- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bāi học ngāy 20.8.2024
NGƯỜI TU ĐÚNG NGHĨA PHẢI THẤU TRIỆT THÂN TÂM
Kinh Các Sa Môn I & II (Samaṇasuttaṃ & Dutiyasamaṇasuttaṃ)
Tập III – Uẩn
Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần III-Phẩm Khía Cạnh (S,iii,107, 108)
Không thể gọi là người tu nếu không có khả năng quán chiếu tự thân. Quán chiếu tự thân đồng nghĩa với sự nhận thức về năm thủ uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Nhận thức đầy đủ phải bao gồm sự tập khởi, sự hoại diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và phương cách vượt thoát. Tất cả những điểm này được hàm tàng trong tứ diệu đế: bản chất của khổ đau, nguyên nhân của đau khổ, sự giải thoát khổ và con đường đưa đến sự giải thoát. Nhận thức phiến diện không dẫn đến đâu. Sự giác ngộ và giải thoát đòi hỏi cái nhìn toàn diện.
Kinh văn
Sa Môn (1)
Tại Sāvatthī, Đức Phật dạy: “Này chư Tỳ khưu, có năm thủ uẩn. Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn”.
“Này chư Tỳ khưu, những vị sa môn và Bà la môn nào không hiểu rõ như nhiên về vị ngọt, hiểm hoạ và sự vượt thoát của năm thủ uẩn, thì Ta không xem họ là những sa môn chân chính trong các sa môn hay những Bà la môn chân chính trong các bà la môn. Những tu sĩ này không thể tự mình chứng ngộ và an trú cứu cánh phạm hạnh hay mục đích bà la môn hạnh trong đời hiện tại.”
“Nhưng, này chư Tỳ khưu, những vị sa môn và Bà la môn nào hiểu rõ như nhiên về vị ngọt, hiểm hoạ, và sự vượt thoát của năm thủ uẩn, thì Ta xem họ là những sa môn chân chính trong các sa môn hay những Bà la môn chân chính trong các bà la môn. Những tu sĩ này có thể tự mình chứng ngộ và an trú cứu cánh phạm hạnh hay mục đích bà la môn hạnh trong đời hiện tại.”
Sa Môn (2)
Tại Sāvatthī, Đức Phật dạy: “Này chư Tỳ khưu, có năm thủ uẩn. Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn”.
“Này chư Tỳ khưu, những vị sa môn và Bà la môn nào không hiểu rõ như nhiên về sự tập khởi, sự hoại diệt, vị ngọt, hiểm hoạ và sự vượt thoát của năm thủ uẩn, thì Ta không xem họ là những sa môn chân chính trong các sa môn hay những Bà la môn chân chính trong các bà la môn. Những tu sĩ này không thể tự mình chứng ngộ và an trú cứu cánh phạm hạnh hay mục đích bà la môn hạnh trong đời hiện tại.”
“Nhưng, này chư Tỳ khưu, những vị sa môn và Bà la môn nào hiểu rõ như nhiên về sự tập khởi, sự hoại diệt, vị ngọt, hiểm hoạ và sự vượt thoát của năm thủ uẩn, thì Ta xem họ là những sa môn chân chính trong các sa môn hay những Bà la môn chân chính trong các bà la môn. Những tu sĩ này có thể tự mình chứng ngộ và an trú cứu cánh phạm hạnh hay mục đích bà la môn hạnh trong đời hiện tại.”
Chú thích
Kinh Sa Môn I nói về tâm điểm của sự tu tập là nhận rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự vượt thoát đối với năm thủ uẩn.
Kinh Sa Môn II cũng tương tự như kinh Sa Môn I nhưng thêm hai điểm là sự tập khởi và sự hoại diệt.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.
Dưới đây là chánh văn Pāli cùng với bản Việt dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu
Sāvatthinidānaṃ.
“Pañcime, bhikkhave, upādānakkhandhā. Katame pañca? Seyyathidaṃ—rūpupādānakkhandho …pe… viññāṇupādānakkhandho.
Nhân duyên ở Sāvatthi …
—Có năm thủ uẩn, này các Tỷ-kheo. Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn … thức thủ uẩn.
Ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā imesaṃ pañcannaṃ upādānakkhandhānaṃ assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ nappajānanti …pe…
pajānanti, sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharantī”ti.
Những vị Sa-môn hay Bà la môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật biết vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm thủ uẩn này … như thật biết rõ…; tự mình chứng ngộ với thượng trí, chứng đạt và an trú.
“Pañcime, bhikkhave, upādānakkhandhā. Katame pañca? Seyyathidaṃ—rūpupādānakkhandho, vedanupādānakkhandho, saññupādānakkhandho, saṅkhārupādānakkhandho, viññāṇupādānakkhandho.
Nhân duyên ở Sāvatthi …
—Này các Tỷ-kheo, có năm thủ uẩn này. Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn.
Ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā imesaṃ pañcannaṃ upādānakkhandhānaṃ samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ nappajānanti …pe…
pajānanti, sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharantī”ti.
Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly của năm thủ uẩn này … biết rõ…; tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú.
Sớ Giải Kinh Samaṇasuttaṃ & và Kinh Dutiyasamaṇasuttaṃ
pañcamādīsu catūsu cattāri saccāni kathitāni. navamadasamesu kilesappahānanti. pañcamādīni.
Bốn chân lý (Tứ Diệu Đế) đã được giảng dạy. Trong (kinh) thứ chín và thứ mười, (có nói về) sự đoạn trừ phiền não.