Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | NHẪN NẠI VỚI KẺ YẾU MỚI THẬT LÀ MẠNH - Kinh Vepacitti (Vepacittisuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | NHẪN NẠI VỚI KẺ YẾU MỚI THẬT LÀ MẠNH - Kinh Vepacitti (Vepacittisuttaṃ)

Tuesday, 15/11/2022, 18:17 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 15.11.2022


NHẪN NẠI VỚI KẺ YẾU MỚI THẬT LÀ MẠNH

Kinh Vepacitti (Vepacittisuttaṃ)

CHƯƠNG XI. TƯƠNG ƯNG SAKKA, PHẨM THỨ NHẤT (S. i, 217)

Trong cách hành xử, người ta thường xem sự áp đảo là sức mạnh. Đó là quan niệm thường tình. Trong cái nhìn của người trí thì sự khoan dung đối với kẻ kém thế hơn mình mới thật sự là mạnh. Người ta thường nghĩ sự hung hăng, ăn miếng trả miếng nói lên nội lực thâm sâu nhưng kỳ thật điều đó chỉ biểu hiện nội hàm yếu kém. Ai sống với chánh pháp, trì pháp, và được pháp hộ trì mới thật sự là người mạnh mẽ giữa cuộc đời nhiễu nhương nầy.

Sāvatthinidānaṃ. ‘‘Bhūtapubbaṃ, bhikkhave, devāsurasaṅgāmo samupabyūḷho ahosi. Atha kho, bhikkhave, vepacitti asurindo asure āmantesi – ‘sace, mārisā, devānaṃ asurasaṅgāme samupabyūḷhe asurā jineyyuṃ devā parājineyyuṃ, yena naṃ sakkaṃ devānamindaṃ kaṇṭhapañcamehi bandhanehi bandhitvā mama santike āneyyātha asurapura’nti. Sakkopi kho, bhikkhave, devānamindo deve tāvatiṃse āmantesi – ‘sace, mārisā, devānaṃ asurasaṅgāme samupabyūḷhe devā jineyyuṃ asurā parājineyyuṃ, yena naṃ vepacittiṃ asurindaṃ kaṇṭhapañcamehi bandhanehi bandhitvā mama santike āneyyātha sudhammasabha’’’nti. Tasmiṃ kho pana, bhikkhave, saṅgāme devā jiniṃsu, asurā parājiniṃsu. Atha kho, bhikkhave, devā tāvatiṃsā vepacittiṃ asurindaṃ kaṇṭhapañcamehi bandhanehi bandhitvā sakkassa devānamindassa santike ānesuṃ sudhammasabhaṃ. Tatra sudaṃ, bhikkhave, vepacitti asurindo kaṇṭhapañcamehi bandhanehi baddho sakkaṃ devānamindaṃ sudhammasabhaṃ pavisantañca nikkhamantañca asabbhāhi pharusāhi vācāhi akkosati paribhāsati. Atha kho, bhikkhave, mātali saṅgāhako sakkaṃ devānamindaṃ gāthāhi ajjhabhāsi –

Tại Sāvatthi, Đức Thế Tôn thuyết như sau:

Này chư Tỳ khưu, thuở xưa chư thiên và a tu la dàn trận cho một cuộc hỗn chiến. Bấy giờ a tu la vương Vepacitti bảo các a tu la: “Chư liệt vị, trong trận ác chiến giữa chư thiên và chư a tu la nếu a tu la thắng hãy trói tứ chi và cổ thiên chủ Sakka mang đến trước mặt ta trong thành của a tu la”.

Và Thiên chủ Sakka cũng nói với chư thiên cõi Tam Thập Tam: “Chư liệt vị, trong trận ác chiến giữa chư thiên và chư a tu la nếu chư thiên thắng hãy trói tứ chi và cổ của a tu la vương Vepacitti mang đến trước mặt ta tại pháp đường Sudhamma”.

Này chư Tỳ khưu, trong trận chiến ấy chư thiên thắng, a tu la bại. Chư thiên cõi Tam Thập Tam trói tứ chi và cổ của a tu la vương Vepacitti mang đến gặp Thiên chủ Sakka tại pháp đường Sudhamma. Tại đấy khi Thiên chủ Sakka bước vào pháp đường thì Vepacitti, đang bị trói, dùng những lời thô ác, cay độc mạ lỵ Thiên chủ.

Bấy giờ, vị thiên điều khiển thiên xa Mātali nói với thiên chủ Sakka bằng kệ ngôn:

‘‘Bhayā nu maghavā sakka, dubbalyā no titikkhasi;

Suṇanto pharusaṃ vācaṃ, sammukhā vepacittino’’ti.

“Thiên chủ Maghavā

Vì sợ hay yếu hèn

Phải nghe lời mạ lỵ

Từ Vepacitti?

(Sakka):

‘‘Nāhaṃ bhayā na dubbalyā, khamāmi vepacittino;

Kathañhi mādiso viññū, bālena paṭisaṃyuje’’ti.

“Không sợ, không yếu hèn

Kham nhẫn Vepacitti

Một người có hiểu biết

Không giằng co kẻ ngu.

(Mātali):

‘‘Bhiyyo bālā pabhijjeyyuṃ, no cassa paṭisedhako;

Tasmā bhusena daṇḍena, dhīro bālaṃ nisedhaye’’ti.

“Kẻ ngu càng cuồng nộ

Nếu không ai áp chế

Bậc trí trị kẻ ngu

Phải dùng biện pháp mạnh.

(Sakka):

‘‘Etadeva ahaṃ maññe, bālassa paṭisedhanaṃ;

Paraṃ saṅkupitaṃ ñatvā, yo sato upasammatī’’ti.

“Riêng ta thì nghĩ khác

Để chế ngự kẻ ngu

Khi biết họ cuồng nộ

Mình chánh niệm an tịnh.

(Mātali):

‘‘Etadeva titikkhāya, vajjaṃ passāmi vāsava;

Yadā naṃ maññati bālo, bhayā myāyaṃ titikkhati;

Ajjhāruhati dummedho, gova bhiyyo palāyina’’nti.

“Thưa Ngài Vāsana

Sự nhẫn nhục như vậy

Tôi thấy là sai lầm

Kẻ dữ sẽ nghĩ rằng:

“Hắn sợ nên chịu đựng”

Kẻ ngu càng làm tới

Như bò rượt người chạy.

(Sakka):

‘‘Kāmaṃ maññatu vā mā vā, bhayā myāyaṃ titikkhati;

Sadatthaparamā atthā, khantyā bhiyyo na vijjati.

‘‘Yo have balavā santo, dubbalassa titikkhati;

Tamāhu paramaṃ khantiṃ, niccaṃ khamati dubbalo.

‘‘Abalaṃ taṃ balaṃ āhu, yassa bālabalaṃ balaṃ;

Balassa dhammaguttassa, paṭivattā na vijjati.

‘‘Tasseva tena pāpiyo, yo kuddhaṃ paṭikujjhati;

Kuddhaṃ appaṭikujjhanto, saṅgāmaṃ jeti dujjayaṃ.

‘‘Ubhinnamatthaṃ carati, attano ca parassa ca;

Paraṃ saṅkupitaṃ ñatvā, yo sato upasammati.

‘‘Ubhinnaṃ tikicchantānaṃ, attano ca parassa ca;

Janā maññanti bāloti, ye dhammassa akovidā’’ti.

Mặc họ nghĩ hay không:

“Hắn chịu đựng vì sợ”

Trong đức tánh huân tập

Không gì hơn nhẫn nại.

“Khi người thật sự mạnh

Kham nhẫn được kẻ yếu

Sư nhẫn nại cao nhất:

Nhẫn với kẻ kém hơn.

“Thấy mạnh nhưng không mạnh

Là mạnh của hung hăng

Không ai chê sức mạnh

Của người sống đúng pháp.

“Lấy sân đáp sân hận

Chỉ khiến mình tệ hơn

Không sân với người sân

Là thắng trận khó thắng.

“Ai hành pháp lợi lạc

Cho cả mình và người

Khi biết người khác sân

Khéo giữ tâm an tịnh.

“Ai chữa lành cả hai

Bản thân và tha nhân

Quần chúng nghĩ là ngu

Vì không thông chánh pháp.

‘‘So hi nāma, bhikkhave, sakko devānamindo sakaṃ puññaphalaṃ upajīvamāno devānaṃ tāvatiṃsānaṃ issariyādhipaccaṃ rajjaṃ kārento khantisoraccassa vaṇṇavādī bhavissati. Idha kho taṃ, bhikkhave, sobhetha yaṃ tumhe evaṃ svākkhāte dhammavinaye pabbajitā samānā khamā ca bhaveyyātha soratā cā’’ti.

Này chư tỳ khưu, Thiên chủ Sakka với phước báu đã tạo, trị vì cõi Tam Thập Tam vẫn tán thán sự nhẫn nại và ôn hoà. Còn nói gì cao đẹp hơn là chư tỳ khưu vốn xuất gia trong Pháp và Luật được khéo thuyết cần sống nhẫn nại và ôn hoà.

‘‘Bhayā nu maghavā sakka, dubbalyā no titikkhasi = Vì sợ hay vì yếu hèn, thưa Thiên chủ Đế Thích Maghavā

Suṇanto pharusaṃ vācaṃ, sammukhā vepacittino’’ti = khi đối mặt với Vepacitti nghe những lời mạ lỵ

‘‘Nāhaṃ bhayā na dubbalyā, khamāmi vepacittino = không vì sợ, chẳng vì yếu hèn mà ta kham nhẫn với Vepacitti

Kathañhi mādiso viññū, bālena paṭisaṃyuje’’ti = Một người có hiểu biết như ta sao lại đôi co với kẻ thiểu trí

‘‘Bhiyyo bālā pabhijjeyyuṃ, no cassa paṭisedhako = kẻ ngu càng nổi điên nếu không ai khống chế

Tasmā bhusena daṇḍena, dhīro bālaṃ nisedhaye’’ti = do vậy với sự trừng phạt nặng nề, người trí chế ngự kẻ ngu.

‘‘Etadeva ahaṃ maññe, bālassa paṭisedhanaṃ = Ta tự nghĩ cách cảm hoá người thiểu trí

Paraṃ saṅkupitaṃ ñatvā, yo sato upasammatī’’ti = khi biết đối thủ giận dữ thì nên chánh niệm an tịnh

‘‘Etadeva titikkhāya, vajjaṃ passāmi vāsava = Thưa Ngài Vāsava, tôi thấy là điều sai lầm khi thực hành pháp nhẫn nại

Yadā naṃ maññati bālo, bhayā myāyaṃ titikkhati = kẻ ngu nghĩ rằng “hắn nhẫn nại vì sợ ta”

Ajjhāruhati dummedho, gova bhiyyo palāyina’’nti = kẻ u mê càng bám sát theo Ngài giống như bò rượt người sợ chạy

‘‘Kāmaṃ maññatu vā mā vā, bhayā myāyaṃ titikkhati = hãy để kẻ ngu muốn nghĩ hay không nghĩ “hắn nhẫn nại vì sợ ta”

Sadatthaparamā atthā, khantyā bhiyyo na vijjati = trong những thành tựu tối thượng của sự tu tập không gì qua nhẫn nại

‘‘Yo have balavā santo, dubbalassa titikkhati = Người thật sự mạnh khi có thể kham nhẫn với kẻ yếu

Tamāhu paramaṃ khantiṃ, niccaṃ khamati dubbalo = kham nhẫn với kẻ yếu kém hơn mình luôn là sự kham nhẫn cao cả

‘‘Abalaṃ taṃ balaṃ āhu, yassa bālabalaṃ balaṃ = cái mạnh của cuồng nộ là cái mạnh không thật sự mạnh.

Balassa dhammaguttassa, paṭivattā na vijjati = không ai có thể khiển trách người mạnh do thiện pháp hộ trì

‘‘Tasseva tena pāpiyo, yo kuddhaṃ paṭikujjhati = lấy hung bạo đáp trả hung bạo khiến sự việc tệ hại hơn cho chính mình

Kuddhaṃ appaṭikujjhanto, saṅgāmaṃ jeti dujjayaṃ = không lấy hung bạo đáp trả hung bạo là chiến thắng trận khó thắng

‘‘Ubhinnamatthaṃ carati, attano ca parassa ca = Người thực hành sự lợi lạc cho cả hai bản thân và tha nhân

Paraṃ saṅkupitaṃ ñatvā, yo sato upasammati = khi biết đối thủ giận dữ thì nên chánh niệm an tịnh

‘‘Ubhinnaṃ tikicchantānaṃ, attano ca parassa ca = người có thể chữa lành cho cả hai bản thân và đối thủ

Janā maññanti bāloti, ye dhammassa akovidā’’ti = quần chúng nghĩ là ngu vì họ không thiện xảo trong Pháp.

Vepacitta là vị thiên cao tuổi hơn Thiên chủ Sakka và đứng đầu trong số các a tu la vương ở cõi Đạo lợi. Có nhiều phép thuật và mưu trí nhưng tánh tình gàn dở.

Mātali là vị thiên điều khiển thiên xa của Thiên chủ Đế Thích. Qua nhiều đoạn kinh và Sớ giải cho thấy Mātali là một người tâm giao tín cẩn hơn là một người phục dịch.

Theo Sớ giải thì Mātali suy nghĩ theo quan niệm chuyên chế theo quyền lực trong lúc Thiên chủ Đế Thích thì theo quan niệm nhân từ. Hai quan niệm nầy vốn đối lập trong nền tảng trị vì. Sớ giải cũng nói thêm là quan niệm chuyên chế gần với cách nhìn của những a tu la.

Sadatthaparamā atthā, khantyā bhiyyo na vijjati được dịch là “trong những lợi lạc của tự thân không gì qua nhẫn nại” y cứ theo Sớ giải ” (tesu saka-atthaparamesu atthesu khantito uttaritaro añño attho na vijjati). Câu nầy Thiên chủ Đế Thích nói theo quan niệm thường thức. Nếu theo pháp siêu thế thì không đơn giản chỉ có nhẫn nại.

Câu Tamāhu paramaṃ khantiṃ, niccaṃ khamati dubbalo (kham nhẫn với kẻ yếu kém hơn mình luôn là sự kham nhẫn cao cả) hàm nghĩa khi mình mạnh mà khoan hoà với kẻ yếu hơn thì mới thật sự là mạnh. Trái lại thái độ “thượng đội, hạ đạp” là tư cách tầm thường của phần đông.

Theo Sớ giải chữ Dhammaguttassa chỉ cho cả hai ý nghĩa: người hộ trì pháp hay người được pháp hộ trì (dhammena rakkhitassa dhammaṃvā rakkhantassa).

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

4. Vepacittisuttaṃ [Mūla]

250. Sāvatthinidānaṃ. ‘‘Bhūtapubbaṃ, bhikkhave, devāsurasaṅgāmo samupabyūḷho ahosi. Atha kho, bhikkhave, vepacitti asurindo asure āmantesi – ‘sace, mārisā, devānaṃ asurasaṅgāme samupabyūḷhe asurā jineyyuṃ devā parājineyyuṃ [parājeyyuṃ (sī. pī.)], yena naṃ sakkaṃ devānamindaṃ kaṇṭhapañcamehi bandhanehi bandhitvā mama santike āneyyātha asurapura’nti. Sakkopi kho, bhikkhave, devānamindo deve tāvatiṃse āmantesi – ‘sace, mārisā, devānaṃ asurasaṅgāme samupabyūḷhe devā jineyyuṃ asurā parājineyyuṃ, yena naṃ vepacittiṃ asurindaṃ kaṇṭhapañcamehi bandhanehi bandhitvā mama santike āneyyātha sudhammasabha’’’nti. Tasmiṃ kho pana, bhikkhave, saṅgāme devā jiniṃsu, asurā parājiniṃsu [parājiṃsu (sī. pī.)]. Atha kho, bhikkhave, devā tāvatiṃsā vepacittiṃ asurindaṃ kaṇṭhapañcamehi bandhanehi bandhitvā sakkassa devānamindassa santike ānesuṃ sudhammasabhaṃ. Tatra sudaṃ, bhikkhave, vepacitti asurindo kaṇṭhapañcamehi bandhanehi baddho sakkaṃ devānamindaṃ sudhammasabhaṃ pavisantañca nikkhamantañca asabbhāhi pharusāhi vācāhi akkosati paribhāsati. Atha kho, bhikkhave, mātali saṅgāhako sakkaṃ devānamindaṃ gāthāhi ajjhabhāsi –

‘‘Bhayā nu maghavā sakka, dubbalyā no titikkhasi;

Suṇanto pharusaṃ vācaṃ, sammukhā vepacittino’’ti.

‘‘Nāhaṃ bhayā na dubbalyā, khamāmi vepacittino;

Kathañhi mādiso viññū, bālena paṭisaṃyuje’’ti.

‘‘Bhiyyo bālā pabhijjeyyuṃ, no cassa paṭisedhako;

Tasmā bhusena daṇḍena, dhīro bālaṃ nisedhaye’’ti.

‘‘Etadeva ahaṃ maññe, bālassa paṭisedhanaṃ;

Paraṃ saṅkupitaṃ ñatvā, yo sato upasammatī’’ti.

‘‘Etadeva titikkhāya, vajjaṃ passāmi vāsava;

Yadā naṃ maññati bālo, bhayā myāyaṃ titikkhati;

Ajjhāruhati dummedho, gova bhiyyo palāyina’’nti.

‘‘Kāmaṃ maññatu vā mā vā, bhayā myāyaṃ titikkhati;

Sadatthaparamā atthā, khantyā bhiyyo na vijjati.

‘‘Yo have balavā santo, dubbalassa titikkhati;

Tamāhu paramaṃ khantiṃ, niccaṃ khamati dubbalo.

‘‘Abalaṃ taṃ balaṃ āhu, yassa bālabalaṃ balaṃ;

Balassa dhammaguttassa, paṭivattā na vijjati.

‘‘Tasseva tena pāpiyo, yo kuddhaṃ paṭikujjhati;

Kuddhaṃ appaṭikujjhanto, saṅgāmaṃ jeti dujjayaṃ.

‘‘Ubhinnamatthaṃ carati, attano ca parassa ca;

Paraṃ saṅkupitaṃ ñatvā, yo sato upasammati.

‘‘Ubhinnaṃ tikicchantānaṃ, attano ca parassa ca;

Janā maññanti bāloti, ye dhammassa akovidā’’ti.

‘‘So hi nāma, bhikkhave, sakko devānamindo sakaṃ puññaphalaṃ upajīvamāno devānaṃ tāvatiṃsānaṃ issariyādhipaccaṃ rajjaṃ kārento khantisoraccassa vaṇṇavādī bhavissati. Idha kho taṃ, bhikkhave, sobhetha yaṃ tumhe evaṃ svākkhāte dhammavinaye pabbajitā samānā khamā ca bhaveyyātha soratā cā’’ti.

4. Vepacittisuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

250. Catutthe vepacittīti so kira asurānaṃ sabbajeṭṭhako. Yenāti nipātamattaṃ nanti ca. Kaṇṭhapañcamehīti dvīsu hatthesu pādesu kaṇṭhe cāti evaṃ pañcahi bandhanehi. Tāni pana naḷinasuttaṃ viya makkaṭakasuttaṃ viya ca cakkhussāpāthaṃ āgacchanti, iriyāpathaṃ rujjhanti. Tehi pana citteneva bajjhati, citteneva muccati. Akkosatīti corosi bālosi mūḷhosi thenosi oṭṭhosi goṇosi gadrabhosi nerayikosi tiracchānagatosi, natthi tuyhaṃ sugati, duggatiyeva tuyhaṃ pāṭikaṅkhāti imehi dasahi akkosavatthūhi akkosati. Paribhāsatīti, jarasakka, na tvaṃ sabbakālaṃ jinissasi, yadā asurānaṃ jayo bhavissati, tadā tampi evaṃ bandhitvā asurabhavanassa dvāre nipajjāpetvā pothāpessāmīti ādīni vatvā tajjeti. Sakko vijitavijayo na taṃ manasi karoti, mahāpaṭiggahaṇaṃ panassa matthake vidhunanto sudhammadevasabhaṃ pavisati ceva nikkhamati ca. Ajjhabhāsīti ‘‘kiṃ nu kho esa sakko imāni pharusavacanāni bhayena titikkhati, udāhu adhivāsanakhantiyā samannāgatattā’’ti? Vīmaṃsanto abhāsi.

Dubbalyā noti dubbalabhāvena nu. Paṭisaṃyujeti paṭisaṃyujeyya paṭipphareyya. Pabhijjeyyunti virajjeyyuṃ. Pakujjheyyuntipi pāṭho. Paranti paccatthikaṃ. Yo sato upasammatīti yo satimā hutvā upasammati, tassa upasamaṃyevāhaṃ bālassa paṭisedhanaṃ maññeti attho. Yadā naṃ maññatīti yasmā taṃ maññati. Ajjhāruhatīti ajjhottharati. Gova bhiyyo palāyinanti yathā goyuddhe tāvadeva dve gāvo yujjhante gogaṇo olokento tiṭṭhati, yadā pana eko palāyati, atha naṃ palāyantaṃ sabbo gogaṇo bhiyyo ajjhottharati. Evaṃ dummedho khamantaṃ bhiyyo ajjhottharatīti attho.

Sadatthaparamāti sakatthaparamā. Khantyā bhiyyo na vijjatīti tesu sakaatthaparamesu atthesu khantito uttaritaro añño attho na vijjati. Tamāhu paramaṃ khantinti yo balavā titikkhati, tassa taṃ khantiṃ paramaṃ āhu. Bālabalaṃ nāma aññāṇabalaṃ. Taṃ yassa balaṃ, abalameva taṃ balanti āhu kathentīti dīpeti. Dhammaguttassāti dhammena rakkhitassa, dhammaṃ vā rakkhantassa. Paṭivattāti paṭippharitvā vattā, paṭippharitvā vā bālabalanti vadeyyāpi, dhammaṭṭhaṃ pana cāletuṃ samattho nāma natthi. Tasseva tena pāpiyoti tena kodhena tasseva puggalassa pāpaṃ. Katarassa? Yo kuddhaṃ paṭikujjhati. Tikicchantānanti ekavacane bahuvacanaṃ, tikicchantanti attho. Janā maññantīti evarūpaṃ attano ca parassa cāti ubhinnaṃ atthaṃ tikicchantaṃ nipphādentaṃ puggalaṃ ‘‘andhabālo aya’’nti andhabālaputhujjanāva evaṃ maññanti. Dhammassa akovidāti catusaccadhamme achekā. Idhāti imasmiṃ sāsane. Khoti nipātamattaṃ. Catutthaṃ.