Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || NGHIỆP TRẮNG LẪN ĐEN TẠO QUẢ ĐEN LẪN TRẮNG - Kinh Được Nghe I, II, III, IV (Sutasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || NGHIỆP TRẮNG LẪN ĐEN TẠO QUẢ ĐEN LẪN TRẮNG - Kinh Được Nghe I, II, III, IV (Sutasuttaṃ)

, 28/12/2024, 04:53 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bāi học ngāy 12.11.2024

NGHIỆP TRẮNG LẪN ĐEN TẠO QUẢ ĐEN LẪN TRẮNG

Kinh Được Nghe I, II, III, IV (Sutasuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương VIII. Tương Ưng Long Chủng – Phẩm Long Chủng (S,iii,328 - 331)

Nói đến thiện ác, khổ vui người ta thường nói theo cách phân định rạch ròi. Thực tế cho thấy trong cuộc sống thường là có những pha trộn cả hai đen trắng, như Phật ngôn “nghiệp trắng lẫn đen tạo quả đen lẫn trắng”. Tâm thức chúng sanh chứa đầy những phức cảm. Sự hiểu biết hạn chế cũng đưa đến nhân quả ô hợp khó lường. Sự mâu thuẫn nội tại tạo thành hành động pha lẫn tốt xấu và tạo thành quả dị thục hỗn hợp. Với người không nhận rõ nghiệp báo chỉ biết than “Con Tạo trớ trêu”.

Kinh văn

348. sāvatthinidānaṃ. ekamantaṃ nisinno kho so bhikkhu bhagavantaṃ etadavoca — “ko nu kho, bhante, hetu, ko paccayo, yena midhekacco kāyassa bhedā paraṃ maraṇā aṇḍajānaṃ nāgānaṃ sahabyataṃ upapajjatī”ti?

 “idha, bhikkhu, ekacco kāyena dvayakārī hoti, vācāya dvayakārī hoti, manasā dvayakārī hoti. tassa sutaṃ hoti — ‘aṇḍajā nāgā dīghāyukā vaṇṇavanto sukhabahulā’ti. tassa evaṃ hoti — ‘aho vatāhaṃ kāyassa bhedā paraṃ maraṇā aṇḍajānaṃ nāgānaṃ sahabyataṃ upapajjeyyan’ti. so kāyassa bhedā paraṃ maraṇā aṇḍajānaṃ nāgānaṃ sahabyataṃ upapajjati. ayaṃ kho, bhikkhu, hetu, ayaṃ paccayo, yena midhekacco kāyassa bhedā paraṃ maraṇā aṇḍajānaṃ nāgānaṃ sahabyataṃ upapajjatī”ti. sattamaṃ.

Một thuở, Đức Thế Tôn ngự ở Sāvatthi, tại Jetavana (Kỳ Viên), ngôi già lam do ông Anāthapiṇḍika dâng cúng. Khi ấy, có một vị tỳ khưu đến chỗ Đức Thế Tôn, đảnh lễ Ngài, rồi ngồi xuống một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, vị tỳ kheo ấy bạch Đức Thế Tôn rằng:

“Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì mà ở đây một số người sau khi thân hoại mạng chung thọ sanh làm long chủng noãn sanh?”

[Đức Thế Tôn đáp:]

“Này Tỳ khưu, ở đây có người làm hai loại nghiệp (thiện ác) bằng thân, hai loại nghiệp (thiện ác) bằng lời nói và hai loại nghiệp (thiện ác) bằng ý nghĩ. Người ấy đã nghe rằng “Long chủng noãn sanh là loài có tuổi thọ dài, xinh đẹp và sống an lạc”. Người ấy khởi niệm mong ước: ‘Nguyện sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ tái sinh làm long chủng noãn sanh’. Vì vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy đã tái sinh làm long chủng noãn sanh.

Này Tỳ khưu, đây chính là nhân, đây chính là duyên khiến một số người sau khi thân hoại mạng chung lại thọ sanh làm long chủng noãn sanh.”

KINH ĐƯỢC NGHE II

Giống kinh trên chỉ đổi “noãn sanh” thành “thai sanh”

KINH ĐƯỢC NGHE III

Giống kinh trên chỉ đổi “noãn sanh” thành “thấp sanh”

KINH ĐƯỢC NGHE IV

Giống kinh trên chỉ đổi “noãn sanh” thành “hoá sanh”

Chú Thích

Chữ “dvayakārī” thường được dịch “cả hai hành động” trong nhiều bản dịch. Sớ Giải nêu rõ là “thiện ác lẫn lộn - dvayakārinoti duvidhakārino kusalākusalakārinoti attho”. Ngài Bodhi dịch một cách thú vị là “someone acts ambivalently in body, speech, and mind - một người hành động mâu thuẫn trong thân, ngữ và ý”. Có thể hiểu là hạnh nghiệp có tốt có xấu.

“Người ấy được nghe” có nghĩa là nghe ai đó nói, nhưng cả người nói và người nghe đều không thật sự biết đích xác.

Bài kinh này nêu rõ vai trò của ý nguyện đối với cảnh giới sanh tử.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu.

VII. Nghe (S.iii,243)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...

3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây, một loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với các Nàga từ trứng sanh?

4) -- Ở đây, này Tỷ-kheo, một loại (chúng sanh) làm hai hạnh về thân, làm hai hạnh về lời nói, làm hai hạnh về ý. Chúng nghe nói như sau: "Loại Nàga từ trứng sanh được thọ mạng lâu dài, nhan sắc thù thắng, hưởng thọ nhiều lạc".

5) Chúng suy nghĩ như sau: "Ôi, mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, chúng ta có thể sanh cọng trú với loại Nàga từ trứng sanh!"

6) Sau khi thân hoại mạng chung, chúng được sanh cọng trú với loại Nàga từ trứng sanh.

7) Do nhân này, do duyên này, này Tỷ-kheo, ở đây, một loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với các Nàga từ trứng sanh.

VIII. Nghe

(Như kinh trước, chỉ thế vào: Loại Nàga từ thai sanh).

IX. Nghe

(Như kinh trước, chỉ thế vào: Loại Nàga từ ẩm ướt sanh).

X. Nghe

(Như kinh trước, chỉ thế vào: Loại Nàga hóa sanh).

Sớ Giải Kinh Suddhika và Kinh Paṇītatara

343-391. dutiyādīsu vossaṭṭhakāyāti ahituṇḍikaparibuddhaṃ agaṇetvā vissaṭṭhakāyā. dvayakārinoti duvidhakārino, kusalākusalakārinoti attho. sacajja mayanti sace ajja mayaṃ. sahabyataṃ upapajjatīti sahabhāvaṃ āpajjati. tatrassa akusalaṃ upapattiyā paccayo hoti, kusalaṃ upapannānaṃ sampattiyā. annanti khādanīyabhojanīyaṃ. pānanti yaṃkiñci pānakaṃ. vatthanti nivāsanapārupanaṃ. yānanti chattupāhanaṃ ādiṃ katvā yaṃkiñci gamanapaccayaṃ. mālanti yaṃkiñci sumanamālādipupphaṃ. gandhanti yaṃkiñci candanādigandhaṃ. vilepananti yaṃkiñci chavirāgakaraṇaṃ. seyyāvasathapadīpeyyanti mañcapīṭhādiseyyaṃ ekabhūmikādiāvasathaṃ vaṭṭitelādipadīpūpakaraṇañca detīti attho. tesañhi dīghāyukatāya ca vaṇṇavantatāya ca sukhabahulatāya ca patthanaṃ katvā imaṃ dasavidhaṃ dānavatthuṃ datvā taṃ sampattiṃ anubhavituṃ tattha nibbattanti. sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

343-391. Trong các đoạn sau về "vossaṭṭhakāyā," có nghĩa là thân được buông bỏ, không tính đến những thân bị sát hại mà là tự buông bỏ mạng sống. "Dvayakārino" có nghĩa là hành động hai loại, tức là làm thiện và bất thiện. "Sacajja mayaṃ" có nghĩa là "nếu hôm nay chúng ta." "Sahabyataṃ upapajjatīti" có nghĩa là đạt đến sự đồng hành, tức là cùng nhau đạt được trạng thái đồng hành. Ở đây, bất thiện nghiệp là duyên cho sự tái sinh, còn thiện nghiệp là duyên cho sự thành đạt của những người đã tái sinh.

"Annaṃ" có nghĩa là thức ăn dùng để ăn uống. "Pānaṃ" là bất kỳ loại đồ uống nào. "Vatthaṃ" là y phục và khăn trùm. "Yānaṃ" là phương tiện đi lại, bao gồm ô che, giày dép và bất kỳ đồ dùng nào liên quan đến di chuyển. "Mālaṃ" là bất kỳ loại hoa nào như hoa sumana (hoa lài) và các loại hoa khác. "Gandhaṃ" là bất kỳ loại hương nào như hương đàn hương. "Vilepanaṃ" là bất kỳ loại mỹ phẩm nào làm đẹp da. "Seyyāvasathapadīpeyyanti" có nghĩa là giường nằm như giường, ghế và các loại nhà ở như nhà một tầng và các loại đèn dầu, các vật dụng cần thiết.

Với những người có đời sống dài lâu, sắc đẹp và nhiều hạnh phúc, họ thực hiện việc cúng dường mười loại này để mong đạt được phước báu, rồi từ đó họ sinh ra ở nơi ấy và tận hưởng sự thành đạt đó. Những phần còn lại đều rõ ràng trong mọi khía cạnh.