassa nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hotī”ti. navamaṃ.
“Này chư Tỳ khưu, mắt là vô ngã, cả quá khứ và vị lai còn nói tới hiện tại, Vị thánh đệ tử có học hiểu thấy như vậy bình thản với mắt trong quá khứ; vị ấy không tầm cầu sự thích thú đối với mắt trong tương lai; vị ấy tu tập để nhàm chán đối với mắt trong hiện tại để ly tham và tịch tịnh.
Tai là vô ngã…
Mũi là vô ngã…
Lưỡi là vô ngã…
Thân là vô ngã…
Ý là vô ngã, cả quá khứ và vị lai còn nói tới hiện tại, Vị thánh đệ tử có học hiểu thấy như vậy bình thản với mắt trong quá khứ; vị ấy không tầm cầu sự thích thú đối với mắt trong tương lai; vị ấy tu tập để nhàm chán đối với mắt trong hiện tại để ly tham và tịch tịnh.
Chú Thích
Mệnh đề “atītānāgataṃ ko pana vādo paccuppannassa! – trong quá khứ, tương lai là như thế còn nói gì hiện tại” - khẳng định nguyên lý: hễ những gì vốn như vậy, sẽ như vậy thì bây giờ là vậy. Nói cách khác, quá khứ từng là hiện tại; tương lai sẽ là hiện tại; vậy thì ba thời có chung bản chất.
Một cách giúp buông xả cái đang có là quán chiếu những gì đã qua và cái sắp tới. Nếu quá khứ là vậy, tương lai là vậy thì quá nặng lòng với hiện tại để làm gì?! Bởi vì dù thời điểm quá khứ, vị lai, hiện tại cũng thế thôi.
Loạt bài kinh này là cái nhìn quán triệt thế giới bên trong, bên ngoài, quá khứ, hiện tại, vị lai vốn là những sở chấp do tập tính của chúng sanh. Thí dụ có người không tha thiết với đời này nhưng luôn có ảo tưởng về kiếp sau. Phải nhất quán mới không có ngõ ngách cho ảo tưởng.
Sớ Giải
7-12. sattamādīni atītānāgatesu cakkhādīsu aniccalakkhaṇādīni sallakkhetvā paccuppannesu balavagāhena kilamantānaṃ vasena vuttāni. sesaṃ sabbattha heṭṭhā vuttanayamevāti.
7-12. Từ bài thứ bảy trở đi, các đặc tính vô thường, khổ, vô ngã trong các căn như mắt, v.v. ở quá khứ và tương lai được quán chiếu và được đề cập dựa trên hệ luỵ của những người đang bám chấp vào hiện tại. Những phần còn lại cũng được hiểu tương tự.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.
Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu.
7.VII. Vô Thường (3) Nội (S.iv.4)
1-2) ...
3) -- Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô thường, kể cả quá khứ và vị lai, còn nói gì (mắt) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với mắt quá khứ, không còn hoan hỷ đối với mắt tương lai, đối với mắt hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.
4-7) Tai là vô thường... Mũi là vô thường... Lưỡi là vô thường... Thân là vô thường....
8) Ý là vô thường, kể cả quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (ý) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử, không tiếc nuối đối với ý quá khứ, không có hoan hỷ đối với ý tương lai, đối với ý hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.
8.VIII. Khổ (3) Nội (S.iv,4)
1-2) ...
3-7) -- Mắt, này các Tỷ-kheo, là khổ, kể cả quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (mắt) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử, không tiếc nuối đối với mắt quá khứ, không hoan hỷ đối với mắt tương lai, đối với mắt hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt...
Tai... Mũi... Lưỡi... Thân...
8) Ý là khổ, kể cả ý quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (ý) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với ý quá khứ, không có hoan hỷ đối với ý tương lai, đối với ý hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.
9.IX. Vô Ngã (3) Nội (S.iv,4)
1-2) ...
3) -- Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô ngã, kể cả quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (mắt) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không có tiếc nuối đối với mắt quá khứ, không có hoan hỷ đối với mắt vị lai, đối với mắt hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.
4-7) Tai... Mũi... Lưỡi... Thân....
8) Ý là vô ngã, kể cả quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (ý) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với ý quá khứ, không hoan hỷ đối với ý vị lai, đối với ý hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.
10.X. Vô Thường (4) Ngoại (S.iv,5)
1-2) ...
3) -- Các sắc, này các Tỷ-kheo, là vô thường, kể cả quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (sắc) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với các sắc quá khứ, không hoan hỷ đối với sắc vị lai, đối với các sắc hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.
4-7) Các tiếng... Các hương... Các vị... Các xúc....
8) Các pháp, này các Tỷ-kheo, là vô thường, kể cả (các pháp) quá khứ và vị lai, còn nói gì (các pháp) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với các pháp quá khứ, không hoan hỷ đối với các pháp vị lai, đối với các pháp hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.
11.XI. Khổ (4) Ngoại (S.iv,5)
1-2) ...
3) -- Các sắc, này các Tỷ-kheo, là khổ, kể cả (các sắc) quá khứ và vị lai, còn nói gì (các sắc) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với các sắc quá khứ, không hoan hỷ đối với các sắc tương lai, đối với các sắc hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.
4-7) Các tiếng... Các hương... Các vị... Các xúc....
8) Các pháp, này các Tỷ-kheo, là khổ, kể cả (các pháp) quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (các pháp) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với các pháp quá khứ, không hoan hỷ đối với các pháp vị lai, đối với các pháp hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.
12.XII. Vô Ngã (4) Ngoại (S.iv,6)
1-2) ...
3) -- Các sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã, kể cả (các sắc) quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (các sắc) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với các sắc quá khứ, không hoan hỷ đối với sắc vị lai, đối với các sắc hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.
4-7) Các tiếng... Các hương... Các vị... Các xúc....
8) Các pháp, này các Tỷ-kheo, là vô ngã, kể cả (các pháp) quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (các pháp) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với các pháp quá khứ, không hoan hỷ đối với các pháp vị lai, đối với các pháp hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.
Sớ Giải
saḷāyatanavaggassa paṭhame cakkhunti dve cakkhūni — ñāṇacakkhu ceva maṃsacakkhu ca. tattha ñāṇacakkhu pañcavidhaṃ — buddhacakkhu, dhammacakkhu, samantacakkhu, dibbacakkhu, paññācakkhūti. tesu buddhacakkhu nāma āsayānusayañāṇañceva indriyaparopariyattañāṇañca, yaṃ — “buddhacakkhunā lokaṃ volokento”ti (mahāva. 9; ma. ni. 1.283; 2.338) āgataṃ. dhammacakkhu nāma heṭṭhimā tayo maggā tīṇi ca phalāni, yaṃ — “virajaṃ vītamalaṃ dhammacakkhuṃ udapādī”ti (mahāva. 16; ma. ni. 2.395) āgataṃ. samantacakkhu nāma sabbaññutaññāṇaṃ, yaṃ — “pāsādamāruyha samantacakkhū”ti (mahāva. 8; ma. ni. 1.282; 2.338) āgataṃ. dibbacakkhu nāma ālokapharaṇena uppannaṃ ñāṇaṃ, yaṃ — “dibbena cakkhunā visuddhenā”ti (pārā. 13; ma. ni. 2.341) āgataṃ. paññācakkhu nāma catusaccaparicchedakañāṇaṃ, yaṃ — “cakkhuṃ udapādī”ti (sa. ni. 5.1081; mahāva. 15) āgataṃ. ♦ maṃsacakkhupi duvidhaṃ — sasambhāracakkhu, pasādacakkhūti. tesu yvāyaṃ akkhikūpake akkhipaṭalehi parivārito maṃsapiṇḍo, yattha catasso dhātuyo vaṇṇagandharasojā sambhavo jīvitaṃ bhāvo cakkhupasādo kāyapasādoti saṅkhepato terasa sambhārā honti. vitthārato pana catasso dhātuyo vaṇṇagandharasojā sambhavoti ime nava catusamuṭṭhānavasena chattiṃsa, jīvitaṃ bhāvo cakkhupasādo kāyapasādoti ime kammasamuṭṭhānā tāva cattāroti cattārīsa sambhārā honti. idaṃ sasambhāracakkhu nāma. yaṃ panettha setamaṇḍalaparicchinnena kaṇhamaṇḍalena parivārite diṭṭhimaṇḍale sanniviṭṭhaṃ rūpadassanasamatthaṃ pasādamattaṃ, idaṃ pasādacakkhu nāma. tassa tato paresañca sotādīnaṃ vitthārakathā visuddhimagge vuttāva. ♦ tattha yadidaṃ pasādacakkhu, taṃ gahetvā bhagavā — cakkhuṃ, bhikkhave, aniccantiādimāha. tattha — “catūhi kāraṇehi aniccaṃ udayabbayavantatāyā”tiādinā nayena vitthārakathā heṭṭhā pakāsitāyeva. sotampi pasādasotameva adhippetaṃ, tathā ghānajivhākāyā. manoti tebhūmakasammasanacāracittaṃ. iti idaṃ suttaṃ chasu ajjhattikāyatanesu tīṇi lakkhaṇāni dassetvā kathite bujjhanakānaṃ ajjhāsayena vuttaṃ.
Trong bài kinh đầu tiên của "Saḷāyatanavagga" có đề cập đến "mắt" (cakkhu), gồm hai loại:
"Nhục nhãn" (maṃsacakkhu)
"Tuệ nhãn" (ñāṇacakkhu).
Trong đó, "Tuệ nhãn" (ñāṇacakkhu) được chia thành năm loại:
1. Phật nhãn (buddhacakkhu): Trí biết rõ các khuynh hướng tâm lý (āsayānusayañāṇa) và trí biết các căn bậc thượng (indriyaparopariyattañāṇa). Điều này được nhắc đến trong câu: “Nhìn thế gian bằng Phật nhãn” (buddhacakkhunā lokaṃ volokento).
2. Pháp nhãn (dhammacakkhu): Là ba con đường (maggā) và ba quả vị (phala) thấp hơn, như được đề cập: “Pháp nhãn không còn ô nhiễm, đã sanh khởi” (virajaṃ vītamalaṃ dhammacakkhuṃ udapādī).
3. Toàn tri nhãn (samantacakkhu): Là trí tuệ toàn tri (sabbaññutañāṇa), như được nói đến: “Nhìn bao quát từ lâu đài bằng toàn giác nhãn” (pāsādamāruyha samantacakkhū).
4. Thiên nhãn (dibbacakkhu): Trí tuệ phát sinh từ ánh sáng, như được nói đến: “Với thiên nhãn thuần tịnh” (dibbena cakkhunā visuddhenā).
5. Tuệ nhãn (paññācakkhu): Là trí tuệ phân biệt bốn chân lý (catusaccaparicchedakañāṇa), được nhắc đến: “Tuệ nhãn đã khởi sinh” (cakkhuṃ udapādī).
"Nhục nhãn" (maṃsacakkhu) cũng có hai loại:
1. Mắt có thành phần (sasambhāracakkhu): Là khối thịt bao quanh bởi các lớp màng mắt. Thành phần gồm bốn đại (đất, nước, gió, lửa), cùng với sắc, hương, vị, dưỡng chất (ojā), sự sống (jīvita), trạng thái (bhāva), nhãn căn (cakkhupasāda) và thân căn (kāyapasāda). Tổng cộng là 13 yếu tố.
• Khi phân tích chi tiết, bốn đại cùng với các yếu tố sắc, hương, vị, dưỡng chất tạo thành 36 yếu tố thuộc bốn nguyên nhân (catusamuṭṭhāna). Bốn yếu tố còn lại thuộc nghiệp (kammasamuṭṭhāna), tổng cộng là 40 yếu tố. Đây gọi là mắt có thành phần.
2. Mắt thanh tịnh (pasādacakkhu): Là phần trong cùng của mắt, nằm trong quầng sáng trắng và viền đen, có khả năng nhìn thấy các hình sắc. Đây gọi là mắt thanh tịnh.
Phần mô tả chi tiết về mắt này cùng với tai, mũi, lưỡi, thân và ý đã được giải thích trong Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhimagga).