Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - MỘT KIẾP NGƯỜI, HAI SỰ KẾT LIỄU - Kinh Godhika (Godhikasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - MỘT KIẾP NGƯỜI, HAI SỰ KẾT LIỄU - Kinh Godhika (Godhikasuttaṃ)

Tuesday, 29/03/2022, 18:53 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 29.3.2022


MỘT KIẾP NGƯỜI, HAI SỰ KẾT LIỄU

Kinh Godhika (Godhikasuttaṃ)

(CHƯƠNG IV. TƯƠNG ƯNG ÁC MA, PHẨM THỨ BA) (S.i, 120)

 

 

Bài kinh nầy đầy kịch tính và mang nhiều ý nghĩa tế nhị. Tôn giả Godhika đạt thiền chứng nhưng thối thất nhiều lần do thân bệnh. Cuối cùng vị nầy chọn cách quyên sinh khi tâm thiền chưa mất. Ngay giây phút mệnh chung tuệ quán sanh khởi chứng thánh quả vô sinh. Ác ma, với bản chất cố hữu, muốn Tôn giả Godhika tiếp tục sống, sống trong cương toả của Ma nên muốn dùng sự can thiệp của Đức Phật. Đức Phật không bao giờ khuyến khích sự tự sát như một phương cách để chấm dứt sanh tử nhưng Ngài ghi nhận có những trường hợp hiếm hoi một người vừa kết liễu mạng sống đồng thời đoạn tận kiết sử, viên tịch niết bàn. Cái chết trong dòng trầm luân sanh tử và sự viên tịch niết bàn không dễ dàng cho phàm phu phân biệt. Ác ma không bao giờ tìm được hướng đi của bậc vô tích.


Evaṃ me sutaṃ

Tôi được nghe như vầy

ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe.

Thuở ấy Đức Thế Tôn trú ở Rājagaha, tại Trúc Lâm, chỗ Kalandakanivāpa (nơi cho sóc ăn).

Tena kho pana samayena āyasmā godhiko isigilipasse viharati kāḷasilāyaṃ.

Lúc bấy giờ, Tôn giả Godhika trú tại triền núi Isigili, Hắc Thạch.

Atha kho āyasmā godhiko appamatto ātāpī pahitatto viharanto sāmayikaṃ cetovimuttiṃ phusi. Atha kho āyasmā godhiko tamhā sāmayikāya cetovimuttiyā parihāyi.

Rồi Tôn giả Godhika sống nhiệt tâm, tinh cần, không xao lãng chứng được tâm thái giải thoát nhất thời (nhưng vì thân bệnh nên) Tôn giả Godhika lại thối thất tâm thái giải thoát nhất thời ấy.

Dutiyampi kho āyasmā godhiko appamatto ātāpī pahitatto viharanto sāmayikaṃ cetovimuttiṃ phusi. Dutiyampi kho āyasmā godhiko tamhā sāmayikāya cetovimuttiyā parihāyi.

Lần thứ hai, Rồi Tôn giả Godhika sống nhiệt tâm, tinh cần, không xao lãng chứng được tâm thái giải thoát nhất thời. Lằn thứ hai Tôn giả Godhika lại thối thất tâm thái giải thoát nhất thời ấy.

Tatiyampi kho āyasmā godhiko appamatto ātāpī pahitatto viharanto sāmayikaṃ cetovimuttiṃ phusi. Tatiyampi kho āyasmā godhiko tamhā...pe... parihāyi.

Lần thứ ba, Tôn giả Godhika …thối thất tâm thái giải thoát nhất thời ấy.

Catutthampi kho āyasmā godhiko appamatto...pe... vimuttiṃ phusi. Catutthampi kho āyasmā godhiko tamhā...pe... parihāyi.

Lần thứ tư, Tôn giả Godhika …thối thất tâm thái giải thoát nhất thời ấy.

Pañcamampi kho āyasmā godhiko...pe... cetovimuttiṃ phusi. Pañcamampi kho āyasmā...pe... vimuttiyā parihāyi.

Lần thứ năm, Tôn giả Godhika …thối thất tâm thái giải thoát nhất thời ấy.

Chaṭṭhampi kho āyasmā godhiko appamatto ātāpī pahitatto viharanto sāmayikaṃ cetovimuttiṃ phusi. Chaṭṭhampi kho āyasmā godhiko tamhā sāmayikāya cetovimuttiyā parihāyi.

Lần thứ sáu, Tôn giả Godhika …thối thất tâm thái giải thoát nhất thời ấy.

Sattamampi kho āyasmā godhiko appamatto ātāpī pahitatto viharanto sāmayikaṃ cetovimuttiṃ phusi. Atha kho āyasmato godhikassa etadahosi – ‘‘yāva chaṭṭhaṃ khvāhaṃ sāmayikāya cetovimuttiyā parihīno. Yaṃnūnāhaṃ satthaṃ āhareyya’’nti.

Lần thứ bảy, Rồi Tôn giả Godhika sống nhiệt tâm, tinh cần, không xao lãng chứng được tâm thái giải thoát nhất thời. Bấy giờ Tôn giả Godhika suy nghĩ: "Cho đến lần thứ sáu, ta bị thối thất nhất thời tâm giải thoát. Vậy nay ta hãy dùng dao cạo (tự sát)".

Atha kho māro pāpimā āyasmato godhikassa cetasā cetoparivitakkamaññāya yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ gāthāhi ajjhabhāsi –

Rồi Ác ma với tâm mình biết được suy nghĩ của Tôn giả Godhika, liền đi đến Thế Tôn nói với Ngài bằng kệ ngôn:

‘‘Mahāvīra mahāpañña,

iddhiyā yasasā jala;

Sabbaverabhayātīta,

pāde vandāmi cakkhuma.

‘‘Sāvako te mahāvīra,

maraṇaṃ maraṇābhibhū;

Ākaṅkhati cetayati,

taṃ nisedha jutindhara.

Bậc Đại Hùng, Đại Trí

Đại Uy lực, Đại Danh

Đoạn hiềm hận, sợ hãi

Con lễ chân Pháp Nhãn

Ôi hỡi Bậc Đại Hùng,

Đấng Chinh phục Tử Thần

Đệ tử Ngài muốn chết

Đang liệu toan tự vẫn

Hãy can ngăn vị ấy

Hỡi Đấng Vô Lượng Quang.

‘‘Kathañhi bhagavā tuyhaṃ,

sāvako sāsane rato;

Appattamānaso sekkho,

kālaṃ kayirā janesutā’’ti.

Sao thế, bạch Thế Tôn,

Đệ tử vui trong pháp

Tu để chứng nội hàm

Tự sát? Bậc Đại Danh!

Tena kho pana samayena āyasmato godhikena satthaṃ āharitaṃ hoti.

Ngay lúc ấy Tôn giả Godhika đã dùng dao cạo tự sát.

Atha kho bhagavā ‘‘māro ayaṃ pāpimā’’ iti viditvā māraṃ pāpimantaṃ gāthāya ajjhabhāsi –

Rồi Thế Tôn biết: "Ðây là Ác ma", liền nói lên kệ ngôn:

‘Evañhi dhīrā kubbanti,

nāvakaṅkhanti jīvitaṃ;

Samūlaṃ taṇhamabbuyha,

godhiko parinibbuto’’ti.

Tịnh giả làm như vậy

Không bám víu sự sống

Nhổ tận gốc khát ái

Godhika viên tịch

Atha kho bhagavā bhikkhū āmantesi –

Rồi Thế Tôn gọi chư tỳ khưu:

‘‘āyāma, bhikkhave, yena isigilipassaṃ kāḷasilā tenupasaṅkamissāma yattha godhikena kulaputtena satthaṃ āharita’’nti.

-- Này các Tỳ khưu, chúng ta hãy đi đến triền núi Isigili, Hắc Thạch, tại chỗ thiện nam tử Godhika đã tự sát bằng dao cạo.

‘‘Evaṃ, bhante’’ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ.

Chư tỳ khưu trả lời: Thưa vâng, bạch Thế Tôn

Atha kho bhagavā sambahulehi bhikkhūhi saddhiṃ yena isigilipassaṃ kāḷasilā tenupasaṅkami. Addasā kho bhagavā āyasmantaṃ godhikaṃ dūratova mañcake vivattakkhandhaṃ semānaṃ.

Tena kho pana samayena dhūmāyitattaṃ timirāyitattaṃ gacchateva purimaṃ disaṃ, gacchati pacchimaṃ disaṃ, gacchati uttaraṃ disaṃ, gacchati dakkhiṇaṃ disaṃ, gacchati uddhaṃ, gacchati adho, gacchati anudisaṃ.

Đức Thế Tôn cùng đại chúng tỳ khưu đi đến triền núi Isigili, Hắc Thạch. Từ xa Đức Thế Tôn trong thấy Tôn giả Godhika nằm trên giường với vai xoay nghiêng.

Lúc ấy một làn khói đen lượn quanh đi về phía đông; đi về phía tây; đi về phía bắc; đi về phía nam, đi về phía trên, đi về phía dưới.

Atha kho bhagavā bhikkhū āmantesi –

Đức Thế Tôn nói với chư tỳ khưu:

‘‘passatha no tumhe, bhikkhave, etaṃ dhūmāyitattaṃ timirāyitattaṃ gacchateva purimaṃ disaṃ, gacchati pacchimaṃ disaṃ, gacchati uttaraṃ disaṃ, gacchati dakkhiṇaṃ disaṃ, gacchati uddhaṃ, gacchati adho, gacchati anudisa’’nti?

Này chư tỳ khưu, có thấy một làn khói đen lượn quanh đi về phía đông; đi về phía tây; đi về phía bắc; đi về phía nam, đi về phía trên, đi về phía dưới.

‘‘Evaṃ, bhante’’.

Bạch Ngài, quả như vậy.

‘‘Eso kho, bhikkhave, māro pāpimā godhikassa kulaputtassa viññāṇaṃ samanvesati – ‘kattha godhikassa kulaputtassa viññāṇaṃ patiṭṭhita’nti? Appatiṭṭhitena ca, bhikkhave, viññāṇena godhiko kulaputto parinibbuto’’ti.

Này chư tỳ khưu, đó chính là Ác ma đang truy tìm thần thức của thiện nam tử Godhika: “Thần thức của thiện nam tử đang trụ ở đâu?”. Hỡi chư tỳ khưu, thiện nam tử Godhika đã viên tịch với thức vô sở trụ.

Atha kho māro pāpimā beluvapaṇḍuvīṇaṃ ādāya yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi –

Rồi Ác ma tay ôm thất huyền cầm màu vàng đi đến Thế Tôn nói lên kệ ngôn:

‘‘Uddhaṃ adho ca tiriyaṃ,

disā anudisā svahaṃ;

Anvesaṃ nādhigacchāmi,

godhiko so kuhiṃ gato’’ti.

Trên, dưới và chiều ngang,

Bốn phương và chính giữa

Ta tìm nhưng không thấy

Godhika đi đâu.

(Thế Tôn)

‘‘Yo dhīro dhitisampanno,

jhāyī jhānarato sadā;

Ahorattaṃ anuyuñjaṃ,

jīvitaṃ anikāmayaṃ.

‘‘Jetvāna maccuno senaṃ,

anāgantvā punabbhavaṃ;

Samūlaṃ taṇhamabbuyha,

godhiko parinibbuto’’ti.

(Thế Tôn)

Bậc Tịnh giả tịnh lặng

Thiền giả vui trong thiền

Thể nhập ngày như đêm

Không ái chấp sự sống

Đã chiến thắng Ma quân

Không trở lui sanh hữu

Nhổ tận gốc khát ái

Godhika viên tịch

‘‘Tassa sokaparetassa, vīṇā kacchā abhassatha;

Tato so dummano yakkho, tatthevantaradhāyathā’’ti.

Với vô vàn sầu muộn, huyền cầm rơi khỏi nách, Dạ Xoa thất vọng lập tức biến mắt tại ấy.


‘‘Mahāvīra mahāpañña Thưa bậc Đại Hùng, Đại Trí
iddhiyā yasasā jala Bậc Uy thần rạng danh
Sabbaverabhayātīta Bậc vượt qua tất cả sợ hãi, oan trái
pāde vandāmi cakkhuma Con đảnh lễ Đấng Pháp Nhãn

‘‘Sāvako te mahāvīra maraṇaṃ maraṇābhibhū Ākaṅkhati cetayati

= Hởi bậc đã chinh phục tử thần, đệ tử của Ngài đã mong tìm cái chết

taṃ nisedha jutindhara Hãy ngăn cản vị ấy, hỡi Đấng Quang Minh

‘‘Kathañhi bhagavā tuyhaṃ sāvako sāsane rato

= Bạch Đức Thế Tôn làm sao một đệ tử hoan hỷ trong giáo pháp

Appattamānaso sekkho Bậc tu tập tầm cầu sự chứng đạt nội tại
kālaṃ kayirā janesutā’’ti

Lại kết liễu kiếp sống, hỡi Bậc Vang Danh?

‘‘Evañhi dhīrā kubbanti Hành trạng của Tịnh Giả là vậy
nāvakaṅkhanti jīvitaṃ không bám víu sự sống
Samūlaṃ taṇhamabbuyha nhổ tận gốc ái chấp
godhiko parinibbuto’’ti Godhika viên tịch
‘‘Uddhaṃ adho ca tiriyaṃ Trên, dưới và chiều ngang
disā anudisā svahaṃ bốn phương và chính giữa
Anvesaṃ nādhigacchāmi tôi tìm khắp nơi không thấy
godhiko so kuhiṃ gato’’ti Godhika đã đi đâu
‘‘Yo dhīro dhitisampanno Bậc tịnh giả kiên định
jhāyī jhānarato sadā Thiền giả luôn tịnh lạc trong thiền
Ahorattaṃ anuyuñjaṃ Thể nhập ngày và đêm
jīvitaṃ anikāmayaṃ không ái chấp cuộc sống
‘‘Jetvāna maccuno senaṃ Đã chiến thắng Ma quân
anāgantvā punabbhavaṃ không trở lại sanh hữu
Samūlaṃ taṇhamabbuyha nhổ tận gốc khát ái
godhiko parinibbuto’’ti Godhika chứng niết bàn

Cụm từ sāmayikā cetovimutti – tâm thái giải thoát nhất thời - chỉ cho thiền chứng hiệp thế (lokiyasamāpatti) là trạng thái thiền chỉ tịnh. Tôn giả Gidhika chứng thiền nhưng do thân bệnh nên không an trú lâu được trong thiền. Kinh điển ghi nhận một số trường hợp sự tu tập của tâm bị chi phối bởi điều kiện của thân (…)

Cụm từ sattham āhareyyam – đem lại con dao – là thành ngữ chỉ cho sự quyên sinh. Theo Sớ giải thì Tôn giả Godhika sau nhiều lần trồi sụt trong thiền chứng đã quyết định tự sát khi tâm thiền chưa thối thất.

Theo Sớ giải thì Ác ma nghĩ rằng:Vị nầy chẳng màng sự sống và thân xác nên có thể chứng quả A la hán vậy dùng sự can thiệp của Bậc Đạo Sư để ngăn cản.

Cụm từ jane sutā ti jane vissuta – vang danh thiên hạ – được Ác ma dùng theo cách đãi bôi để ca ngợi Phật cũng như nhiều mỹ từ xưng tán khác trong bài kinh. Ác ma thường gọi Phật là Sa môn.

Sớ giải dùng thuật ngữ jīvitasamasīsī chỉ cho sự kết liễu song song của kiếp sống và phiền não (Ngài Tịnh Sự dịch là đắc đạo tột mạng). Nói cách khác là có ít vị chấm dứt sanh tử đồng thời với mạng sống.

Sớ giải cũng giải thích sự trạng Vivattakkhandhan ti parivattakkhandham chỉ cho di thể của Tôn giả Godhika trong tư thế phần dưới nằm ngữa, phần trên nằm nghiêng. Nằm giữa khi tự sát và nằm nghiêng là cách nằm chánh niệm thường ngày.

Sớ giải ghi rõ viññāna – ở đây dịch là thần thức – chỉ cho thức tái sanh (patiṣandhicitta)

Thuật ngữ Appatittḥena  ở đây dịch là vô sở trụ  chỉ cho sự không sanh khởi của thức tái sanh một cách nói chỉ cho sự tịch tịnh niết bàn. Không nên hiểu là có một thứ tâm thức vô sở trụ.

Thuật ngữ yakkha  thường phiên âm là Dạ xoa  chỉ cho loài hoá sanh có uy lực kể cả thiên chủ Đế Thích và Ác ma.

Tỳ kheo Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

-ooOoo-

3. Godhikasuttaṃ [Mūla]

159. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Tena kho pana samayena āyasmā godhiko isigilipasse viharati kāḷasilāyaṃ. Atha kho āyasmā godhiko appamatto ātāpī pahitatto viharanto sāmayikaṃ cetovimuttiṃ phusi. Atha kho āyasmā godhiko tamhā sāmayikāya cetovimuttiyā parihāyi. Dutiyampi kho āyasmā godhiko appamatto ātāpī pahitatto viharanto sāmayikaṃ cetovimuttiṃ phusi. Dutiyampi kho āyasmā godhiko tamhā sāmayikāya cetovimuttiyā parihāyi. Tatiyampi kho āyasmā godhiko appamatto ātāpī pahitatto viharanto sāmayikaṃ cetovimuttiṃ phusi. Tatiyampi kho āyasmā godhiko tamhā...pe... parihāyi. Catutthampi kho āyasmā godhiko appamatto...pe... vimuttiṃ phusi. Catutthampi kho āyasmā godhiko tamhā...pe... parihāyi. Pañcamampi kho āyasmā godhiko...pe... cetovimuttiṃ phusi. Pañcamampi kho āyasmā...pe... vimuttiyā parihāyi. Chaṭṭhampi kho āyasmā godhiko appamatto ātāpī pahitatto viharanto sāmayikaṃ cetovimuttiṃ phusi. Chaṭṭhampi kho āyasmā godhiko tamhā sāmayikāya cetovimuttiyā parihāyi. Sattamampi kho āyasmā godhiko appamatto ātāpī pahitatto viharanto sāmayikaṃ cetovimuttiṃ phusi.

Atha kho āyasmato godhikassa etadahosi – ‘‘yāva chaṭṭhaṃ khvāhaṃ sāmayikāya cetovimuttiyā parihīno. Yaṃnūnāhaṃ satthaṃ āhareyya’’nti. Atha kho māro pāpimā āyasmato godhikassa cetasā cetoparivitakkamaññāya yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ gāthāhi ajjhabhāsi –

‘‘Mahāvīra mahāpañña, iddhiyā yasasā jala;

Sabbaverabhayātīta, pāde vandāmi cakkhuma.

‘‘Sāvako te mahāvīra, maraṇaṃ maraṇābhibhū;

Ākaṅkhati cetayati, taṃ nisedha jutindhara.

‘‘Kathañhi bhagavā tuyhaṃ, sāvako sāsane rato;

Appattamānaso sekkho, kālaṃ kayirā janesutā’’ti.

Tena kho pana samayena āyasmato godhikena satthaṃ āharitaṃ hoti. Atha kho bhagavā ‘‘māro ayaṃ pāpimā’’ iti viditvā māraṃ pāpimantaṃ gāthāya ajjhabhāsi –

‘‘Evañhi dhīrā kubbanti, nāvakaṅkhanti jīvitaṃ;

Samūlaṃ taṇhamabbuyha, godhiko parinibbuto’’ti.

Atha kho bhagavā bhikkhū āmantesi – ‘‘āyāma, bhikkhave, yena isigilipassaṃ kāḷasilā tenupasaṅkamissāma yattha godhikena kulaputtena satthaṃ āharita’’nti. ‘‘Evaṃ, bhante’’ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ.

Atha kho bhagavā sambahulehi bhikkhūhi saddhiṃ yena isigilipassaṃ kāḷasilā tenupasaṅkami. Addasā kho bhagavā āyasmantaṃ godhikaṃ dūratova mañcake vivattakkhandhaṃ semānaṃ [seyyamānaṃ (syā. kaṃ.), soppamānaṃ (ka.)]. Tena kho pana samayena dhūmāyitattaṃ timirāyitattaṃ gacchateva purimaṃ disaṃ, gacchati pacchimaṃ disaṃ, gacchati uttaraṃ disaṃ, gacchati dakkhiṇaṃ disaṃ, gacchati uddhaṃ, gacchati adho, gacchati anudisaṃ.

Atha kho bhagavā bhikkhū āmantesi – ‘‘passatha no tumhe, bhikkhave, etaṃ dhūmāyitattaṃ timirāyitattaṃ gacchateva purimaṃ disaṃ, gacchati pacchimaṃ disaṃ, gacchati uttaraṃ disaṃ, gacchati dakkhiṇaṃ disaṃ, gacchati uddhaṃ, gacchati adho, gacchati anudisa’’nti? ‘‘Evaṃ, bhante’’. ‘‘Eso kho, bhikkhave, māro pāpimā godhikassa kulaputtassa viññāṇaṃ samanvesati – ‘kattha godhikassa kulaputtassa viññāṇaṃ patiṭṭhita’nti? Appatiṭṭhitena ca, bhikkhave, viññāṇena godhiko kulaputto parinibbuto’’ti. Atha kho māro pāpimā beluvapaṇḍuvīṇaṃ ādāya yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi –

‘‘Uddhaṃ adho ca tiriyaṃ, disā anudisā svahaṃ;

Anvesaṃ nādhigacchāmi, godhiko so kuhiṃ gato’’ti.

‘‘Yo [so (sī. pī.)] dhīro dhitisampanno, jhāyī jhānarato sadā;

Ahorattaṃ anuyuñjaṃ, jīvitaṃ anikāmayaṃ.

‘‘Jetvāna maccuno [bhetvā namucino (sī.)] senaṃ, anāgantvā punabbhavaṃ; Samūlaṃ taṇhamabbuyha, godhiko parinibbuto’’ti.

‘‘Tassa sokaparetassa, vīṇā kacchā abhassatha;

Tato so dummano yakkho, tatthevantaradhāyathā’’ti [tatthevantaradhāyithāti (syā. kaṃ.), tattheva antaradhāyīti (ka.)].

3. Godhikasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

159. Tatiye isigilipasseti isigilissa nāma pabbatassa passe. Kāḷasilāyanti kāḷavaṇṇāya silāyaṃ. Sāmayikaṃ cetovimuttinti appitappitakkhaṇe paccanīkadhammehi vimuccati, ārammaṇe ca adhimuccatīti lokiyasamāpatti sāmayikā cetovimutti nāma. Phusīti paṭilabhi. Parihāyīti kasmā yāva chaṭṭhaṃ parihāyi? Sābādhattā. Therassa kira vātapittasemhavasena anusāyiko ābādho atthi, tena samādhissa sappāye upakārakadhamme pūretuṃ na sakkoti, appitappitāya samāpattiyā parihāyati.

Yaṃnūnāhaṃ satthaṃ āhareyyanti so kira cintesi, yasmā parihīnajjhānassa kālaṅkaroto anibaddhā gati hoti, aparihīnajjhānassa nibaddhā gati hoti, brahmaloke nibbattati, tasmā satthaṃ āharitukāmo ahosi. Upasaṅkamīti – ‘‘ayaṃ samaṇo satthaṃ āharitukāmo, satthāharaṇañca nāmetaṃ kāye ca jīvite ca anapekkhassa hoti. Yo evaṃ kāye ca jīvite ca anapekkho hoti, so mūlakammaṭṭhānaṃ sammasitvā arahattampi gahetuṃ samattho hoti, mayā pana paṭibāhitopi esa na oramissati, satthārā paṭibāhito oramissatī’’ti therassa atthakāmo viya hutvā yena bhagavā tenupasaṅkami.

Jalāti jalamānā. Pāde vandāmi cakkhumāti pañcahi cakkhūhi cakkhumā tava pāde vandāmi. Jutindharāti ānubhāvadharā. Appattamānasoti appattaarahatto. Sekhoti sīlādīni sikkhamāno sakaraṇīyo. Jane sutāti jane vissutā. Satthaṃ āharitaṃ hotīti thero kira ‘‘kiṃ mayhaṃ iminā jīvitenā’’ti? Uttāno nipajjitvā satthena galanāḷiṃ chindi, dukkhā vedanā uppajjiṃsu. Thero vedanaṃ vikkhambhetvā taṃyeva vedanaṃ pariggahetvā satiṃ upaṭṭhapetvā mūlakammaṭṭhānaṃ sammasanto arahattaṃ patvā samasīsī hutvā parinibbāyi. Samasīsī nāma tividho hoti iriyāpathasamasīsī, rogasamasīsī, jīvitasamasīsīti.

Tattha yo ṭhānādīsu iriyāpathesu aññataraṃ adhiṭṭhāya – ‘‘imaṃ akopetvāva arahattaṃ pāpuṇissāmī’’ti vipassanaṃ paṭṭhapeti, athassa arahattappatti ca iriyāpathakopanañca ekappahāreneva hoti. Ayaṃ iriyāpathasamasīsī nāma. Yo pana cakkhurogādīsu aññatarasmiṃ sati – ‘‘ito anuṭṭhitova arahattaṃ pāpuṇissāmī’’ti vipassanaṃ paṭṭhapeti, athassa arahattappatti ca rogato vuṭṭhānañca ekappahāreneva hoti. Ayaṃ rogasamasīsī nāma. Keci pana tasmiṃyeva iriyāpathe tasmiñca roge parinibbānavasenettha samasīsitaṃ paññāpenti. Yassa pana āsavakkhayo ca jīvitakkhayo ca ekappahāreneva hoti. Ayaṃ jīvitasamasīsī nāma. Vuttampi cetaṃ – ‘‘yassa puggalassa apubbaṃ acarimaṃ āsavapariyādānañca hoti jīvitapariyādānañca, ayaṃ vuccati puggalo samasīsī’’ti (pu. pa. 16).

Ettha ca pavattisīsaṃ kilesasīsanti dve sīsāni. Tattha pavattisīsaṃ nāma jīvitindriyaṃ, kilesasīsaṃ nāma avijjā. Tesu jīvitindriyaṃ cuticittaṃ khepeti, avijjā maggacittaṃ. Dvinnaṃ cittānaṃ ekato uppādo natthi. Maggānantaraṃ pana phalaṃ, phalānantaraṃ bhavaṅgaṃ, bhavaṅgato vuṭṭhāya paccavekkhaṇaṃ, taṃ paripuṇṇaṃ vā hoti aparipuṇṇaṃ vā. Tikhiṇena asinā sīse chijjantepi hi eko vā dve vā paccavekkhaṇavārā avassaṃ uppajjantiyeva, cittānaṃ pana lahuparivattitāya āsavakkhayo ca jīvitapariyādānañca ekakkhaṇe viya paññāyati.

Samūlaṃ taṇhamabbuyhāti avijjāmūlena samūlakaṃ taṇhaṃ arahattamaggena uppāṭetvā. Parinibbutoti anupādisesanibbānena parinibbuto.

Vivattakkhandhanti parivattakkhandhaṃ. Semānanti uttānaṃ hutvā sayitaṃ hoti. Thero pana kiñcāpi uttānako sayito, tathāpissa dakkhiṇena passena paricitasayanattā sīsaṃ dakkhiṇatova parivattitvā ṭhitaṃ. Dhūmāyitattanti dhūmāyitabhāvaṃ. Tasmiṃ hi khaṇe dhūmavalāhakā viya timiravalāhakā viya ca uṭṭhahiṃsu. Viññāṇaṃ samanvesatīti paṭisandhicittaṃ pariyesati. Appatiṭṭhitenāti paṭisandhiviññāṇena appatiṭṭhitena, appatiṭṭhitakāraṇāti attho. Beluvapaṇḍuvīṇanti beluvapakkaṃ viya paṇḍuvaṇṇaṃ suvaṇṇamahāvīṇaṃ. Ādāyāti kacche ṭhapetvā. Upasaṅkamīti ‘‘godhikattherassa nibbattaṭṭhānaṃ na jānāmi, samaṇaṃ gotamaṃ pucchitvā nikkaṅkho bhavissāmī’’ti khuddakadārakavaṇṇī hutvā upasaṅkami. Nādhigacchāmīti na passāmi. Sokaparetassāti sokena phuṭṭhassa. Abhassathāti pādapiṭṭhiyaṃ patitā. Tatiyaṃ.