Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || NHƯ LAI CÓ TỒN TẠI SAU KHI CHẾT ? - Kinh Sau Khi Chết (Paraṃmaraṇasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || NHƯ LAI CÓ TỒN TẠI SAU KHI CHẾT ? - Kinh Sau Khi Chết (Paraṃmaraṇasuttaṃ)

Thursday, 12/10/2023, 12:06 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 11.10.2023

NHƯ LAI CÓ TỒN TẠI SAU KHI CHẾT?

Kinh Sau Khi Chết (Paraṃmaraṇasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương V. Tương Ưng Kassapa (Ca-diếp) (S.ii,222)

Câu hỏi lớn thường có, đối với người hướng cầu cứu cánh của đời sống tu hành là, sau khi không còn sanh tử thì mình sẽ ra sao? Đi đâu, về đâu?. Đức Phật dạy nên đặt đúng câu hỏi: đau khổ nói chính xác là gì? Cái gì là nguyên nhân của đau khổ? Thế nào là sự chấm dứt khổ? Con đường thoát khổ như thế nào? Có câu hỏi đúng và tốt thì mới có câu trả lời tốt và đúng. Câu hỏi đặt sai chỗ thì không bao giờ có câu trả lời chính xác. Không may là, phần đông chúng sanh bận tâm đến bản ngã, và cái gì xảy ra đối với tự ngã sau khi đã đạt đến sự giải thoát hoàn toàn. Ngã chấp là một ảo tưởng, thì suy tư về tự ngã khi vô dư niết bàn cũng là một ảo tưởng không hơn không kém.

Kinh văn

Ekaṃ samayaṃ āyasmā ca mahākassapo āyasmā ca sāriputto bārāṇasiyaṃ viharanti isipatane migadāye. Atha kho āyasmā sāriputto sāyanhasamayaṃ paṭisallānā vuṭṭhito yenāyasmā mahākassapo tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmatā mahākassapena saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā sāriputto āyasmantaṃ mahākassapaṃ etadavoca – ‘‘kiṃ nu kho, āvuso kassapa, hoti tathāgato paraṃ maraṇā’’ti? ‘‘Abyākataṃ kho etaṃ, āvuso, bhagavatā – ‘hoti tathāgato paraṃ maraṇā’’’ti. ‘‘Kiṃ panāvuso, na hoti tathāgato paraṃ maraṇā’’ti? ‘‘Evampi kho, āvuso, abyākataṃ bhagavatā – ‘na hoti tathāgato paraṃ maraṇā’’’ti. ‘‘Kiṃ nu kho, āvuso, hoti ca na ca hoti tathāgato paraṃ maraṇā’’ti? ‘‘Abyākataṃ kho etaṃ, āvuso, bhagavatā – ‘hoti ca na ca hoti tathāgato paraṃ maraṇā’’’ti. ‘‘Kiṃ panāvuso, neva hoti, na na hoti tathāgato paraṃ maraṇā’’ti? ‘‘Evampi kho, āvuso, abyākataṃ bhagavatā – ‘neva hoti na na hoti tathāgato paraṃ maraṇā’’’ti. ‘‘Kasmā cetaṃ, āvuso, abyākataṃ bhagavatā’’ti? ‘‘Na hetaṃ, āvuso, atthasaṃhitaṃ nādibrahmacariyakaṃ na nibbidāya na virāgāya na nirodhāya na upasamāya na abhiññāya na sambodhāya na nibbānāya saṃvattati. Tasmā taṃ abyākataṃ bhagavatā’’ti.

Một thuở Tôn giả Mahākassapa và Tôn giả Sāriputta trú ở Bārāṇasi (Ba-la-nại), tại Isipatana (Chư Tiên Đọa Xứ), ở Migadaya (Lộc Uyển).

Bấy giờ vào buổi chiều, Tôn giả Sāriputta từ chỗ an tịnh độc cư đi đến Tôn giả Mahā Kassapa. Sau những lời thăm hỏi thân tình, ngồi xuống một bên. Và Tôn giả Sāriputta nói với Tôn giả Mahā Kassapa:

-- Này Hiền giả Kassapa, phải chăng Như Lai tồn tại sau khi chết?

-- Này Hiền giả, Thế Tôn không có tuyên bố: "Như Lai tồn tại sau khi chết".

-- Như vậy, này Hiền giả, phải chăng Như Lai không tồn tại sau khi chết?

-- Này Hiền giả, Thế Tôn không có tuyên bố: "Như Lai không tồn tại sau khi chết".

-- Này Hiền giả, phải chăng Như Lai vừa tồn tại, và vừa không tồn tại sau khi chết?

-- Này Hiền giả, Thế Tôn không có tuyên bố: "Như Lai vừa tồn tại, và vừa không tồn tại sau khi chết".

-- Vậy này Hiền giả, phải Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết?

-- Này Hiền giả, Thế Tôn không có tuyên bố: "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết".

--Này Hiền giả, vì sao Thế Tôn không có tuyên bố những điều này?

--Này Hiền giả, vì những điều đó không đưa đến lợi ích, không đưa đến cứu cánh Phạm hạnh, không đưa đến yếm ly, ly tham, tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, niết bàn. Do vậy, Thế Tôn không có tuyên bố những điều ấy.

‘‘Atha kiñcarahāvuso, byākataṃ bhagavatā’’ti? ‘‘Idaṃ ‘dukkha’nti kho, āvuso, byākataṃ bhagavatā; ayaṃ ‘dukkhasamudayo’ti byākataṃ bhagavatā; ayaṃ ‘dukkhanirodho’ti byākataṃ bhagavatā; ayaṃ ‘dukkhanirodhagāminī paṭipadā’ti byākataṃ bhagavatā’’ti. ‘‘Kasmā cetaṃ, āvuso, byākataṃ bhagavatā’’ti? ‘‘Etañhi, āvuso, atthasaṃhitaṃ etaṃ ādibrahmacariyakaṃ etaṃ nibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati. Tasmā taṃ byākataṃ bhagavatā’’ti.

Này Hiền giả, vậy Thế Tôn tuyên bố điều gì?

Này Hiền giả Thế Tôn đã tuyên bố "Ðây là khổ"; Thế Tôn đã tuyên bố: "Ðây là nhân sanh khổ"; Thế Tôn đã tuyên bố. "Ðây là diệt khổ"; Thế Tôn đã tuyên bố: "Ðây là con đường đưa đến sự diệt khổ".

--Này Hiền giả vì sao Thế Tôn đã tuyên bố những điều này?

--Này Hiền giả, vì những điều này đưa đến lợi ích, đưa đến cứu cánh Phạm hạnh, đưa đến yếm ly, ly tham, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Do vậy, Thế Tôn đã tuyên bố như vậy.

Chú Thích

Địa danh Isipatana là nơi Đức Phật chuyển pháp luân thuộc trấn Sranath. Điểm chính xác là Lộc Uyển hay Vườn Nai (Migadāya). Theo Sớ Giải sở dĩ gọi là Isipatana - được dịch qua Hán Việt là “Tiên Nhân Đoạ Xứ” có nghĩa là nơi chư thiên giáng phàm, vì có lúc người ta trong thấy những tiên nhân từ trên không đáp xuống (isayo ettha nipatanti uppatanti cāti’isipatanam). Theo một bản Sớ Giải thì những tiên nhân đó là những Phật độc giác. Cũng theo Sớ Giải thì đây là một trong 4 chỗ cố định (avijahitatthānāni) của tất cả 5 vị Phật toàn giác xuất hiện trên trái đất này ) gồm có nơi thành đạo, nơi chuyển pháp luân, nơi hạ phàm từ cung trời Đạo Lợi sau khi thuyết Abhidhamma, và hương thất tại Jetavana.

Bản Sớ Giải của bài kinh này chú thích chữ tathāgata (như lai) có nghĩa là satta – chúng sanh. Bản Hậu Sớ Gỉải khai triển thêm vì chúng sanh tạo nên do nghiệp và phiền não từ vô thuỷ rồi bây giờ cũng tiếp tục như thế (tathā etarahipi āgato); nói cách khác là sự hiện hữu là do nghiệp bây giờ cũng tạo nghiệp để tiếp tục lập lại (tathā taṃ taṃ attabhāvaṃ āgato upagato upapanno). Cách giải thích này không được nhiều học giả đồng tình khi cố gắng giải thích thuật ngữ “như lai” (không viết hoa) đồng nghĩa với chúng sanh vì hiểu như vậy khiến câu hỏi vô nghĩa và câu trả lời cũng vô nghĩa.

Hầu hết trong những bài kinh khác, thuật ngữ Tathāgata (Như Lai), viết hoa, chỉ cho Đức Phật như đoạn kinh sau đây trích từ Tương Ưng Bộ IV.380:

Ông nghĩ thế nào, này Anurādha, Ông có quán sắc là Như Lai không?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

—Ông có quán thọ là Như Lai không?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

—Ông có quán tưởng là Như Lai không?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

—Ông có quán các hành là Như Lai không?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

—Ông có quán thức là Như Lai không?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

—Ông nghĩ thế nào, này Anurādha, Ông có quán Như Lai ở trong sắc không?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

—Ông có quán Như Lai ở ngoài sắc không?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

—Ông có quán Như Lai ở trong thọ không?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

—Ông có quán Như Lai ở ngoài thọ không?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

—Ông có quán Như Lai ở trong tưởng không?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

—Ông có quán Như Lai ở ngoài tưởng không?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

—Ông có quán Như Lai ở trong các hành không?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

—Ông có quán Như Lai ở ngoài các hành không?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

—Ông có quán Như Lai ở trong thức không?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

—Ông có quán Như Lai ở ngoài thức không?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

—Ông nghĩ như thế nào, này Anurādha, Ông có quán Như Lai là sắc, thọ, tưởng, hành, thức hay không?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

—Ông có quán Như Lai là không có sắc, không có thọ, không có tưởng, không có các hành, không có thức hay không?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

—Ở đây, này Anurādha, Ông ngay trong hiện tại không có nắm được Như Lai một cách chân thật, một cách xác chứng, thời có hợp lý chăng khi Ông tuyên bố về Như Lai rằng:

“Thưa chư Hiền, Như Lai là bậc Thượng nhân, là bậc Tối thắng nhân, là bậc đã đạt được địa vị tối thượng. Bậc Như Lai ấy, được biết đến ngoài bốn trường hợp sau đây: ‘Như Lai có tồn tại sau khi chết. Hay Như Lai không có tồn tại sau khi chết. Hay Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết. Hay Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết’”.

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

—Lành thay, lành thay! Này Anurādha. Trước đây và hiện nay, này Anurādha, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ. (bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu).

Ở đây nói chính xác “Như Lai là bậc Thượng nhân, là bậc Tối thắng nhân, là bậc đã đạt được địa vị tối thượng. (tathāgato uttamapuriso paramapuriso paramapattipatto)” thì không thể hiểu là “chúng sanh -satta” mà phải là Đức Phật.

Nói nôm na cả bốn luận điểm xoay chung quanh câu hỏi: sau khi Đức Phật viên tịch rồi thì Ngài còn hay mất? trả lời là còn hoặc không còn đều rơi vào bốn luận điểm trên. Đây là điều mà người học Phật nên biết và nên tránh. Phải nhìn nhận rằng tất cả tông phái Đại Thừa đều lập luận là “Đức Phật vẫn còn – và còn mãi mãi” sau khi viên tịch. Một số nhà sư Nam Tông lập luận là “Đức Phật hoàn toàn không còn sau khi viên tịch”. Thực tế thì cả hai quan niệm này đều đi ngược lại lời Phật dạy, khi Ngài không xác định gì về điều đó. Đây là điểm vô cùng tế nhị trong Phật học.

Để trả lời 4 luận điểm đó Đức Phật dạy: “Trước đây và hiện nay, này Anurādha, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ” hàm ý là hãy tập trung giải quyết vấn đề trước mắt là khổ đau. Sau khi diệt khổ thì như thế nào vốn là điều không thiết thực.

Khi nói đến sự hiện hữu của chúng sanh, là nói đến sự hiện hữu của năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Khi nói tu tập để dẫn đến sự chấm dứt năm uẩn, thì người ta nghĩ là cứu cánh niết bàn là “đoạn diệt tất cả”. Trong các bài kinh, mà bài kinh là một trích dẫn trên, Đức Phật dạy “không nên nghĩ sự tồn tại của Như Lai ở sắc, thọ, tưởng, hành, thức” dù là trong hay ngoài”.

Khi nói, Như Lai tồn tại hay không tồn tại sau khi chết dễ dàng rơi vào thường kiến và đoạn kiến. Nói cách khác, cái nhìn còn hay không còn đều dựa trên sự hiện hữu của những gì được biết qua năm uẩn. Cũng giống như một đứa trẻ, được cha mẹ khuyến khích học hành nêu lên câu hỏi “học xong rồi thì có còn vui thích với những món đồ chơi đang có chăng?” Câu trả lời là không sẽ là một thất vọng lớn vì nếu trưởng thành mà không còn vui chơi với những gì đang có thì trưởng thành làm gì?. Chính vì vậy, Đức Phật dạy nên nhìn vào sự khổ và sự diệt khổ vì đây là hai phạm trù có thể nhận thức đối với chúng sanh.

Bốn luận điểm:"Như Lai tồn tại sau khi chết",”Như Lai không tồn tại sau khi chết”, “ Như Lai vừa tồn tại, và vừa không tồn tại sau khi chết”; "Như Lai vừa tồn tại, và vừa không tồn tại sau khi chết"; “ Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết” nằm trong 10 câu hỏi cổ điển mà Đức Phật không trả lời. Ngoại giáo dùng chữ Như Lai để chỉ cho người đã đạt đến đỉnh cao của sự tu chứng không còn thân sanh tử vậy thì có còn hay hay không còn gì. Nên lưu ý là những điều này đã lưu truyền trước khi Đức Phật ra đời.

Bốn luận điểm “có, không, vừa có vừa không, không có cũng không không” nằm trong cơ sở lý luận “tứ cú bách phi” với logic là bốn điều này bao trùm tất cả, nếu không là cái này phải là cái kia, không thể có gì khác hơn được. Đức Phậy dạy giáo lý duyên khởi với ý nghĩa “nói còn cũng không được, nói không còn cũng không đúng” giống như sữa trong ghè từ sáng tới chiều đã biến chất. Bảo rằng sửa buổi sáng và buổi chiều là hai hay một đều không chính xác.

Những vấn đề được nêu ra trong bài kinh, nói theo bình thường, là hý luận, là những điều mà Đức Phật dạy như là “những câu hỏi không liên hệ tới giác ngộ, giải thoát". Những điều này được Tôn giả Sāriputta nêu lên không phải vì vậy mà Ngài mắc lỗi là hỏi những câu phiếm luận mà là tạo nên cơ duyên để Tôn giả Mahākassapa nói lên tánh thiết thực của giáo pháp.

Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch

12. Paraṃmaraṇasuttaṃ

155. Ekaṃ samayaṃ āyasmā ca mahākassapo āyasmā ca sāriputto bārāṇasiyaṃ viharanti isipatane migadāye. Atha kho āyasmā sāriputto sāyanhasamayaṃ paṭisallānā vuṭṭhito yenāyasmā mahākassapo tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmatā mahākassapena saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā sāriputto āyasmantaṃ mahākassapaṃ etadavoca – ‘‘kiṃ nu kho, āvuso kassapa, hoti tathāgato paraṃ maraṇā’’ti? ‘‘Abyākataṃ kho etaṃ, āvuso, bhagavatā – ‘hoti tathāgato paraṃ maraṇā’’’ti. ‘‘Kiṃ panāvuso, na hoti tathāgato paraṃ maraṇā’’ti? ‘‘Evampi kho, āvuso, abyākataṃ bhagavatā – ‘na hoti tathāgato paraṃ maraṇā’’’ti. ‘‘Kiṃ nu kho, āvuso, hoti ca na ca hoti tathāgato paraṃ maraṇā’’ti? ‘‘Abyākataṃ kho etaṃ, āvuso, bhagavatā – ‘hoti ca na ca hoti tathāgato paraṃ maraṇā’’’ti. ‘‘Kiṃ panāvuso, neva hoti, na na hoti tathāgato paraṃ maraṇā’’ti? ‘‘Evampi kho, āvuso, abyākataṃ bhagavatā – ‘neva hoti na na hoti tathāgato paraṃ maraṇā’’’ti. ‘‘Kasmā cetaṃ, āvuso, abyākataṃ bhagavatā’’ti? ‘‘Na hetaṃ, āvuso, atthasaṃhitaṃ nādibrahmacariyakaṃ na nibbidāya na virāgāya na nirodhāya na upasamāya na abhiññāya na sambodhāya na nibbānāya saṃvattati. Tasmā taṃ abyākataṃ bhagavatā’’ti.

‘‘Atha kiñcarahāvuso, byākataṃ bhagavatā’’ti? ‘‘Idaṃ ‘dukkha’nti kho, āvuso, byākataṃ bhagavatā; ayaṃ ‘dukkhasamudayo’ti byākataṃ bhagavatā; ayaṃ ‘dukkhanirodho’ti byākataṃ bhagavatā; ayaṃ ‘dukkhanirodhagāminī paṭipadā’ti byākataṃ bhagavatā’’ti. ‘‘Kasmā cetaṃ, āvuso, byākataṃ bhagavatā’’ti? ‘‘Etañhi, āvuso, atthasaṃhitaṃ etaṃ ādibrahmacariyakaṃ etaṃ nibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati. Tasmā taṃ byākataṃ bhagavatā’’ti. Dvādasamaṃ.

12. Paraṃmaraṇasuttavaṇṇanā

155. Dvādasame tathāgatoti satto. Na hetaṃ, āvuso, atthasaṃhitanti, āvuso, etaṃ diṭṭhigataṃ atthasannissitaṃ na hoti. Nādibrahmacariyakanti maggabrahmacariyassa pubbabhāgapaṭipadāpi na hoti. Etañhi, āvuso, atthasaṃhitanti, āvuso, etaṃ catusaccakammaṭṭhānaṃ atthasannissitaṃ. Etaṃ ādibrahmacariyakanti etaṃ maggabrahmacariyassa ādi pubbabhāgapaṭipadā. Dvādasamaṃ.