- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bāi học ngāy 19.10.2024
NHỮNG CHẤP KIẾN SAI LẠC…
Những bài kinh tiếp theo trong PHẨM KIẾN
Tập III – Uẩn
Chương III. Tương Ưng Kiến (S,iii,191 - 281)
Tất cả những bài kinh sau đây đều là những tà kiến của thế gian, vốn do không thật biết về bản chất của năm uẩn. Những tà kiến này gồm vô hành kiến, vô nhân kiến, luân hồi tịnh hoá và mười câu hỏi cổ điển. Tất cả đều có bố cục giống nhau là Đức Phật nêu lên kiến chấp sai lạc rồi hỏi về sự quán chiếu vô thường đối với năm uẩn như những bài kinh trước.
Vì đều là kiến chấp thế gian nên gom lại thành một bài giảng. Vì thấy không cần bản dịch mới nên sử dụng bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu cho bài này.
VI. Ðối Với Người Hành Ðộng (Tạp 7, Ðại 2,44b) (S.iii,208)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
-- Do có cái gì, này các Tỷ-kheo, do chấp thủ cái gì, do thiên chấp cái gì, (tà) kiến này khởi lên: "Tự làm hay khiến người làm, chém giết hay khiến người chém giết, đốt nấu hay khiến người đốt nấu, gây phiền muộn hay khiến người gây phiền muộn, gây áo não hay khiến người gây áo não, tự mình gây sợ hãi hay khiến người gây sợ hãi, sát sanh, lấy của không cho, phá cửa nhà mà vào cướp bóc, đánh cướp một nhà lẻ loi, chận đường cướp giựt, tư thông vợ người, nói láo, hành động như vậy không có tội ác gì. Nếu lấy một bánh xe sắc bén giết hại tất cả chúng sanh trên cõi đất thành một đống thịt, thành một chồng thịt, cũng không vì vậy mà có tội ác, mà gây ra tội ác. Nếu có người đi trên bờ phía Nam sông Hằng giết hại, tàn sát, chém giết, khiến người chém giết, đốt nấu, khiến người đốt nấu, cũng không vì vậy mà có tội ác. Nếu có người đi trên bờ phía Bắc sông Hằng bố thí, khiến người bố thí, tế lễ, khiến người tế lễ, cũng không vì vậy mà có phước báo. Bố thí, điều phục, cấm giới, tự chế, tôn trọng sự thật, không có phước đức, không đưa đến phước đức"?
4) -- Ðối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...
(Như kinh trên, chỉ khác phần tà kiến").
VII. Nhân (Tạp 7, Ðại 2,44a) (S.iii,210)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
-- Do có cái gì, này các Tỷ-kheo, do chấp thủ cái gì, do thiên chấp cái gì, (tà) kiến này khởi lên: "Không có nhân, không có duyên, các loài hữu tình bị nhiễm ô; vô nhân, vô duyên, các loài hữu tình bị nhiễm ô. Không có nhân, không có duyên, các loài hữu tình được thanh tịnh; vô nhân, vô duyên, các loài hữu tình được thanh tịnh. Không có lực, không có tinh tấn, không có nhân lực, không có sự cố gắng của người. Tất cả chúng sanh, tất cả hữu tình, tất cả sinh vật, tất cả sinh mạng đều không tự tại, không lực, không tinh tấn. Họ bị dắt dẫn, chi phối bởi định mệnh, bởi điều kiện bộ loại của họ, bởi cá tánh của họ. Họ hưởng thọ khổ, lạc, y theo sáu loại thác sanh của họ"?
3) -- Ðối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...
(Như các kinh trên, chỉ khác phần "tà kiến").
VIII. Ðạt Tà Kiến (Tạp 7, Ðại 2,44b, 44c) (S.iii,211)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
-- Do có cái gì, này các Tỷ-kheo, do chấp thủ cái gì, do thiên chấp cái gì, khởi lên (tà) kiến như sau: "Có bảy thân không bị làm ra, không làm ra, không bị sáng tạo, không sáng tạo, không sanh sản, thường tại như đỉnh núi, đứng thẳng như trụ đá. Chúng bất động, không chuyển biến, không xâm lăng nhau. Chúng không ảnh hưởng đến lạc hay khổ với nhau, hoặc cả khổ và lạc"?
3) Bảy thân ấy là gì? - Ðịa thân, thủy thân, hỏa thân, phong thân, khổ, lạc và thứ bảy là mạng. Bảy thân này không bị làm ra, không làm ra, không bị sáng tạo, không sáng tạo, không sanh sản, thường tại như đỉnh núi, đứng thẳng như trụ đá. Chúng bất động, không chuyển biến, không xâm lăng nhau, chúng không ảnh hưởng đến lạc hay khổ với nhau, hoặc cả khổ và lạc.
4) Khi một ai dùng lưỡi kiếm sắc bén chém đầu, thời không có ai tước đoạt sanh mạng của ai cả, lưỡi kiếm chỉ rơi vào giữa bảy thân mà thôi.
5) Có tất cả là 1.400.000 chủng loại thác sanh, lại có thêm 6.000 và có thêm 600 nữa. Có 500 loại nghiệp và năm nghiệp (theo 5 căn), lại có ba nghiệp (về thân, khẩu, ý), lại có toàn nghiệp (thân và khẩu), và bán nghiệp (ý), có 62 đạo, 62 trung kiếp, sáu giai cấp, tám nhân địa, 4.900 sanh nghiệp, 4.900 kẻ du hành, 4.900 chỗ ở của loài Nàga, 2.000 căn, 3.000 cảnh địa ngục, 36 trần giới, 7 tưởng thai, 7 vô tưởng thai, 7 tiết thai, 7 loài Thiên, 7 loài Người, 7 loài quỷ, 7 hồ nước, 7 pavutas (rừng hay hồ nhỏ), 7 papàta (vực thẳm), 700 papàta (vực thẳm), 7 mộng, 700 mộng, có 8 trăm 40 vạn đại kiếp, trong thời gian ấy, kẻ ngu và người hiền sau khi lưu chuyển luân hồi sẽ trừ tận khổ đau.
6) Không có lời nguyền: "Với giới hạnh này, với kỷ luật này, với khổ hạnh này hay với Phạm hạnh này, tôi sẽ làm cho chín muồi những nghiệp chưa được thuần thục, hoặc trừ diệt những nghiệp đã thuần thục bởi những nhẫn thọ liên tục, không thể đo lường khổ và lạc với những vật đo lường, trong khi luân hồi không có giảm tăng, không có thặng dư, thiếu thốn.
7) Ví như một cuộn chỉ được tung ra sẽ được kéo dài đến một mức độ nào đó. Cũng như vậy, kẻ ngu và người hiền sau khi lưu chuyển luân hồi sẽ đoạn tận khổ đau".
8) -- Ðối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...
(Như các kinh trên, chỉ khác về "tà kiến").
IX. Thế Gian Là Thường (S.iii,213)
(Như các kinh trên, chỉ khác về "tà kiến". Ở đây "tà kiến" được thay bằng "thế gian là thường").
X. Thế Gian Là Vô Thường (S.iii,214)
(Như các kinh trên, chỉ khác về "tà kiến").
XI. Hữu Biên
(Như các kinh trên, chỉ khác về "tà kiến")
XII. Vô Biên
(Như các kinh trên, chỉ khác về "tà kiến")
XIII. Mạng Với Thân Là Một
(Như các kinh trên, chỉ khác về "tà kiến")
XIV. Mạng Với Thân Là Khác
(Như các kinh trên, chỉ khác về "tà kiến")
XV. Như Lai Có Tồn Tại
(Như các kinh trên, chỉ khác về "tà kiến")
XVI. Như Lai Không Có Tồn Tại
(Như các kinh trên, chỉ khác về "tà kiến")
XVII. Như Lai Có Tồn Tại Và Không Có Tồn Tại
(Như các kinh trên, chỉ khác về "tà kiến")
XVIII. Như Lai Không Tồn Tại Và Không Không Tồn Tại (S.iii,216)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
-- Này các Tỷ-kheo, do có cái gì, do chấp thủ cái gì, do thiên chấp cái gì, (tà) kiến này khởi lên: "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết"?
3) -- Ðối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...
4-8) -- Do có sắc, này các Tỷ-kheo, do chấp thủ sắc, do thiên chấp sắc, (tà) kiến này khởi lên: "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết"... ... thọ... tưởng... các hành... Do có thức, này các Tỷ-kheo, do chấp thủ thức, do thiên chấp thức, khởi lên (tà) kiến này: "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết".
9) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?
-- Vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy, thời có thể khởi lên (tà) kiến như sau: "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết?"
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
10-13) ... Thọ... Tưởng... Các hành... Thức...
14) -- Cái được thấy, được nghe, được nghĩ đến, được biết đến, được đạt tới, được tìm cầu, được ý suy tư; cái ấy là thường hay vô thường?
-- Vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy, thời có thể khởi lên (tà) kiến như sau: "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
15) -- Khi nào vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, đối với các xứ này, nghi hoặc được đoạn trừ, đối với khổ, nghi hoặc được đoạn trừ, đối với khổ tập khởi, nghi hoặc được đoạn trừ, đối với khổ đoạn diệt, nghi hoặc được đoạn trừ, đối với con đường đưa đến khổ đoạn diệt, nghi hoặc được đoạn trừ, vị Thánh đệ tử như vậy được gọi là đã chứng được bậc Dự lưu, không bị thối đọa, chắc quyết hướng đến giác ngộ.
II. Phẩm Trùng Thuyết (1)
I. Gió
(Những kinh I, II trong phẩm này là giống như những kinh trong Chương Ba, Kiến Tương Ưng từ số I cho đến số XVIII).
II. Phi Hữu Phi Vô (S.iii,218)
III. Phẩm Trùng Thuyết (2)
I. Tự Ngã Có Sắc
(Những kinh này giống như các kinh trước chỉ khác là "tà kiến" được thay bằng "Tự ngã có sắc, sau khi chết, không bệnh").
II. Tự Ngã Không Có Sắc.
(như trên, được thay bằng "Tự ngã không có sắc, sau khi chết, không bệnh").
III. Tự Ngã Có Sắc Và Không Sắc.
IV. Tự Ngã Không Có Sắc Và Không Không Sắc
V. Thuần Lạc
(... "Tự ngã là thuần lạc, sau khi chết, không bệnh").
VI. Thuần Khổ
VII. Thuần Lạc Và Thuần Khổ
VIII. Chẳng Phải Khổ , Chẳng Phải Lạc (S.iii,220)
IV. Phẩm Trùng Thuyết (3)
I. (Như kinh Chương Một I, Kinh Nakulapità).
II- XXV. (Như kinh từ số I, Phẩm Trùng Thuyết 1, đến VII Phẩm Trùng Thuyết 2)
XXVI. Phi Lạc Phi Khổ (Như kinh VIII, Phẩm Trùng Thuyết 2).
V. Phẩm Trùng Thuyết (4)
I - XXVII. Như kinh (I-II) Phẩm Trùng Thuyết 3) (S.iii,222)