- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 18.5.2024
MỒI KHÔNG NGON SAO LÀM MỒI NHỬ ĐƯỢC?
Kinh Mahāli (Mahālisuttaṃ)
Tập III – Uẩn
Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần II-Phẩm Vướng Mắc (S,iii,60)
Người ta thường nghĩ, cái gì khổ thì không lạc mà lạc thì không khổ. Đức Phật dạy nên biết cả hai mặt. Nếu không biết khía cạnh lạc thú, thì sẽ không hiểu tại sao bản thân bị cuốn hút, đắm nhiễm. Nếu không có mặt khổ luỵ, thì không có điểm tựa để nhàm chán vượt thoát. Thay vì chỉ lập luận đời là thế này hay thế kia, thì người tu tập biết cái gì là hấp lực và cái gì là điểm tựa để vượt thoát. Cái nhìn phiến diện không thật sự giúp ích cho hành trình chuyển hóa.
Kinh văn
Evaṃ me sutaṃ—ekaṃ samayaṃ bhagavā vesāliyaṃ viharati mahāvane kūṭāgārasālāyaṃ.
Atha kho mahāli licchavi yena bhagavā tenupasaṅkami …pe… ekamantaṃ nisinno kho mahāli licchavi bhagavantaṃ etadavoca:
Tôi được nghe như vầy,
Một thuở Đức Thế Tôn ngự ở Vesālī, vùng Ðại Lâm, tại Trùng Các giảng đường.
Bấy giờ Mahāli, người Licchavi, đi đến Đức Thế Tôn, đảnh lễ và ngồi xuống một bên. Mahāli, người Licchavi, bạch với Đức Thế Tôn:
“Pūraṇo, bhante, kassapo evamāha: ‘natthi hetu natthi paccayo sattānaṃ saṅkilesāya; ahetū appaccayā sattā saṅkilissanti. Natthi hetu natthi paccayo sattānaṃ visuddhiyā; ahetū appaccayā sattā visujjhantī’ti. Idha bhagavā kimāhā”ti?
—Bạch Đức Thế Tôn. Purāna Kassapa (Phú-lan-na Ca-diếp), bạch Thế Tôn, nói như sau: “Không nhân, không duyên (tạo nên) sự nhiễm ô của chúng sanh. Chúng sanh ô nhiễm không do nhân, không do duyên. Không nhân, không duyên (tạo nên) sự thanh tịnh của chúng sanh. Chúng sanh thanh tịnh không do nhân, không do duyên”. Bạch Đức Thế Tôn, Ngài dạy như thế nào về điều này?
“Atthi, mahāli, hetu atthi paccayo sattānaṃ saṅkilesāya; sahetū sappaccayā sattā saṅkilissanti. Atthi, mahāli, hetu, atthi paccayo sattānaṃ visuddhiyā; sahetū sappaccayā sattā visujjhantī”ti.
—Này Mahāli, “Có nhân, có duyên tạo nên sự nhiễm ô của chúng sanh. Chúng sanh ô nhiễm do nhân, do duyên. Có nhân, có duyên tạo nên sự thanh tịnh của chúng sanh. Chúng sanh thanh tịnh do nhân, do duyên”.
“Katamo pana, bhante, hetu katamo paccayo sattānaṃ saṅkilesāya; kathaṃ sahetū sappaccayā sattā saṅkilissantī”ti?
—Bạch Đức Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì chúng sanh ô nhiễm? Chúng sanh ô nhiễm do nhân, do duyên như thế nào?
“Rūpañca hidaṃ, mahāli, ekantadukkhaṃ abhavissa dukkhānupatitaṃ dukkhāvakkantaṃ anavakkantaṃ sukhena, nayidaṃ sattā rūpasmiṃ sārajjeyyuṃ. Yasmā ca kho, mahāli, rūpaṃ sukhaṃ sukhānupatitaṃ sukhāvakkantaṃ anavakkantaṃ dukkhena, tasmā sattā rūpasmiṃ sārajjanti; sārāgā saṃyujjanti; saṃyogā saṅkilissanti. Ayaṃ kho, mahāli, hetu, ayaṃ paccayo sattānaṃ saṅkilesāya; evaṃ sahetū sappaccayā sattā saṅkilissanti.
—Này Mahāli, nếu sắc chỉ có khổ luỵ, ngâm tẩm khổ luỵ, nghiêng nặng khổ luỵ mà không có lạc thú, thì chúng sanh không bị chiếm ngự bởi sắc. Bởi vì sắc có lạc thú, ngâm tẩm trong lạc thú, nghiêng nặng lạc thú, nên chúng sanh bị chiếm ngự bởi sắc. Do tham đắm nên bị cột trói, do cột trói nên ô nhiễm. Đây là nhân, là duyên tạo nên sự nhiễm ô của chúng sanh.
Vedanā ca hidaṃ, mahāli, ekantadukkhā abhavissa dukkhānupatitā dukkhāvakkantā anavakkantā sukhena, nayidaṃ sattā vedanāya sārajjeyyuṃ. Yasmā ca kho, mahāli, vedanā sukhā sukhānupatitā sukhāvakkantā anavakkantā dukkhena, tasmā sattā vedanāya sārajjanti; sārāgā saṃyujjanti; saṃyogā saṅkilissanti. Ayampi kho, mahāli, hetu, ayaṃ paccayo sattānaṃ saṅkilesāya. Evampi sahetū sappaccayā sattā saṅkilissanti.
Saññā ca hidaṃ, mahāli …pe…
saṅkhārā ca hidaṃ, mahāli, ekantadukkhā abhavissaṃsu dukkhānupatitā dukkhāvakkantā anavakkantā sukhena, nayidaṃ sattā saṅkhāresu sārajjeyyuṃ. Yasmā ca kho, mahāli, saṅkhārā sukhā sukhānupatitā sukhāvakkantā anavakkantā dukkhena, tasmā sattā saṅkhāresu sārajjanti; sārāgā saṃyujjanti; saṃyogā saṅkilissanti. Ayampi kho, mahāli, hetu, ayaṃ paccayo sattānaṃ saṅkilesāya. Evampi sahetū sappaccayā sattā saṅkilissanti.
Viññāṇañca hidaṃ, mahāli, ekantadukkhaṃ abhavissa dukkhānupatitaṃ dukkhāvakkantaṃ anavakkantaṃ sukhena, nayidaṃ sattā viññāṇasmiṃ sārajjeyyuṃ. Yasmā ca kho, mahāli, viññāṇaṃ sukhaṃ sukhānupatitaṃ sukhāvakkantaṃ anavakkantaṃ dukkhena, tasmā sattā viññāṇasmiṃ sārajjanti; sārāgā saṃyujjanti; saṃyogā saṅkilissanti. Ayampi kho, mahāli, hetu ayaṃ paccayo sattānaṃ saṅkilesāya. Evampi sahetū sappaccayā sattā saṅkilissantī”ti.
Này Mahāli, nếu thọ chỉ có khổ luỵ …
Này Mahāli, nếu tưởng chỉ có khổ luỵ …
Này Mahāli, nếu hành chỉ có khổ luỵ …
Này Mahāli, nếu thức chỉ có khổ luỵ, ngâm tẩm khổ luỵ, nghiêng nặng khổ luỵ mà không có lạc thú, thì chúng sanh không bị chiếm ngự bởi thức. Bởi vì thức có lạc thú, ngâm tẩm trong lạc thú, nghiêng nặng lạc thú, nên chúng sanh bị chiếm ngự bởi sắc. Do tham đắm nên bị cột trói, do bị cột trói nên ô nhiễm. Đây là nhân, là duyên tạo nên sự nhiễm ô của chúng sanh.
“Katamo pana, bhante, hetu katamo paccayo sattānaṃ visuddhiyā; kathaṃ sahetū sappaccayā sattā visujjhantī”ti?
—Bạch Đức Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì chúng sanh thanh tịnh? Chúng sanh thanh tịnh do nhân, do duyên như thế nào?
“Rūpañca hidaṃ, mahāli, ekantasukhaṃ abhavissa sukhānupatitaṃ sukhāvakkantaṃ anavakkantaṃ dukkhena, nayidaṃ sattā rūpasmiṃ nibbindeyyuṃ. Yasmā ca kho, mahāli, rūpaṃ dukkhaṃ dukkhānupatitaṃ dukkhāvakkantaṃ anavakkantaṃ sukhena, tasmā sattā rūpasmiṃ nibbindanti; nibbindaṃ virajjanti; virāgā visujjhanti. Ayaṃ kho, mahāli, hetu, ayaṃ paccayo, sattānaṃ visuddhiyā. Evaṃ sahetū sappaccayā sattā visujjhanti.
Vedanā ca hidaṃ, mahāli, ekantasukhā abhavissa …pe…
saññā ca hidaṃ, mahāli …pe…
saṅkhārā ca hidaṃ, mahāli, ekantasukhā abhavissaṃsu …pe…
viññāṇañca hidaṃ, mahāli, ekantasukhaṃ abhavissa sukhānupatitaṃ sukhāvakkantaṃ anavakkantaṃ dukkhena, nayidaṃ sattā viññāṇasmiṃ nibbindeyyuṃ. Yasmā ca kho, mahāli, viññāṇaṃ dukkhaṃ dukkhānupatitaṃ dukkhāvakkantaṃ anavakkantaṃ sukhena, tasmā sattā viññāṇasmiṃ nibbindanti; nibbindaṃ virajjanti; virāgā visujjhanti. Ayaṃ kho, mahāli, hetu, ayaṃ paccayo, sattānaṃ visuddhiyā. Evampi sahetū sappaccayā sattā visujjhantī”ti.
Này Mahāli, nếu thọ chỉ có lạc thú …
Này Mahāli, nếu tưởng chỉ có lạc thú …
Này Mahāli, nếu hành chỉ có lạc thú …
Này Mahāli, nếu thức chỉ có lạc thú, ngâm tẩm lạc thú, nghiêng nặng lạc thú mà không có khổ luỵ, thì chúng sanh không thể nhàm chán thức. Bởi vì thức có khổ luỵ, ngâm tẩm khổ luỵ, nghiêng nặng khổ luỵ, nên chúng sanh có thể nhàm chán thức. Do nhàm chán nên ly tham, do ly tham nên được thanh tịnh. Đây là nhân, là duyên tạo nên sự thanh tịnh của chúng sanh.
Chú Thích
Mahāvana - Đại Lâm là tên riêng của một cánh rừng, kéo dài từ chân núi Hy Mã Lạp tới xứ Vesāli. Đây là một địa danh quen thuộc trong kinh điển Phật giáo.
Mahāli là một tộc trưởng người Licchavi. Thuở thiếu thời từng du học Takkasilā. Sau khi tốt nghiệp hồi hương trở thành nhà giáo dục tài ba của xứ Vajjī. Ông là bậc thánh tu đà huờn. Là người đến Rājagaha thỉnh Đức Phật và chư tăng về Vesāli khi nơi này bị đại dịch. Vợ của Mahāli là đại tín nữ Suppavāsā và cũng là thân sinh của Tôn giả Sīvali, một bậc a la hán được xem là đệ nhất về phước báu cúng dường. (Theo một số tư liệu thì Mahāli sau này tạo nên vương triều Đại Lý ở Vân Nam Trung Quốc ngày nay).
Pūraṇa Kassapa – âm Hán Việt là Phú Lan Na Ca Diếp – là một trong lục sư ngoại đạo đương thời với Đức Phật. Giáo thuyết của vị này nói đại cương là “thuyết ngẫu nhiên” và mọi sự ở đời. Quan điểm này cho rằng xấu tốt vốn không có nguyên nhân trước (ahetukavāda – vô nhân kiến. Trong kinh Sa Môn Quả (DN I 53,24-28), thì giáo thuyết này thuộc về một đạo sư ngoại giáo khác là Makkhali Gosāla. Và Pūraṇa Kassapa được biết là người chủ trương mọi hành vi không có quả báo (akiriyavāda – hay vô hành kiến). Tuy luận cứ có sai biệt, nhưng đồng mang cùng chủ trương không có nhân quả nghiệp báo.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.
aṭṭhame ekantadukkhantiādīni dhātusaṃyutte vuttanayāneva. aṭṭhamaṃ.