Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || QUÁN CHIẾU NGOẠI TẠI - Kinh Ngoại Giới Vô Thường (bāhirāniccasuttaṃ) Kinh Ngoại Giới Khổ Não (bāhiradukkhasuttaṃ) Kinh Ngoại Giới Vô Ngã (bāhirānattasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || QUÁN CHIẾU NGOẠI TẠI - Kinh Ngoại Giới Vô Thường (bāhirāniccasuttaṃ) Kinh Ngoại Giới Khổ Não (bāhiradukkhasuttaṃ) Kinh Ngoại Giới Vô Ngã (bāhirānattasuttaṃ)

, 04/01/2025, 09:32 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bāi học ngāy 10.12.2024

QUÁN CHIẾU NGOẠI TẠI

Kinh Ngoại Giới Vô Thường (bāhirāniccasuttaṃ)
Kinh Ngoại Giới Khổ Não (bāhiradukkhasuttaṃ)
Kinh Ngoại Giới Vô Ngã (bāhirānattasuttaṃ)

Chương XXXV. Tương Ưng Sáu Xứ – Phẩm Vô Thường (S.35.4-6)

Hướng ngoại là một tập tánh cố hữu của chúng sanh. Có thể cái trước mắt là vô thường, bất toàn và vô ngã nhưng muôn loài vẫn dõi mắt hướng về phương trời xa xăm đi tìm cái vĩnh hằng, thường lạc và mãi là của mình. Theo lời Phật dạy, bất cứ hiện tượng nào trong tam giới dù nội tại hay ngoại tại đều vô thường, bất toại và vô ngã. Phải thấy triệt để thì tâm không bám chấp và chính do đó, mà cánh cửa giải thoát rộng mở.

Kinh văn

4. “rūpā, bhikkhave, aniccā. yadaniccaṃ taṃ dukkhaṃ; yaṃ dukkhaṃ tadanattā. yadanattā taṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. saddā... gandhā... rasā... phoṭṭhabbā... dhammā aniccā. yadaniccaṃ taṃ dukkhaṃ; yaṃ dukkhaṃ tadanattā. yadanattā taṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako rūpesupi nibbindati, saddesupi nibbindati, gandhesupi nibbindati, rasesupi nibbindati, phoṭṭhabbesupi nibbindati, dhammesupi nibbindati. nibbindaṃ virajjati; virāgā vimuccati; vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti. ‘khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī”ti. catutthaṃ.nibbindaṃ virajjati; virāgā vimuccati; vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti. ‘khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī”ti. paṭhamaṃ.

Kinh Ngoại Giới là Vô thường

“Này chư Tỳ khưu, sắc là vô thường. Cái gì vô thường thì là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần được thấy thực tướng với chánh trí: “Đây chẳng phải của ta, chẳng phải là ta, chẳng phải tự ngã của ta”.

Thinh là vô thường…

Khí là vô thường…

Vị là vô thường…

Xúc là vô thường…

Pháp là vô thường. Cái gì vô thường thì là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần được thấy thực tướng với chánh trí: “Đây chẳng phải của ta, chẳng phải là ta, chẳng phải tự ngã của ta”.

“Này chư Tỳ khưu, vị thánh đệ tử có học hiểu thấy được như vậy sanh tâm nhàm chán đối với sắc, nhàm chán đối với thinh, nhàm chán đối với khí, nhàm chán đối với vị, nhàm chán đối với xúc, nhàm chán đối với pháp. Do nhàm chán vị ấy ly tham, do ly tham tâm được giải thoát. Khi tâm giải thoát, vị ấy biết “Đã giải thoát” và hiểu rằng: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì cần làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

Kinh Ngoại Giới là Khổ Não

5. “rūpā, bhikkhave, dukkhā. yaṃ dukkhaṃ tadanattā; yadanattā taṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. saddā... gandhā... rasā... phoṭṭhabbā... dhammā dukkhā. yaṃ dukkhaṃ tadanattā. yadanattā taṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. evaṃ passaṃ ... pe ... nāparaṃ itthattāyāti pajānātī”ti. pañcamaṃ.

“Này chư Tỳ khưu, sắc là khổ não. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần được thấy thực tướng với chánh trí: “Đây chẳng phải của ta, chẳng phải là ta, chẳng phải tự ngã của ta”.

Thinh là khổ não…

Khí là khổ não…

Vị là khổ não…

Xúc là khổ não…

Pháp là khổ não. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần được thấy thực tướng với chánh trí: “Đây chẳng phải của ta, chẳng phải là ta, chẳng phải tự ngã của ta”.

“Này chư Tỳ khưu, vị thánh đệ tử có học hiểu thấy được như vậy sanh tâm nhàm chán đối với sắc, nhàm chán đối với thinh, nhàm chán đối với khí, nhàm chán đối với vị, nhàm chán đối với xúc, nhàm chán đối với pháp. Do nhàm chán vị ấy ly tham, do ly tham tâm được giải thoát. Khi tâm giải thoát, vị ấy biết “Đã giải thoát” và hiểu rằng: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì cần làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

Kinh Ngoại Giới là Vô Ngã

6. “rūpā, bhikkhave, anattā. yadanattā taṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. saddā... gandhā... rasā... phoṭṭhabbā... dhammā anattā. yadanattā taṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. evaṃ passaṃ ... pe ... nāparaṃ itthattāyāti pajānātī”ti. chaṭṭhaṃ.

“Này chư Tỳ khưu, sắc là vô ngã. Cái gì vô ngã cần được thấy thực tướng với chánh trí: “Đây chẳng phải của ta, chẳng phải là ta, chẳng phải tự ngã của ta”.

Thinh là vô ngã…

Khí là vô ngã…

Vị là vô ngã…

Xúc là vô ngã…

Pháp là vô ngã. Cái gì vô ngã cần được thấy thực tướng với chánh trí: “Đây chẳng phải của ta, chẳng phải là ta, chẳng phải tự ngã của ta”.

“Này chư Tỳ khưu, vị thánh đệ tử có học hiểu thấy được như vậy sanh tâm nhàm chán đối với sắc, nhàm chán đối với thinh, nhàm chán đối với khí, nhàm chán đối với vị, nhàm chán đối với xúc, nhàm chán đối với pháp. Do nhàm chán vị ấy ly tham, do ly tham tâm được giải thoát. Khi tâm giải thoát, vị ấy biết “Đã giải thoát” và hiểu rằng: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì cần làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

Chú Thích

Theo Sớ Giải, thuật ngữ “pháp” ở đây thuộc cảnh pháp trong ba cõi (dhamma ti tebhūmakadhammārammaṇa).

Ngài Bodhi dịch sang Anh ngữ chữ "dhamma" ở đây là "các hiện tượng tâm “mental phenomena” thay vì “cảnh của ý - mental objectđể tuân thủ ý nghĩa được nhấn mạnh trong Thắng Pháp Abhidhamma và các chú giải, rằng dhammāyatana không chỉ bao gồm các loại đối tượng đặc trưng cho ý căn (manāyatana), mà còn bao gồm tất cả các hiện tượng tâm liên quan đến bất kỳ loại tâm thức nào, tức là bao gồm thọ, tưởng, hành liên quan. Xem định nghĩa về dhammāyatana tại Vibh 72 và giải thích tại Vism 484 (Ppn 15:14).

Ba cõi bao gồm: cõi dục giới (kāmabhūmi), cõi sắc giới (rūpabhūmi) và cõi vô sắc giới (arūpabhūmi).

Sáu cảnh được Đức Phật dạy ở đây chỉ tập chú vào cảnh của tâm nơi người tu tập. Đối với cảnh pháp nên hiểu theo Sớ giải. Niết bàn là cảnh pháp nhưng không vô thường, khổ não.

Sớ Giải

4-6. catutthe rūpagandharasaphoṭṭhabbā catusamuṭṭhānā, saddo dvisamuṭṭhāno, dhammāti tebhūmakadhammārammaa. idampi bāhiresu chasu āyatanesu tilakkhaa dassetvā kathite bujjhanakāna vasena vutta. pañcame chaṭṭhe ca dutiyatatiyesu vuttasadisova nayo.

4-6. Trong phần thứ tư, sắc, hương, vị và xúc phát sinh từ bốn nguyên nhân (catusamuṭṭhāna); âm thanh phát sinh từ hai nguyên nhân (dvisamuṭṭhāna); các pháp (dhamma) là cảnh của tâm thuộc về ba cõi (tebhūmakadhammārammaṇa).

Điều này cũng được nói đến dựa trên ý nghĩa của ba đặc tướng (tilakkhaṇa) khi trình bày về sáu nội xứ bên ngoài (bāhiresu chasu āyatanesu) nhằm hướng dẫn những người có khả năng lãnh hội. Trong phần thứ năm và thứ sáu, cách trình bày giống với cách đã được giải thích trong phần thứ hai và thứ ba.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu.

4.IV. Vô Thường (2) Ngoại (S.iv,2)

1-2) ...

3) -- Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

4-7) Các tiếng... Các hương... Các vị... Các xúc...

8) Các pháp là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

9) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với các sắc, nhàm chán đối với các tiếng, nhàm chán đối với các hương, nhàm chán đối với các vị, nhàm chán đối với các xúc, nhàm chán đối với các pháp. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, khởi lên trí biết rằng: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".

5.V. Khổ (2) Ngoại (S.iv.3)

1-2) ...

3) -- Các sắc, này các Tỷ-kheo, là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

4-7) Các tiếng... Các hương... Các vị... Các xúc...

8) Các pháp là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

9) Thấy vậy... "... không còn trở lui trạng thái này nữa".

6.VI. Vô Ngã (2) Ngoại (S.iv.3)

1-2) ...

3) -- Các sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

4-7) Các tiếng... Các hương... Các vị... Các xúc....

8) Các pháp là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

9) Thấy vậy... "... không còn trở lui trạng thái này nữa".