Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 16.4.2024
NẾU QUÁ, HIỆN, VI LAI LÀ NHẤT THỂ THÌ CẦN GÌ NGHI HOẶC?
Kinh Vô Thường II (Dutiya-aniccasuttaṃ)
Tập III – Uẩn Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần I-Phẩm Kinh Chính Mình Là Hải Đảo (S II 331)
Do không thấy được năm uẩn, hay tất cả pháp hữu vi, là luôn biến đổi, khó như ý, không nằm trong chủ quyền nên chúng sanh nuôi dưỡng ái chấp, mạn chấp, và kiến chấp đối với thực tại. Vấn đề không nằm yên ở đó. Chính không thấy được chân tướng thực tại nên suy diễn và chấp thủ sai lạc về quá khứ ngoài tầm nhìn. Cũng từ cái nhìn sai về quá khứ tạo thành kiến chấp sai lạc ở tương lai. Một người thấu suốt thực tại sẽ không có những nghi hoặc hay giả thuyết về những gì thuộc quá khứ và tương lai vốn không gì khác biệt bởi quá khứ từng là hiện tại và hiện tại sẽ là quá khứ. Vị lai cũng không khác biệt. Đây chính thật là điểm “nhất như”
Sāvatthinidānaṃ.
“Rūpaṃ, bhikkhave, aniccaṃ. Yadaniccaṃ taṃ dukkhaṃ; yaṃ dukkhaṃ tadanattā; yadanattā taṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ.
Nhân duyên ở Sāvatthi …
Này chư Tỳ khưu, sắc là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã, cần phải như thật quán với chánh trí như vầy: “Cái này không phải của ta; cái này không phải là ta; cái này không phải tự ngã của ta”.
Vedanā aniccā …
saññā aniccā …
saṅkhārā aniccā …
viññāṇaṃ aniccaṃ. Yadaniccaṃ taṃ dukkhaṃ; yaṃ dukkhaṃ tadanattā; yadanattā taṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ.
Thọ là vô thường …
Tưởng là vô thường …
Hành là vô thường …
Này chư Tỳ khưu, thức là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã, cần phải như thật quán với chánh trí như vầy: “Cái này không phải của ta; cái này không phải là ta; cái này không phải tự ngã của ta”.
Evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passato pubbantānudiṭṭhiyo na honti. Pubbantānudiṭṭhīnaṃ asati, aparantānudiṭṭhiyo na honti. Aparantānudiṭṭhīnaṃ asati, thāmaso parāmāso na hoti. Thāmase parāmāse asati rūpasmiṃ …vedanāya … saññāya … saṅkhāresu … viññāṇasmiṃ cittaṃ virajjati vimuccati anupādāya āsavehi.
Vimuttattā ṭhitaṃ. Ṭhitattā santusitaṃ. Santusitattā na paritassati. Aparitassaṃ paccattaññeva parinibbāyati.
‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī”ti.
Do quán đúng theo thực tánh với chánh trí như vậy, vị ấy không có các tư kiến về quá khứ. Do không có các tư kiến về quá khứ nên không có các tư kiến về tương lai. Do không có các tư kiến về tương lai, vị ấy không cố chấp. Do không có cố chấp đối với sắc … đối với thọ … đối với tưởng … đối với các hành … đối với thức, vị ấy ly tham và giải thoát các lậu hoặc do không chấp thủ. Do giải thoát, vị ấy an trụ.
Do an trụ, vị ấy toại nguyện. Do toại nguyện, vị ấy không hy cầu.
Do không hy cầu, vị ấy tự mình chứng niết bàn. Vị ấy biết: ” Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
Chú Thích
Phần đầu của bài kinh nầy, giống như bài kinh trước, Phật dạy về quán chiếu năm uẩn sanh diệt thấy rõ vô thường. Từ đó nhận ra bản chất khô đau và vô ngã.
Câu “Do quán đúng theo thực tánh với chánh trí như vậy, vị ấy không có các tư kiến về quá khứ (evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passato pubbantānudiṭṭhiyo na honti) có nghĩa là một khi hành giả thấy rõ bản chất vô thường, khổ não, vô ngã của năm uẩn thì không còn có những kiếp chấp sai lạc về quá khứ. Điều nầy dẫn tới “Do không có các tư kiến về quá khứ nên không có các tư kiến về tương lai (pubbantānudiṭṭhīnaṃ asati, aparantānudiṭṭhiyo na honti) là tác động liên hoàn.
Chấp kiến quá khứ (pubbāntānuditthiyo) và chấp kiến tương lai (aparāntānuditthiyo) vốn là những kiếp chấp sâu nặng được đề cập trong Kinh Phạm Võng (Brahmajāla Sutta DN No. 1) khi Đức Phật dạy về 62 tà kiến.
Theo Sớ Giải thì cụm từ thāmasā parāmāso bao gồm cả hai kiến giải sai lạc (ditthithāmaso ) và chấp thủ kiến giải sai lạc (ditthiparāmāso).
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình
4. Dutiya-aniccasuttaṃ
292. Sāvatthinidānaṃ.
“Rūpaṃ, bhikkhave, aniccaṃ. Yadaniccaṃ taṃ dukkhaṃ; yaṃ dukkhaṃ tadanattā; yadanattā taṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ.
Vedanā aniccā …
saññā aniccā …
saṅkhārā aniccā …
viññāṇaṃ aniccaṃ. Yadaniccaṃ taṃ dukkhaṃ; yaṃ dukkhaṃ tadanattā; yadanattā taṃ ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ.
Evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya passato pubbantānudiṭṭhiyo na honti. Pubbantānudiṭṭhīnaṃ asati, aparantānudiṭṭhiyo na honti. Aparantānudiṭṭhīnaṃ asati, thāmaso parāmāso na hoti. Thāmase parāmāse asati rūpasmiṃ …vedanāya … saññāya … saṅkhāresu … viññāṇasmiṃ cittaṃ virajjati vimuccati anupādāya āsavehi.
Vimuttattā ṭhitaṃ. Ṭhitattā santusitaṃ. Santusitattā na paritassati. Aparitassaṃ paccattaññeva parinibbāyati.
‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī”ti.
Catutthaṃ.