Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - MỘT BÀN TAY KHÔNG LÀM NÊN TIẾNG VỖ - Kinh Kẻ Thoá Mạ (Akkosasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - MỘT BÀN TAY KHÔNG LÀM NÊN TIẾNG VỖ - Kinh Kẻ Thoá Mạ (Akkosasuttaṃ)

, 18/06/2022, 17:43 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 18.6.2022


MỘT BÀN TAY KHÔNG LÀM NÊN TIẾNG VỖ

Kinh Kẻ Thoá Mạ (Akkosasuttaṃ)

CHƯƠNG VII. TƯƠNG ƯNG BÀ LA MÔN – PHẨM A LA HÁN THỨ NHẤT (S.i,161)

Ăn miếng trả miếng là chuyện thường tình trong mọi va chạm đối đầu. Người phẫn uất phản ứng khó đo lường được mà người không dự phần hơn thua lại khó đo lường hơn. Chỉ có những bậc giải thoát đầy lòng bi mẫn mới không oán thù mà còn tìm cách mang lại lợi lạc cho người mạ lỵ mình. Lấy hận thù để hoá giải hận thù là điều bất khả. Người trí cũng tự biết chuyện mình làm. Sự đánh giá của đám đông thường không y cứ trên chánh pháp. Quần chúng thường ủng hộ hay chê bai bên nầy, bên kia trong những va chạm hay tranh chấp. Người hiểu được lợi ích chân thực của mình và người sẽ không lao đầu vào những hơn thua vô nghĩa.

Ekaṃ samayaṃ bhag avā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Assosi kho akkosakabhāradvājo brāhmaṇo – ‘‘bhāradvājagotto kira brāhmaṇo samaṇassa gotamassa santike agārasmā anagāriyaṃ pabbajito’’ti kupito anattamano yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ asabbhāhi pharusāhi vācāhi akkosati paribhāsati.

Tôi được nghe như vầy

Thuở ấy Đức Thế Tôn ở tại Rājagaha (Vương Xá), chùa Veluvana (Trúc Lâm), tại Kalandakanivāpa (khu vực cho sóc ăn trong chùa).

Bấy giờ Bà la môn Akkosaka Bhāradvāja được nghe Bà la môn Bhāradvājagotta đã từ bỏ gia đình, xuất gia, thọ giới với Đức Thế Tôn. Hay tin nầy ông ấy phẫn nộ, tức tối đi đến Đức Thế Tôn. Khi gặp Đức Thế Tôn buông lời mắng nhiếc, mạ lỵ, phỉ báng với những ác ngữ, vọng ngôn.

Evaṃ vutte, bhagavā akkosakabhāradvājaṃ brāhmaṇaṃ etadavoca – ‘‘taṃ kiṃ maññasi, brāhmaṇa, api nu kho te āgacchanti mittāmaccā ñātisālohitā atithiyo [atithayo (?)]’’ti? ‘‘Appekadā me, bho gotama, āgacchanti mittāmaccā ñātisālohitā atithiyo’’ti. ‘‘‘Taṃ kiṃ maññasi, brāhmaṇa, api nu tesaṃ anuppadesi khādanīyaṃ vā bhojanīyaṃ vā sāyanīyaṃ vā’’’ti? ‘‘‘Appekadā nesāhaṃ, bho gotama, anuppademi khādanīyaṃ vā bhojanīyaṃ vā sāyanīyaṃ vā’’’ti. ‘‘‘Sace kho pana te, brāhmaṇa, nappaṭiggaṇhanti, kassa taṃ hotī’’’ti? ‘‘‘Sace te, bho gotama, nappaṭiggaṇhanti, amhākameva taṃ hotī’’’ti. ‘‘Evameva kho, brāhmaṇa, yaṃ tvaṃ amhe anakkosante akkosasi, arosente rosesi, abhaṇḍante bhaṇḍasi, taṃ te mayaṃ nappaṭiggaṇhāma. Tavevetaṃ, brāhmaṇa, hoti; tavevetaṃ, brāhmaṇa, hoti’’.

‘‘Yo kho, brāhmaṇa, akkosantaṃ paccakkosati, rosentaṃ paṭiroseti, bhaṇḍantaṃ paṭibhaṇḍati, ayaṃ vuccati, brāhmaṇa, sambhuñjati vītiharatīti. Te mayaṃ tayā neva sambhuñjāma na vītiharāma. Tavevetaṃ, brāhmaṇa, hoti; tavevetaṃ, brāhmaṇa, hotī’’ti. ‘‘Bhavantaṃ kho gotamaṃ sarājikā parisā evaṃ jānāti – ‘arahaṃ samaṇo gotamo’ti. Atha ca pana bhavaṃ gotamo kujjhatī’’ti.

Khi ông ấy nói xong, Đức Thế Tôn hỏi:

- Này Bà la môn, ông nghĩ thế nào, có bao giờ những bạn bè, thân hữu, quyến thuộc hay khách đến thăm viếng ông?

- Đôi khi có chứ, Tôn giả Gotama

- Ông có mời các bữa ăn hay những thức ăn nhẹ?

- Thỉnh thoảng có, Tôn giả Gotama

- Nếu họ không ăn thì những thực phẩm thuộc về ai?

- Nếu họ không ăn thì những thực phẩm ấy vẫn thuộc về của chúng tôi.

- Này Bà la môn, cũng tương tự như vậy, chúng tôi là những người không mạ lỵ ai, những người không huỷ báng ai, những người không gây sự nhắm vào ai. Chúng tôi cũng không đón nhận những mạ lỵ, huỷ báng, gây sự mà ông đã nhắm vào chúng tôi. Những thứ đó vẫn thuộc về ông, hỡi bà la môn. Những thứ đó vẫn thuộc về ông, hỡi bà la môn.

Nầy Bà la môn, ai không huỷ báng người huỷ báng mình, ai không mạ lỵ người mạ lỵ mình, ai không gây sự người gây sự với mình người ấy gọi là người không thọ nhận bữa ăn, không dự phần gây gỗ. Những thứ đó vẫn thuộc về ông, hỡi bà la môn. Những thứ đó vẫn thuộc về ông, hỡi bà la môn.

Nhà vua, các phi tần và quần thần nghĩ rằng: "Sa-môn Gotama là vị A-la-hán tuy vậy Tôn giả Gotama nay đã phẫn nộ.

(Thế Tôn)

‘‘Akkodhassa kuto kodho, dantassa samajīvino;

Sammadaññā vimuttassa, upasantassa tādino.

‘‘Tasseva tena pāpiyo, yo kuddhaṃ paṭikujjhati;

Kuddhaṃ appaṭikujjhanto, saṅgāmaṃ jeti dujjayaṃ.

‘‘Ubhinnamatthaṃ carati, attano ca parassa ca;

Paraṃ saṅkupitaṃ ñatvā, yo sato upasammati.

‘‘Ubhinnaṃ tikicchantānaṃ, attano ca parassa ca;

Janā maññanti bāloti, ye dhammassa akovidā’’ti.

‘‘Sao có sân ở Bậc Vô sân

Bậc Điều phục sống chánh mạng

Bậc Giải thoát với chánh trí

Bậc An tịnh trong tịch lặng?

‘‘Ai mạ lỵ kẻ mạ lỵ

Chỉ khiến mình tệ hơn

Không mạ lỵ kẻ mạ lỵ

Chiến thắng trận khó thắng.

‘‘Người sống lợi lạc cả hai

Bản thân và cả tha nhân

Khi biết đối tượng giận dữ

Vị ấy chánh niệm an hoà.

‘‘Người chữa lành cho cả hai

Bản thân và cả tha nhân

Quần chúng nghĩ là thiếu trí

Vì không hiểu rõ chánh pháp.

Evaṃ vutte, akkosakabhāradvājo brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘abhikkantaṃ, bho gotama...pe... esāhaṃ bhavantaṃ gotamaṃ saraṇaṃ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca. Labheyyāhaṃ, bhante, bhoto gotamassa santike pabbajjaṃ, labheyyaṃ upasampada’’nti.

Ðược nghe vậy, bà la môn Akkosaka Bhāradvāja bạch Đức Thế Tôn:

-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Diệu Pháp được Tôn giả Gotama hiển bày như người dựng đứng những gì bị ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc lối, hay đem đèn sáng vào chỗ tăm tối để những ai có mắt thấy được. Con xin nương tựa Đức Thế Tôn Gotama, xin nương tựa Pháp, xin nương tựa tỳ khưu Tăng. Mong Tôn giả Gotama cho con được xuất gia với Đức Thế Tôn, và được thọ đại giới.

Alattha kho akkosakabhāradvājo brāhmaṇo bhagavato santike pabbajjaṃ, alattha upasampadaṃ. Acirūpasampanno kho panāyasmā akkosakabhāradvājo eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto viharanto nacirasseva – yassatthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṃ pabbajanti tadanuttaraṃ – brahmacariyapariyosānaṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihāsi. ‘‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ nāparaṃ itthattāyā’’ti abbhaññāsi. Aññataro ca panāyasmā bhāradvājo arahataṃ ahosīti.

Bà la môn Akkosaka Bhāradvāja được xuất gia và thọ đại giới từ Đức Thế Tôn.

Ðược thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Akkosaka Bhāradvāja sống một mình, viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần không bao lâu đạt được mục đích mà các thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến: Ðó là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, ngay trong hiện tại với thắng trí, tự mình giác ngộ, chứng đạt và an trú. Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa".

Và Tôn giả Akkosaka Bhārahvāja trở thành một vị A-la-hán nữa.

‘‘Akkodhassa kuto kodho = sao có phẫn nộ ở Bậc Vô Sân

dantassa samajīvino = Bậc Điều phục sống chánh mạng

Sammadaññā vimuttassa = Bậc Giải thoát với chánh trí

upasantassa tādino = Bậc An tịnh trầm lặng

‘‘Tasseva tena pāpiyo yo kuddhaṃ paṭikujjhati = Ai thoá mạ kẻ thoá mạ chỉ mình tệ hơn

Kuddhaṃ appaṭikujjhanto saṅgāmaṃ jeti dujjayaṃ = Ai không mạt sát kẻ mạt sát mình người ấy chiến thắng trận khó thắng

‘‘Ubhinnamatthaṃ carati attano ca parassa ca = người làm lợi lạc cho cả hai bản thân và cả tha nhân

Paraṃ saṅkupitaṃ ñatvā yo sato upasammati = Khi biết người kia giận dữ vị ấy chánh niệm an hoà

‘‘Ubhinnaṃ tikicchantānaṃ attano ca parassa ca = người chữa lành cho bản thân và cho người

Janā maññanti bāloti ye dhammassa akovidā’’ti = đám đông cho là thiểu trí vì họ không hiểu được chánh pháp.

Theo Sớ giải Bà la môn Akkosaka Bhāradvāja là em ruột của vị bà la môn đề cập trong bài kinh trước. Vị nầy bất bình phẫn nộ khi nghe anh mình xuất gia theo Phật. Chánh kinh khi kết tập đã không ghi lại những lời thoá mạ Đức Như Lai vì quá nhiều những lời miệt thị.

Tên gọi Akkosaka - kẻ phỉ báng - là biệt danh dựa trên điển tích chứ không phải là tên thật.

Vị vua trong bài kinh nầy là vua Ajāsattu (A xà thế) chứ không phải vua Bimbisāra (Bình Sa Vương). Vị vua nầy dù tin Đức Phật là bậc A la hán nhưng vẫn còn phẫn nộ khi bị xúc phạm.

Bốn kệ ngôn sau cùng của Đức Phật được nói lên nhằm hoá giải sự ngộ nhận của vua, các cung tần và quần thần vì những người nầy không nhận ra sự đối thoại của Đức Phật có mục đích xoá tan lòng căm phẫn của ông bà la môn.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

2. Akkosasuttaṃ [Mūla]

188. Ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Assosi kho akkosakabhāradvājo brāhmaṇo – ‘‘bhāradvājagotto kira brāhmaṇo samaṇassa gotamassa santike agārasmā anagāriyaṃ pabbajito’’ti kupito anattamano yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ asabbhāhi pharusāhi vācāhi akkosati paribhāsati.

Evaṃ vutte, bhagavā akkosakabhāradvājaṃ brāhmaṇaṃ etadavoca – ‘‘taṃ kiṃ maññasi, brāhmaṇa, api nu kho te āgacchanti mittāmaccā ñātisālohitā atithiyo [atithayo (?)]’’ti? ‘‘Appekadā me, bho gotama, āgacchanti mittāmaccā ñātisālohitā atithiyo’’ti. ‘‘‘Taṃ kiṃ maññasi, brāhmaṇa, api nu tesaṃ anuppadesi khādanīyaṃ vā bhojanīyaṃ vā sāyanīyaṃ vā’’’ti? ‘‘‘Appekadā nesāhaṃ, bho gotama, anuppademi khādanīyaṃ vā bhojanīyaṃ vā sāyanīyaṃ vā’’’ti. ‘‘‘Sace kho pana te, brāhmaṇa, nappaṭiggaṇhanti, kassa taṃ hotī’’’ti? ‘‘‘Sace te, bho gotama, nappaṭiggaṇhanti, amhākameva taṃ hotī’’’ti. ‘‘Evameva kho, brāhmaṇa, yaṃ tvaṃ amhe anakkosante akkosasi, arosente rosesi, abhaṇḍante bhaṇḍasi, taṃ te mayaṃ nappaṭiggaṇhāma. Tavevetaṃ, brāhmaṇa, hoti; tavevetaṃ, brāhmaṇa, hoti’’.

‘‘Yo kho, brāhmaṇa, akkosantaṃ paccakkosati, rosentaṃ paṭiroseti, bhaṇḍantaṃ paṭibhaṇḍati, ayaṃ vuccati, brāhmaṇa, sambhuñjati vītiharatīti. Te mayaṃ tayā neva sambhuñjāma na vītiharāma. Tavevetaṃ, brāhmaṇa, hoti; tavevetaṃ, brāhmaṇa, hotī’’ti. ‘‘Bhavantaṃ kho gotamaṃ sarājikā parisā evaṃ jānāti – ‘arahaṃ samaṇo gotamo’ti. Atha ca pana bhavaṃ gotamo kujjhatī’’ti.

‘‘Akkodhassa kuto kodho, dantassa samajīvino;

Sammadaññā vimuttassa, upasantassa tādino.

‘‘Tasseva tena pāpiyo, yo kuddhaṃ paṭikujjhati;

Kuddhaṃ appaṭikujjhanto, saṅgāmaṃ jeti dujjayaṃ.

‘‘Ubhinnamatthaṃ carati, attano ca parassa ca;

Paraṃ saṅkupitaṃ ñatvā, yo sato upasammati.

‘‘Ubhinnaṃ tikicchantānaṃ, attano ca parassa ca;

Janā maññanti bāloti, ye dhammassa akovidā’’ti.

Evaṃ vutte, akkosakabhāradvājo brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘abhikkantaṃ, bho gotama...pe... esāhaṃ bhavantaṃ gotamaṃ saraṇaṃ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca. Labheyyāhaṃ, bhante, bhoto gotamassa santike pabbajjaṃ, labheyyaṃ upasampada’’nti.

Alattha kho akkosakabhāradvājo brāhmaṇo bhagavato santike pabbajjaṃ, alattha upasampadaṃ. Acirūpasampanno kho panāyasmā akkosakabhāradvājo eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto viharanto nacirasseva – yassatthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṃ pabbajanti tadanuttaraṃ – brahmacariyapariyosānaṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihāsi. ‘‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ nāparaṃ itthattāyā’’ti abbhaññāsi. Aññataro ca panāyasmā bhāradvājo arahataṃ ahosīti.

2. Akkosasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

188. Dutiye akkosakabhāradvājoti bhāradvājova so, pañcamattehi pana gāthā satehi tathāgataṃ akkosanto āgatoti. ‘‘Akkosakabhāradvājo’’ti tassa saṅgītikārehi nāmaṃ gahitaṃ. Kupito anattamanoti ‘‘samaṇena gotamena mayhaṃ jeṭṭhakabhātaraṃ pabbājentena jāni katā, pakkho bhinno’’ti kodhena kupito domanassena ca anattamano hutvāti attho. Akkosatīti ‘‘corosi, bālosi, mūḷhosi, thenosi, oṭṭhosi, meṇḍosi, goṇosi, gadrabhosi, tiracchānagatosi, nerayikosī’’ti dasahi akkosavatthūhi akkosati. Paribhāsatīti ‘‘hotu muṇḍakasamaṇaka, ‘adaṇḍo aha’nti karosi, idāni te rājakulaṃ gantvā daṇḍaṃ āropessāmī’’tiādīni vadanto paribhāsati nāma.

Sambhuñjatīti ekato bhuñjati. Vītiharatīti katassa paṭikāraṃ karoti. Bhagavantaṃ kho, gotamanti kasmā evamāha? ‘‘Tavevetaṃ, brāhmaṇa, tavevetaṃ, brāhmaṇā’’ti kirassa sutvā. ‘‘Isayo nāma kupitā sapanaṃ denti kisavacchādayo viyā’’ti anussavavasena ‘‘sapati maṃ maññe samaṇo gotamo’’ti bhayaṃ uppajji. Tasmā evamāha.

Dantassāti nibbisevanassa. Tādinoti tādilakkhaṇaṃ pattassa. Tasseva tena pāpiyoti tasseva puggalassa tena kodhena pāpaṃ hoti. Sato upasammatīti satiyā samannāgato hutvā adhivāseti. Ubhinnaṃ tikicchantānanti ubhinnaṃ tikicchantaṃ. Ayameva vā pāṭho. Yo puggalo sato upasammati, ubhinnamatthaṃ carati tikicchati sādheti, taṃ puggalaṃ janā bāloti maññanti. Kīdisā janā? Ye dhammassa akovidā. Dhammassāti pañcakkhandhadhammassa vā catusaccadhammassa vā. Akovidāti tasmiṃ dhamme akusalā andhabālaputhujjanā. Dutiyaṃ.