- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bāi học ngāy 17.12.2024
QUÁN CHIẾU NGOẠI GIỚI TRONG BA THỜI
Kinh Tam Thế Nội Giới Vô Thường (ajjhattāniccātītānāgatasuttaṃ)
Kinh Tam Thế Nội Giới Khổ Não (ajjhattadukkhātītānāgatasuttaṃ)
Kinh Tam Thế Nội Giới Vô Ngã (ajjhattānattātītānāgatasuttaṃ)
Chương XXXV. Tương Ưng Sáu Xứ – Phẩm Vô Thường (S.35.10-12)
Thế giới quan của chúng sanh thường vô cùng tận, với muôn ngàn sự việc trong vũ trụ bao la. Đối với hành giả tu tập thiền quán thì thế giới bên ngoài nằm gọn trong cảnh của sáu giác quan là sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp. Thấy được sáu ngoại xứ là vô thường, khổ não, vô ngã là thấy được tất cả ngoại giới và bình tâm an nhiên. Sự quán triệt này chính là ý nghĩa của Phật ngôn “Như Lai tuyên bố chính trong tấm thân nhỏ bé này sự khổ, nhân sanh khổ, sự diệt khổ và con đường đưa đến sự diệt khổ”.
Kinh văn
Kinh Ngoại Giới là Vô thường Trong Tam Thế
10. “rūpā, bhikkhave, aniccā atītānāgatā; ko pana vādo paccuppannānaṃ! evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako atītesu rūpesu anapekkho hoti; anāgate rūpe nābhinandati; paccuppannānaṃ rūpānaṃ nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti. saddā... gandhā... rasā... phoṭṭhabbā... dhammā aniccā atītānāgatā; ko pana vādo paccuppannānaṃ! evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako atītesu dhammesu anapekkho hoti; anāgate dhamme nābhinandati; paccuppannānaṃ dhammānaṃ nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hotī”ti. dasamaṃ.
Nhân duyên ở Sāvatthī,
“Này chư Tỳ khưu, sắc là vô thường, cả quá khứ và vị lai còn nói tới hiện tại, Vị thánh đệ tử có học hiểu thấy như vậy bình thản với sắc trong quá khứ; vị ấy không tầm cầu sự thích thú đối với sắc trong tương lai; vị ấy tu tập để nhàm chán đối với sắc trong hiện tại để ly tham và tịch tịnh.
Thinh là vô thường…
Khí là vô thường…
Vị là vô thường…
Xúc là vô thường…
Pháp là vô thường, cả quá khứ và vị lai còn nói tới hiện tại, Vị thánh đệ tử có học hiểu thấy như vậy bình thản với pháp trong quá khứ; vị ấy không tầm cầu sự thích thú đối với pháp trong tương lai; vị ấy tu tập để nhàm chán đối với pháp trong hiện tại để ly tham và tịch tịnh.
Kinh Ngoại Giới là Khổ Não Trong Tam Thế
11. “rūpā, bhikkhave, dukkhā atītānāgatā; ko pana vādo paccuppannānaṃ! evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako atītesu rūpesu anapekkho hoti; anāgate rūpe nābhinandati; paccuppannānaṃ rūpānaṃ nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hotī”ti...pe. .... ekādasamaṃ.
“Này chư Tỳ khưu, sắc là khổ não, cả quá khứ và vị lai còn nói tới hiện tại, Vị thánh đệ tử có học hiểu thấy như vậy bình thản với sắc trong quá khứ; vị ấy không tầm cầu sự thích thú đối với sắc trong tương lai; vị ấy tu tập để nhàm chán đối với sắc trong hiện tại để ly tham và tịch tịnh.
Thinh là khổ não…
Khí là khổ não…
Vị là khổ não…
Xúc là khổ não…
Pháp là khổ não, cả quá khứ và vị lai còn nói tới hiện tại, Vị thánh đệ tử có học hiểu thấy như vậy bình thản với pháp trong quá khứ; vị ấy không tầm cầu sự thích thú đối với pháp trong tương lai; vị ấy tu tập để nhàm chán đối với pháp trong hiện tại để ly tham và tịch tịnh.
Kinh Ngoại Giới là Vô Ngã Trong Tam Thế
12. “rūpā, bhikkhave, anattā atītānāgatā; ko pana vādo paccuppannānaṃ! evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako atītesu rūpesu anapekkho hoti; anāgate rūpe nābhinandati; paccuppannānaṃ rūpānaṃ nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hoti. saddā... gandhā... rasā... phoṭṭhabbā... dhammā anattā atītānāgatā; ko pana vādo paccuppannānaṃ! evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako atītesu dhammesu anapekkho hoti; anāgate dhamme nābhinandati; paccuppannānaṃ dhammānaṃ nibbidāya virāgāya nirodhāya paṭipanno hotī”ti. dvādasamaṃ.
“Này chư Tỳ khưu, sắc là vô ngã, cả quá khứ và vị lai còn nói tới hiện tại, Vị thánh đệ tử có học hiểu thấy như vậy bình thản với sắc trong quá khứ; vị ấy không tầm cầu sự thích thú đối với sắc trong tương lai; vị ấy tu tập để nhàm chán đối với sắc trong hiện tại để ly tham và tịch tịnh.
Thinh là vô ngã…
Khí là vô ngã…
Vị là vô ngã…
Xúc là vô ngã…
Pháp là vô ngã, cả quá khứ và vị lai còn nói tới hiện tại, Vị thánh đệ tử có học hiểu thấy như vậy bình thản với pháp trong quá khứ; vị ấy không tầm cầu sự thích thú đối với pháp trong tương lai; vị ấy tu tập để nhàm chán đối với pháp trong hiện tại để ly tham và tịch tịnh.
Chú Thích
Bài kinh này giống như tất cả bài kinh còn lại trong chương sáu xứ, đều là hướng dẫn cho pháp hành nên từng chi tiết một nêu rõ.
Ba bài kinh trong bài này cũng giống ba bài kinh trước, chỉ khác là thay vì nói về 6 nội xứ thì nói về 6 ngoại xứ.
Nên lưu ý, 2 từ trong sáu ngoại xứ. Thứ nhất, chữ “xúc” ở đây đơn thuần là xúc thuộc về cảnh của thân, tạo nên xúc giác chứ không phải xúc là sự gặp gỡ của căn, cảnh và thức. Thứ hai, cảnh pháp bị vô thường, khổ não chỉ là cảnh pháp hiệp thế không kể niết bàn. (xem chú thích kinh trước)
Sớ Giải
7-12. sattamādīni atītānāgatesu cakkhādīsu aniccalakkhaṇādīni sallakkhetvā paccuppannesu balavagāhena kilamantānaṃ vasena vuttāni. sesaṃ sabbattha heṭṭhā vuttanayamevāti.
7-12. Từ bài thứ bảy trở đi, các đặc tính vô thường, khổ, vô ngã trong các căn như mắt, v.v. ở quá khứ và tương lai được quán chiếu và được đề cập dựa trên hệ luỵ của những người đang bám chấp vào hiện tại. Những phần còn lại cũng được hiểu tương tự.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.
Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu.
10.X. Vô Thường (4) Ngoại (S.iv,5)
1-2) ...
3) -- Các sắc, này các Tỷ-kheo, là vô thường, kể cả quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (sắc) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với các sắc quá khứ, không hoan hỷ đối với sắc vị lai, đối với các sắc hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.
4-7) Các tiếng... Các hương... Các vị... Các xúc....
8) Các pháp, này các Tỷ-kheo, là vô thường, kể cả (các pháp) quá khứ và vị lai, còn nói gì (các pháp) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với các pháp quá khứ, không hoan hỷ đối với các pháp vị lai, đối với các pháp hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.
11.XI. Khổ (4) Ngoại (S.iv,5)
1-2) ...
3) -- Các sắc, này các Tỷ-kheo, là khổ, kể cả (các sắc) quá khứ và vị lai, còn nói gì (các sắc) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với các sắc quá khứ, không hoan hỷ đối với các sắc tương lai, đối với các sắc hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.
4-7) Các tiếng... Các hương... Các vị... Các xúc....
8) Các pháp, này các Tỷ-kheo, là khổ, kể cả (các pháp) quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (các pháp) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với các pháp quá khứ, không hoan hỷ đối với các pháp vị lai, đối với các pháp hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.
12.XII. Vô Ngã (4) Ngoại (S.iv,6)
1-2) ...
3) -- Các sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã, kể cả (các sắc) quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (các sắc) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với các sắc quá khứ, không hoan hỷ đối với sắc vị lai, đối với các sắc hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.
4-7) Các tiếng... Các hương... Các vị... Các xúc....
8) Các pháp, này các Tỷ-kheo, là vô ngã, kể cả (các pháp) quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (các pháp) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với các pháp quá khứ, không hoan hỷ đối với các pháp vị lai, đối với các pháp hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.