Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - NHÌN LẠI CÙNG TRONG BỂ KHỔ THÔI - Kinh Upacālā (Upacālāsuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - NHÌN LẠI CÙNG TRONG BỂ KHỔ THÔI - Kinh Upacālā (Upacālāsuttaṃ)

Tuesday, 19/04/2022, 18:32 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 19.4.2022


NHÌN LẠI CÙNG TRONG BỂ KHỔ THÔI

Kinh Upacālā (Upacālāsuttaṃ)

CHƯƠNG V. TƯƠNG ƯNG TỲ KHƯU NI (S.i, 133)

Trong đại hải trầm luân thì “thuyền ai ngược gió ai xuôi gió, nhìn lại cùng trong bể khổ thôi”. Giữa trùng khơi ai cũng muốn chèo chống để đi tới dù không thật biết sẽ đi đâu về đâu. Theo lời Phật dạy chính “ái - taṇhā” dù là dục ái, sắc ái, vô sắc ái là động lực đưa đẩy chúng sanh luân hồi trong ba cõi. Phải nhận rõ tính phổ quát của vô thường, khổ, vô ngã hiện hữu trong tam giới mới không khởi niệm mong ước tái sanh. Cảnh giới của bậc thánh giải thoát vốn “không động, không nhiệt não, phàm phu không quan tâm, Ma không thể đến được” là một cách nói chân phương về niết bàn tịch tịnh vốn không khó biết, khó lãnh hội. Chính điểm nầy tuệ giác được thí dụ “như cái nhìn của người leo lên lầu cao chót vót nhìn quần mê ngược xuôi dưới mặt đất”.

Sāvatthinidānaṃ. Atha kho upacālā bhikkhunī pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā...pe... aññatarasmiṃ rukkhamūle divāvihāraṃ nisīdi. Atha kho māro pāpimā yena upacālā bhikkhunī tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā upacālaṃ bhikkhuniṃ etadavoca – ‘‘kattha nu tvaṃ, bhikkhuni, uppajjitukāmā’’ti? ‘‘Na khvāhaṃ, āvuso, katthaci uppajjitukāmā’’ti.

Tại Sāvatthi.

Vào buổi sáng Tỳ khưu ni Upacālā đắp y…..... tĩnh toạ dưới một gốc cây .

Ác ma đi đến Tỳ khưu ni Upacālā và nói:

-- Này Tỳ khưu ni, Nàng muốn tái sanh tại chỗ nào?.

-- Ta không muốn tái sanh tại chỗ nào cả, này bạn.

‘‘Tāvatiṃsā ca yāmā ca, tusitā cāpi devatā;

Nimmānaratino devā, ye devā vasavattino;

Tattha cittaṃ paṇidhehi, ratiṃ paccanubhossasī’’ti.

Chư Thiên Tam thập tam,

Dạ ma và Ðâu suất,

Thiên chúng cõi Hóa lạc,

Tha hóa tự tại thiên,

Hãy hướng tâm thiên giới,

Tâm tư sẽ hân hoan.

‘‘Tāvatiṃsā ca yāmā ca, tusitā cāpi devatā;

Nimmānaratino devā, ye devā vasavattino;

Kāmabandhanabaddhā te, enti māravasaṃ puna.

‘‘Sabbo ādīpito loko, sabbo loko padhūpito;

Sabbo pajjalito loko, sabbo loko pakampito.

‘‘Akampitaṃ apajjalitaṃ, aputhujjanasevitaṃ;

Agati yattha mārassa, tattha me nirato mano’’ti.

‘‘Chư Thiên Tam Thập Tam,

Dạ-ma, Ðâu-suất thiên,

Thiên chúng cõi Hóa lạc

Tha hóa tự tại thiên,

Họ bị dục trói buộc.

Trong cương toả của Ma.

‘‘Cả thế giới bừng cháy,

Cả thế giới lửa vây,

Cả thế giới thiêu đốt,

Cả thế giới chấn động.

‘‘Chỗ không động, không cháy,

Phàm phu không quan tâm,

Ác ma không đến được,

Chỗ ấy ta hoan hỷ.

Atha kho māro pāpimā ‘‘jānāti maṃ upacālā bhikkhunī’’ti dukkhī dummano tatthevantaradhāyīti.

Ác ma biết được: "Tỷ khưu ni Upacālā đã biết ta”; phiền muộn và thất vọng biến mất ngay chỗ ấy.

‘‘Tāvatiṃsā ca yāmā ca = Tam thập tam thiên, Dạ ma thiên

tusitā cāpi devatā = và thiên nhân Đâu suất,

Nimmānaratino devā = thiên nhân cõi Hoá lạc

ye devā vasavattino =thiên nhân cõi Tha hoá tự tại

Tattha cittaṃ paṇidhehi = Hãy hướng tâm đnế những cõi ấy

ratiṃ paccanubhossasī’’ti = Nàng sẽ trãi nghiệm sự vui thú

--

Kāmabandhanabaddhā te = Họ vẫn bị cột trói bởi dục vọng

enti māravasaṃ puna = Vẫn trở lại dưới sự sai sử của Ma

‘‘Sabbo ādīpito loko = Cả thế giới bị bừng cháy

sabbo loko padhūpito = Cả thế giới trong khói lửa

Sabbo pajjalito loko = Cả thế giới bị thiêu đốt

sabbo loko pakampito = Cả thế giới chấn động

‘‘Akampitaṃ apajjalitaṃ = Chỗ không chấn động, không cháy

aputhujjanasevitaṃ = Chỗ phàm phu không tha thiết

Agati yattha mārassa = Chỗ Ác ma không đến được

tattha me nirato mano’’ti = Ấy là nơi tâm ta hoan hỷ

Tỷ khưu ni Upacālā là một trong ba người em gái của Ngài Sāriputta (xem chú thích bài kinh trước).

Trong bài kinh nầy Ác ma chỉ đề cập năm cõi trời dục giới mà không nói tới cõi trời dục giới thấp nhất là cõi Tứ Đại Thiên Vương (Cātummahārājika) là cảnh giới có thiên lạc nhưng vẫn có phận sự phải làm.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

-ooOoo-

7. Upacālāsuttaṃ [Mūla]

168. Sāvatthinidānaṃ. Atha kho upacālā bhikkhunī pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā...pe... aññatarasmiṃ rukkhamūle divāvihāraṃ nisīdi. Atha kho māro pāpimā yena upacālā bhikkhunī tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā upacālaṃ bhikkhuniṃ etadavoca – ‘‘kattha nu tvaṃ, bhikkhuni, uppajjitukāmā’’ti? ‘‘Na khvāhaṃ, āvuso, katthaci uppajjitukāmā’’ti.

‘‘Tāvatiṃsā ca yāmā ca, tusitā cāpi devatā;

Nimmānaratino devā, ye devā vasavattino;

Tattha cittaṃ paṇidhehi, ratiṃ paccanubhossasī’’ti.

‘‘Tāvatiṃsā ca yāmā ca, tusitā cāpi devatā;

Nimmānaratino devā, ye devā vasavattino;

Kāmabandhanabaddhā te, enti māravasaṃ puna.

‘‘Sabbo ādīpito [sabbova āditto (syā. kaṃ.)] loko, sabbo loko padhūpito;

Sabbo pajjalito [pajjalito (sabbattha)] loko, sabbo loko pakampito.

‘‘Akampitaṃ apajjalitaṃ [acalitaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)], aputhujjanasevitaṃ;

Agati yattha mārassa, tattha me nirato mano’’ti.

Atha kho māro pāpimā ‘‘jānāti maṃ upacālā bhikkhunī’’ti dukkhī dummano tatthevantaradhāyīti.

7. Upacālāsuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

168. Sattame enti māravasaṃ punāti punappunaṃ maraṇamārakilesamāradevaputtamārānaṃ vasaṃ āgacchanti. Padhūpitoti santāpito. Agati yattha mārassāti yattha tuyhaṃ mārassa agati. Tatthāti tasmiṃ nibbāne. Sattamaṃ.