Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || Những Bài Kinh Tiếp Theo Trong Phẩm Thể Nhập (S,iii,283 - 291)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || Những Bài Kinh Tiếp Theo Trong Phẩm Thể Nhập (S,iii,283 - 291)

Friday, 20/12/2024, 07:49 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bāi học ngāy 23.10.2024

Những bài kinh tiếp theo trong Phẩm Thể Nhập - SN. 25.2 tới SN. 25.10

Kinh Mắt (Cakkhusutta)

Tập III – Uẩn

Chương IV. Tương Ưng Thể Nhập – Phẩm Con Mắt (S,iii,283 - 291)

Trong sự nhận thức, cũng như chấp thủ, phàm tâm thường có cái nhìn khác biệt giữa chủ thể và khách thể. Cái mình bám chấp có thể vô thường biến đổi nhưng tự thân thì muôn đời vẫn thế. Thực tế thì dù là chủ thể hay khách thể đều hằng chuyển. Cảnh vô thường và các căn cũng vô thường. Nếu nghĩ rằng chỉ có thế giới ngoại tại là biến dịch còn tự thân là bất biến, thì giống như câu chuyện người đi trên sông đánh rơi thanh kiếm báu rồi đánh dấu mạn thuyền để biết chỗ dò tìm. Thực tế thì nước chảy, thuyền trôi. Mọi thứ dịch chuyển. Sự vô thường biến đổi có thể lãnh hội được bởi cả hai niềm tin và trí tuệ. Ai thấy được trạng huống sanh diệt người ấy bước vào cảnh giới giải thoát.

Kinh văn

Đọc lại Kinh Mắt dưới đây để làm khuôn mẫu cho những bài kinh tiếp theo từ SN. 25.2 tới SN. 25.10 .

Kinh Mắt

Nhân duyên tại Sāvatthi...

Này chư Tỳ khưu, mắt là vô thường, biến đổi, trở thành sai khác. Tai là vô thường, biến đổi, trở thành sai khác. Mũi là vô thường, biến đổi, trở thành sai khác. Lưỡi là vô thường, biến đổi, trở thành sai khác. Thân là vô thường, biến đổi, trở thành sai khác. Ý là vô thường, biến đổi, trở thành sai khác.

Này chư Tỳ khưu, ai có lòng tin, có tín giải đối với những pháp này; vị ấy được gọi là bậc tùy tín hành, đã thể nhập chánh tánh, đã thể nhập chân nhân địa, đã vượt khỏi cảnh giới phàm phu. Vị ấy không có thể làm những hành động gì mà vì lý do ấy phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; vị ấy không thể mệnh chung mà không chứng quả nhập lưu.

Này chư Tỳ khưu, ai chấp nhận giáo pháp này sau khi đã suy xét thấu đáo với trí tuệ, vị ấy được gọi là tùy pháp hành, đã thể nhập chánh tánh, đã thể nhập chân nhân địa, đã vượt khỏi cảnh giới phàm phu. Vị ấy không có thể làm những hành động gì mà vì lý do ấy phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; vị ấy không thể mệnh chung mà không chứng quả nhập lưu.

Này chư Tỳ khưu, đối với những pháp này, biết rõ như vậy, thấy như vậy, vị ấy được gọi là đã chứng quả nhập lưu, không còn bị thối đọa, hành trình đã định hướng, và giác ngộ là điểm đến.

Những bài kinh tiếp theo trong Phẩm Thể Nhập - SN. 25.2 tới SN. 25.10 có nội dung giống như Kinh Mắt chỉ với thay đổi như sau:

Kinh Sắc thế vào với "mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý" bằng "sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp".

Kinh Thức thế vào với "nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức".

Kinh Xúc thế vào với "nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc"

Kinh Thọ thế vào với "thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do tỷ xúc sanh, thọ do thiệt xúc sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh"

Kinh Tưởng thế vào với "sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng"

Kinh Tư thế vào với "sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư"

Kinh Ái thế vào với "sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái"

Kinh Giới thế vào với "địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới"

Kinh Uẩn thế vào với "sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn"

Chú Thích

Những ý nghĩa trong các bài kinh này nằm trong căn bản tương đồng giữa Kinh Tạng và Thắng Pháp Tạng. Người có học Thắng Pháp Abhidhamma sẽ dễ dàng nhận ra những ý nghĩa tinh tế vốn nằm trong “pháp bản thể” và thường được đề cập theo phương diện vĩ mô. Ở đây, cái gọi là chúng sanh không còn nằm trong khái niệm thi thiết như giàu nghèo, đẹp xấu, chức này địa kia mà chỉ là những hiện tượng của uẩn, xứ, giới…

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

Dưới đây là bản Việt dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu

[26] Chương V

Tương Ưng Sanh

-ooOoo-

 

I. Mắt (Tạp 13, Ðại 2,90c) (S.iii,228)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...

3) -- Này các Tỷ-kheo, sự sanh, sự trú, sự thành, sự xuất hiện của mắt là sự sanh của khổ, sự trú của bệnh hoạn, sự xuất hiện của già chết.

4-8) Sự sanh, sự trú, sự thành, sự xuất hiện của tai... của mũi... của lưỡi... của thân... của ý là sự sanh của khổ, sự trú của bệnh hoạn, sự xuất hiện của già chết.

9) Sự diệt, sự lắng dịu, sự chấm dứt của sắc là sự diệt của khổ, sự lắng dịu của bệnh hoạn, sự chấm dứt của già chết.

10-14) Sự diệt, sự lắng dịu, sự chấm dứt của tai... của mũi... của lưỡi... của thân... của ý là sự diệt của khổ, sự lắng dịu của bệnh hoạn, sự chấm dứt của già chết.

II. Sắc

(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp).

III. Thức

(Như kinh trên, chỉ thế vào nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức).

IV. Xúc

(Như kinh trên, chỉ thế vào nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc).

V. Thọ

(Như kinh trên, chỉ thế vào thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do tỷ xúc sanh, thọ do thiệt xúc sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh).

VI. Tưởng

(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng).

VII. Tư

(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư).

VIII. Ái

(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái).

IX. Giới

(Như kinh trên, chỉ thế vào địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới).

X. Uẩn (S.iii,231)

(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn).

Sớ Giải Các Bài Kinh Từ Kinh SN. 25.2 tới SN. 25.10

302-311. okkantasaṃyutte adhimuccatīti saddhādhimokkhaṃ paṭilabhati. okkanto sammattaniyāmanti paviṭṭho ariyamaggaṃ. abhabbo ca tāva kālaṃ kātunti iminā uppanne magge phalassa anantarāyataṃ dīpeti. uppannasmiñhi magge phalassa antarāyakaraṇaṃ nāma natthi. tenevāha — “ayañca puggalo sotāpattiphalasacchikiriyāya paṭipanno assa, kappassa ca uḍḍayhanavelā assa, neva tāva kappo uḍḍayheyya, yāvāyaṃ puggalo na sotāpattiphalaṃ sacchikaroti, ayaṃ vuccati puggalo ṭhitakappī”ti (pu. pa. 17). mattaso nijjhānaṃ khamantīti pamāṇato olokanaṃ khamanti. sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

302-311. Trong Phẩm Tương Ưng Thể Nhập (Okkantasaṃyutta), "adhimuccatīti" nghĩa là đạt được quyết tâm do niềm tin (saddhādhimokkha). "Okkanto sammattaniyāmanti" có nghĩa là đã bước vào con đường thánh (ariyamagga). "Abhabbo ca tāva kālaṃ kātunti" có nghĩa là chỉ ra rằng khi con đường đã khởi lên, sẽ không còn bất kỳ chướng ngại nào ngăn cản quả vị nữa. Khi con đường (magga) đã khởi lên, không có điều gì có thể ngăn cản sự chứng đắc của quả (phala). Do đó, câu nói rằng: "Nếu người này đang thực hành để chứng đắc quả vị Nhập Lưu và nếu đó là lúc kiếp (kappa) đang ở giai đoạn sắp kết thúc, thì kiếp sẽ không kết thúc cho đến khi người đó chứng đắc quả vị Nhập Lưu. Người này được gọi là 'ṭhitakappī' (người đứng vững trong kiếp)" (pu. pa. 17).

"Câu 'mattaso nijjhānaṃ khamanti' nghĩa là sự suy xét vừa đủ về mặt trí tuệ được chấp nhận một cách phù hợp." Những phần còn lại đều dễ hiểu.