Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ  _ NGƯỜI KHÁC HẠI MÌNH KHÔNG ĐÁNG SỢ BẰNG CHÍNH MÌNH HẠI BẢN THÂN _ Kinh Thân Ái (Piyasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ _ NGƯỜI KHÁC HẠI MÌNH KHÔNG ĐÁNG SỢ BẰNG CHÍNH MÌNH HẠI BẢN THÂN _ Kinh Thân Ái (Piyasuttaṃ)

, 04/12/2021, 14:20 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 4.12.2021


NGƯỜI KHÁC HẠI MÌNH KHÔNG ĐÁNG SỢ

BẰNG CHÍNH MÌNH HẠI BẢN THÂN

Kinh Thân Ái (Piyasuttaṃ)

(CHƯƠNG III. TƯƠNG ƯNG KOSALA, PHẨM THỨ NHẤT) (S.i, 71)

Chúng sanh thường tạo ác hạnh hơn là thiện hạnh. Tạo ác hạnh thường do bản năng hoặc do thói quen. Phải có cái nhìn rộng, nhìn xa, nhìn sáng suốt mới có khả năng bỏ ác làm lành. Người tạo ác nghiệp là tự gây khổ cho bản thân như kẻ thù hại kẻ thù. Người làm phước hạnh là biết sống tử tế, yêu thương bản thân. Phải sáng suốt để thấy không có hạnh phúc nào thật sự có cho người làm ác. Đức Phật cũng nhắc nhở hai điểm khác: Khi cái chết đến thì tất cả những gì có được do ác hạnh tranh danh đoạt lợi thì có còn là của mình và có thể mang theo chăng. Chúng sanh đi với nghiệp đã tạo. Chính phước nâng đỡ chúng sanh trong cuộc luân hồi.

Người đời thường nói: người hại mình không chết, chỉ có trời hại mình mới chết. Người hiểu Phật pháp nói khác hơn một chút: Người khác hại mình không đáng sợ bằng chính mình tự gây hại cho mình với sự tạo tác ác nghiệp.


NGƯỜI KHÁC HẠI MÌNH KHÔNG ĐÁNG SỢ BẰNG CHÍNH MÌNH HẠI BẢN THÂN _ Kinh Thân Ái (Piyasuttaṃ)
Bản dịch của HT Thích Minh Châu Bản hiệu đính

Sāvatthinidānaṃ.

Ở tại Sāvatthī.

Ekamantaṃ nisinno kho rājā pasenadi kosalo bhagavantaṃ etadavoca –

Ngồi xuống một bên, vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:

‘‘idha mayhaṃ, bhante, rahogatassa paṭisallīnassa evaṃ cetaso parivitakko udapādi – ‘kesaṃ nu kho piyo attā, kesaṃ appiyo attā’ti? Tassa mayhaṃ, bhante, etadahosi – ‘ye ca kho keci kāyena duccaritaṃ caranti, vācāya duccaritaṃ caranti, manasā duccaritaṃ caranti; tesaṃ appiyo attā’.

-- Bạch Thế Tôn, ở đây khi con đang ngồi yên tịnh một mình, tư tưởng này khởi lên nơi con: "Ðối với những ai, tự ngã là thân ái? Ðối với những ai, tự ngã là kẻ thù?" Và rồi bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau:

Kiñcāpi te evaṃ vadeyyuṃ – ‘piyo no attā’ti, atha kho tesaṃ appiyo attā. Taṃ kissa hetu? Yañhi appiyo appiyassa kareyya, taṃ te attanāva attano karonti; tasmā tesaṃ appiyo attā. Ye ca kho keci kāyena sucaritaṃ caranti, vācāya sucaritaṃ caranti, manasā sucaritaṃ caranti; tesaṃ piyo attā.

"Những ai sống thân làm ác, sống miệng nói ác, sống ý nghĩ ác; đối với người ấy, tự ngã là kẻ thù. Dầu họ có nói: "Tự ngã là thân ái của chúng tôi", nhưng tự ngã đối với họ là kẻ thù. Vì sao vậy? Những gì kẻ thù làm cho kẻ thù, tự ngã của họ làm cho tự ngã của họ như vậy. Do vậy, đối với họ, tự ngã là kẻ thù.

Kiñcāpi te evaṃ vadeyyuṃ – ‘appiyo no attā’ti; atha kho tesaṃ piyo attā. Taṃ kissa hetu? Yañhi piyo piyassa kareyya, taṃ te attanāva attano karonti; tasmā tesaṃ piyo attā’’ti.

Những ai sống thân làm thiện, sống miệng nói thiện, sống ý nghĩ thiện, đối với họ, tự ngã là thân ái. Dầu cho họ có nói: "Tự ngã là kẻ thù của chúng tôi", nhưng tự ngã đối với họ là thân ái. Vì sao vậy? Những gì kẻ thân ái làm cho kẻ thân ái, tự ngã của họ làm cho tự ngã của họ như vậy. Do vậy, đối với họ, tự ngã là kẻ thân ái."

Bản hiệu đính:

Bạch Đức Thế Tôn, có lúc con sống một mình, ý nghĩ sau đây khởi lên trong tâm con: Ai là người đối xử với chính mình như một người thân? Ai là là người đối xử với chính mình như kẻ thù?. Bạch Đức Thế Tôn, rồi ý nghĩ sau đây khởi lên trong tâm con: Ai tạo các ác hạnh bằng thân, ngữ, ý chính là người đối xử với bản thân như kẻ thù cho dù họ có thể nói là rất thương bản thân. Tại sao vậy? Vì cách đối xử của người ấy với bản thân đúng là cách đối xử của kẻ thù đối với kẻ thù. Do vậy họ đối với chính mình như kẻ thù.

Nhưng ngược lại, những ai tạo thiện hành bằng thân, ngữ, ý thì họ tự đối xử với chính mình một cách thân thương. Ngay cả khi những người ấy nói “chúng tôi đối xử với chính mình như người thù nghịch”thì họ vẫn đối với chính mình như người thân thương. Tại sao vậy? Vì cách đối xử của người ấy với bản thân đúng là cách đối xử của người thân đối với người thân. Do vậy họ đối với chính mình như người thân thương.

‘‘Evametaṃ, mahārāja, evametaṃ, mahārāja! Ye hi keci, mahārāja, kāyena duccaritaṃ caranti, vācāya duccaritaṃ caranti, manasā duccaritaṃ caranti; tesaṃ appiyo attā. Kiñcāpi te evaṃ vadeyyuṃ – ‘piyo no attā’ti, atha kho tesaṃ appiyo attā. Taṃ kissa hetu? Yañhi, mahārāja, appiyo appiyassa kareyya, taṃ te attanāva attano karonti; tasmā tesaṃ appiyo attā. Ye ca kho keci, mahārāja, kāyena sucaritaṃ caranti, vācāya sucaritaṃ caranti, manasā sucaritaṃ caranti; tesaṃ piyo attā. Kiñcāpi te evaṃ vadeyyuṃ – ‘appiyo no attā’ti; atha kho tesaṃ piyo attā. Taṃ kissa hetu? Yañhi mahārāja, piyo piyassa kareyya, taṃ te attanāva attano karonti; tasmā tesaṃ piyo attā’’ti. Idamavoca...pe...

-- Như vậy là phải, thưa Ðại vương. Như vậy là phải, thưa Ðại vương. Thưa Ðại vương, những ai sống thân làm ác... Do vậy, đối với họ, tự ngã là kẻ thù. Thưa Ðại vương, những ai sống thân làm thiện... Do vậy, đối với họ, tự ngã là kẻ thân ái.

‘‘Attānañce piyaṃ jaññā,

na naṃ pāpena saṃyuje;

Na hi taṃ sulabhaṃ hoti,

sukhaṃ dukkaṭakārinā.

Nếu những ai biết được,

Tự ngã là thân ái,

Họ sẽ không liên hệ,

Với các điều ác hạnh.

Người biết thương bản thân,

Không gắn kết với ác,

Bởi hạnh phúc không có,

Với người tạo ác hạnh.

‘‘Antakenādhipannassa,

jahato mānusaṃ bhavaṃ;

Kiñhi tassa sakaṃ hoti,

kiñca ādāya gacchati;

Kiñcassa anugaṃ hoti,

chāyāva anapāyinī.

Kẻ làm điều ác hạnh,

Khó được chơn hạnh phúc,

Bị thần chết cầm tù,

Từ bỏ thân làm người.

Kẻ có nghiệp như vậy,

Cái gì là của mình?

Lấy cái gì đem đi?

Cái gì theo dõi họ,

Như bóng theo dõi hình?

Khi Thần Chết bắt đi,

Bỏ lại thân làm người,

Mang theo được những chi?

Cái gì thật của mình?

‘‘Ubho puññañca pāpañca,

yaṃ macco kurute idha;

Tañhi tassa sakaṃ hoti,

tañca ādāya gacchati;

Tañcassa anugaṃ hoti,

chāyāva anapāyinī.

Ở đây kẻ bị chết,

Làm các nghiệp công đức,

Làm các nghiệp ác đức,

Lấy cả hai đem đi.

Cả hai của kẻ ấy,

Như bóng theo dõi hình.

Phước hạnh và ác hạnh,

Chúng sanh tạo ở đây,

Chính thật là tư trang,

Mang theo cuộc hành trình,

Gắn kết với chúng sanh,

Tựa như bóng với hình.

‘‘Tasmā kareyya kalyāṇaṃ,

nicayaṃ samparāyikaṃ;

Puññāni paralokasmiṃ,

patiṭṭhā honti pāṇina’’ntntti.

Cả hai theo kẻ ấy,

Do vậy hãy làm lành,

Tích lũy cho đời sau,

Công đức cho đời sau,

Là hậu cứ cho người.

Do vậy hãy làm thiện,

Tích lũy cho kiếp sau,

Phước hộ trì hữu tình,

Khi sanh vào kiếp khác.


‘‘Attānañce piyaṃ jaññā Nếu biết thương chính mình
na naṃ pāpena saṃyuje Đừng gắn kết với ác hạnh

Na hi taṃ sulabhaṃ hoti sukhaṃ dukkaṭakārinā

Hạnh phúc không có được với người làm ác
‘‘Antakenādhipannassa Khi thần chết đoạt mạng
jahato mānusaṃ bhavaṃ Từ bỏ kiếp nhân sinh
Kiñhi tassa sakaṃ hoti Cái gì gọi là của mình?
kiñca ādāya gacchati Cái gì có thể mang theo?

Kiñcassa anugaṃ hoti chāyāva anapāyinī

Cái gì đi theo như bóng không rời hình?
‘‘Ubho puññañca pāpañca Cả hai phước hạnh và ác hạnh
yaṃ macco kurute idha Mà một người làm trong kiếp nầy
Tañhi tassa sakaṃ hoti Có thể gọi là vật tuỳ thân
Tañca ādāya gacchati mang theo trong hành trình
Tañcassa anugaṃ hoti đó là những gì cùng đi
chāyāva anapāyinī tựa như bóng với hình
‘‘Tasmā kareyya kalyāṇaṃ Do vậy hãy làm những điều lành
nicayaṃ samparāyikaṃ tích lũy cho đời sau

Puññāni paralokasmiṃ patiṭṭhā honti pāṇinan’ti

Công đức hộ trì chúng sanh trong cảnh giới lai sinh

Antaka- thần chết - một cách nói theo nhân cách hoá sự chết.

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Hiệu đính và biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

4. Piyasuttaṃ [Mūla]

115. Sāvatthinidānaṃ. Ekamantaṃ nisinno kho rājā pasenadi kosalo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘idha mayhaṃ, bhante, rahogatassa paṭisallīnassa evaṃ cetaso parivitakko udapādi – ‘kesaṃ nu kho piyo attā, kesaṃ appiyo attā’ti? Tassa mayhaṃ, bhante, etadahosi – ‘ye ca kho keci kāyena duccaritaṃ caranti, vācāya duccaritaṃ caranti, manasā duccaritaṃ caranti; tesaṃ appiyo attā’. Kiñcāpi te evaṃ vadeyyuṃ – ‘piyo no attā’ti, atha kho tesaṃ appiyo attā. Taṃ kissa hetu? Yañhi appiyo appiyassa kareyya, taṃ te attanāva attano karonti; tasmā tesaṃ appiyo attā. Ye ca kho keci kāyena sucaritaṃ caranti, vācāya sucaritaṃ caranti, manasā sucaritaṃ caranti; tesaṃ piyo attā. Kiñcāpi te evaṃ vadeyyuṃ – ‘appiyo no attā’ti; atha kho tesaṃ piyo attā. Taṃ kissa hetu? Yañhi piyo piyassa kareyya, taṃ te attanāva attano karonti; tasmā tesaṃ piyo attā’’ti.

‘‘Evametaṃ, mahārāja, evametaṃ, mahārāja! Ye hi keci, mahārāja, kāyena duccaritaṃ caranti, vācāya duccaritaṃ caranti, manasā duccaritaṃ caranti; tesaṃ appiyo attā. Kiñcāpi te evaṃ vadeyyuṃ – ‘piyo no attā’ti, atha kho tesaṃ appiyo attā. Taṃ kissa hetu? Yañhi, mahārāja, appiyo appiyassa kareyya, taṃ te attanāva attano karonti; tasmā tesaṃ appiyo attā. Ye ca kho keci, mahārāja, kāyena sucaritaṃ caranti, vācāya sucaritaṃ caranti, manasā sucaritaṃ caranti; tesaṃ piyo attā. Kiñcāpi te evaṃ vadeyyuṃ – ‘appiyo no attā’ti; atha kho tesaṃ piyo attā. Taṃ kissa hetu? Yañhi mahārāja, piyo piyassa kareyya, taṃ te attanāva attano karonti; tasmā tesaṃ piyo attā’’ti. Idamavoca...pe...

‘‘Attānañce piyaṃ jaññā, na naṃ pāpena saṃyuje;

Na hi taṃ sulabhaṃ hoti, sukhaṃ dukkaṭakārinā.

‘‘Antakenādhipannassa, jahato mānusaṃ bhavaṃ;

Kiñhi tassa sakaṃ hoti, kiñca ādāya gacchati;

Kiñcassa anugaṃ hoti, chāyāva anapāyinī [anupāyinī (syā. kaṃ. ka.)].

‘‘Ubho puññañca pāpañca, yaṃ macco kurute idha;

Tañhi tassa sakaṃ hoti, tañca [taṃva (?)] ādāya gacchati;

Tañcassa [taṃvassa (?)] anugaṃ hoti, chāyāva anapāyinī.

‘‘Tasmā kareyya kalyāṇaṃ, nicayaṃ samparāyikaṃ;

Puññāni paralokasmiṃ, patiṭṭhā honti pāṇina’’ntntti.

4. Piyasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

115. Catutthe rahogatassāti rahasi gatassa. Paṭisallīnassāti nilīnassa ekībhūtassa. Evametaṃ, mahārājāti idha bhagavā imaṃ suttaṃ sabbaññubhāsitaṃ karonto āha. Antakenādhipannassāti maraṇena ajjhotthaṭassa. Catutthaṃ.