Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || QUÁN CHIẾU NGŨ UẨN - 50 Bài kinh còn lại của PHẨM VACCHAGOTTA.

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || QUÁN CHIẾU NGŨ UẨN - 50 Bài kinh còn lại của PHẨM VACCHAGOTTA.

Thursday, 02/01/2025, 23:47 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bāi học ngāy 30.11.2024

QUÁN CHIẾU NGŨ UẨN

50 Bài kinh còn lại của

PHẦM VACCHAGOTTA

Từ SN 33.6 đến SN 33.56

Những lối nhìn ngăn ngại tuệ giác

Bài này gom lại toàn bộ 11 cái nhìn sai lạc đối với thực tại, mà hành giả quán chiếu năm uẩn cần biết. Con số 11 nhân cho 5 tạo nên 55 bài kinh về “những vấn đề khi quán chiếu ngũ uẩn”, 5 bài đầu đã giảng trong bài học trước.

1. Bất Tri (Aññāṇā)

Không biết hay vô minh là thiếu sự hiểu biết về bản chất thực tại. Thường đề cập đến trạng thái vô minh (avijjā), không nhận thức được Tứ Diệu Đế và bản chất vô thường, khổ, vô ngã. Đây là gốc rễ của luân hồi và khổ đau.

2. Bất Kiến (Adassanā)

Không thấy, không nhận thức trực tiếp. Thường ám chỉ sự không nhận thức chân lý, ví dụ không thấy được các pháp như chúng thật sự là (yathābhūta). Liên quan đến thiếu trí tuệ trực tiếp (paññā).

3. Không Hiện Quán (Anabhisamaya)

Không đạt được sự thông hiểu sâu sắc hoặc không giác ngộ do không nhìn những gì đang xảy ra với minh sát. Liên quan đến việc thiếu sự chứng ngộ thông qua thiền định.

4. Không Liễu Tri (Anubodha)

Không hiểu biết thấu đáo hay cái nhìn xuyên suốt. Do không hiểu biết một cách quán triệt nên không thực sự hiểu biết. Trái ngược với "liễu tri" (bodha) là sự nhận thức xác thực.

5. Không Thông Đạt (Appativebha)

Không thấu triệt hoặc không hiểu sâu sắc. Chỉ việc không đạt được sự sáng tỏ hoặc thấu hiểu các pháp qua thiền quán hay minh sát. Thường đi kèm với trạng thái mê mờ.

6. Không Đẳng Quán (Asallakkhana)

Không nhận biết đúng mức. Chỉ cho sự hời hợt trong cái nhìn về bản chất thực của các pháp như vô thường, khổ, vô ngã. Phản ánh sự thiếu tuệ lực trong quá trình thực hành thiền quán.

7. Không Tùy Quán (Anupalakkhana)

Không quán sát theo dõi, không giữ sự chú tâm liên tục. Chỉ cho sự không duy trì được tâm chánh niệm và sự quán chiếu liên tục. Trái ngược với tùy quán (quán sát liên tục).

8. Không Cận Quán (Appaccupalakkhana)

Không quán sát gần gũi, không quan sát một cách nhuần nhuyễn, quen thuộc. Chỉ cho việc không duy trì sự tỉnh thức trực tiếp với đối tượng. Phản ánh sự gián đoạn trong chánh niệm.

9. Không Đẳng Sát (Asamapekkana)

Không quan sát đồng đều, không xem xét toàn diện. Chỉ việc cái nhìn các pháp một cách phiến diện, dẫn đến sự nhận xét nông cạn. Đối nghịch với hiều biết toàn diện.

10. Không Cận Sát (Appaccupekkhana)

Không quan sát gần, không xem xét trực tiếp. Chỉ cho sự thiếu tiếp cận hay không rõ nét vì nhìn từ xa. Đối nghịch với việc duy trì sự rõ ràng trên đối tượng.

11. Không Hiện Kiến (Appaccakkhakamma)

Không chứng kiến rõ ràng, không thấy rõ bằng trí tuệ trực tiếp. Chỉ việc không đạt được cái thấy rõ ràng (hiện quán) về bản chất thực của các pháp. Gắn liền với việc thiếu tuệ giác trực tiếp (paññā).

Theo Sớ Giải cho trọn phẩm, thì tất cả 11 ngăn ngại đều là vô minh (avijjā). Bản chú thích của Ngài Ledi Sayadaw xem đây là những ngăn ngại trong pháp hành thiền quán (vipassana). Những điểm này không tìm thấy ở nơi khác ngoại trừ trong Tương Ưng Bộ với những bài kinh riêng lẻ như ở đây.

Những thuật ngữ Hán Việt trên lấy từ bản chữ Hán, cũng được dùng trong bản Việt dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu.

(Trong lúc phẩm này đặc biệt đào sâu vào thiền quán (vipassana) thì phẩm tiếp theo sẽ nói chi tiết về thiền chỉ (samatha). Cả hai phẩm đặt biệt lợi ích cho người tu thiền.)

Bản tham khảo dưới đây là chuyển ngữ từ Pāli sang Anh ngữ của ngài Bodhi:

1. Bất Tri (Aññāṇā) > not knowing

2. Bất Kiến (Adassanā) > not seeing

3. Không Hiện Quán (Anabhisamaya) > not comprehending

4. Không Liễu Tri (Anubodha) > not breaking through

5. Không Thông Đạt (Appativebha) > not discerning

6. Không Đẳng Quán (Asallakkhana) > not penetrating

7. Không Tùy Quán (Anupalakkhana) > not discriminating

8. Không Cận Quán (Appaccupalakkhana) > not differentiating

9. Không Đẳng Sát (Asamapekkana) > not examining

10. Không Cận Sát (Appaccupekkhana) > not closely examining

11. Không Hiện Kiến (Appaccakkhakamma) > not directly cognizing

Các thuật ngữ trên nhấn mạnh những trạng thái tâm hoặc sự thiếu trí tuệ, khi một người không đạt được sự giác ngộ hoặc nhận thức đúng đắn. Chúng thể hiện các mặt của vô minh và sự gián đoạn trong chánh niệm, trí tuệ trong quá trình tu tập.