Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || MÊ VÀ NGỘ - Kinh Vô Minh (Avijjāsuttaṃ) & Kinh Minh (Vijjāsuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || MÊ VÀ NGỘ - Kinh Vô Minh (Avijjāsuttaṃ) & Kinh Minh (Vijjāsuttaṃ)

Tuesday, 27/08/2024, 05:53 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bāi học ngāy 27.8.2024

MÊ VÀ NGỘ

Kinh Vô Minh (Avijjāsuttaṃ) & Kinh Minh (Vijjāsuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần III-Phẩm Người Thuyết Pháp (S,iii,113, 114)

Sự khác biệt giữa phàm và thánh ở chỗ mê và ngộ. Thấu rõ thực tướng của năm uẩn, nguyên nhân tập khởi, sự vượt thoát, phương cách vượt thoát chính là chánh trí hay minh. Do vô minh chúng sanh không nhận rõ đâu là khổ, đâu là thoát khổ. Cũng không thấy được tại sao khổ phát sanh và làm thế nào để chấm dứt khổ. Như một người cả đời gây tạo rất nhiều trong cuộc sống cuối cùng nhìn lại tất cả những cái đã tạo dựng chỉ là gánh nặng, hệ luỵ. Phải thấy biết chân xác, hơn thế nữa, là thấy biết toàn diện thì mới có thể rời bờ mê để sang bến giác.

Kinh văn

Vô Minh

Nhân duyên tại Sāvatthī. Bấy giờ có một vị tỳ khưu đi đến Đức Thế Tôn, đảnh lễ ngài, ngồi xuống một bên và thưa rằng:

"Bạch Thế Tôn, khi nói 'vô minh, vô minh', vậy bạch Thế Tôn, vô minh là gì, và làm thế nào mà một người bị chìm đắm trong vô minh?"

"Này Tỳ-kheo, phàm phu không học hiểu không biết rõ về sắc, không biết rõ nhân tập khởi của sắc, không biết rõ sự đoạn diệt của sắc, không biết rõ con đường đưa đến đoạn diệt sắc. Không biết rõ thọ … Không biết rõ tưởng … Không biết rõ hành … Không biết rõ thức, không biết rõ nhân tập khởi của thức, không biết rõ sự đoạn diệt của thức, không biết rõ con đường đưa đến đoạn diệt của thức. Đây này được gọi là vô minh, và theo cách này một người bị chìm đắm trong vô minh."

Minh

Nhân duyên tại Sāvatthī... Ngồi xuống một bên, vị Tỳ-kheo ấy thưa với Đức Thế Tôn:

"Bạch Thế Tôn, khi nói 'chánh trí, chánh trí', vậy bạch Thế Tôn, chánh trí là gì, và làm thế nào một người đạt được chánh trí?"

"Này Tỳ-kheo, một thánh đệ tử có học hiểu rõ về sắc, biết rõ về sắc, biết rõ nhân tập khởi của sắc, biết rõ sự đoạn diệt của sắc, biết rõ con đường đưa đến đoạn diệt sắc. Biết rõ thọ … Biết rõ tưởng … Biết rõ hành … Biết rõ thức, biết rõ nhân tập khởi của thức, biết rõ sự đoạn diệt của thức, biết rõ con đường đưa đến đoạn diệt của thức. Đây được gọi chánh trí, và theo cách này một một người đạt được chánh trí."

Chú thích

Phẩm Người Thuyết Pháp (Dhammakathikavaggo) lấy từ tên của hai bài kinh trong phẩm này làm tên đặt cho trọn phẩm.

Vô minh (avijjā) là nền tảng của tất cả phiền não và hệ lụy tử sinh. Theo Thắng Pháp, vô minh thuộc về tánh si (mohacetasika), có mặt trong tất cả tâm bất thiện. Vô minh được nêu lên đầu tiên trong mười hai duyên khởi. Phật pháp dạy rằng tất cả nghiệp, dù thiện hay bất thiện, tạo quả luân hồi sanh tử đều có sự chi phối của vô minh và ái.

Vô minh trong bài kinh ngắn này được định nghĩa là không rõ biết về bản chất, nguyên nhân, sự vượt thoát, và con đường dẫn đến sự vượt thoát của năm uẩn. Một lần nữa, hệ luận Tứ Đế được áp dụng đối với sự quán chiếu năm uẩn. Điều này tương tự như cách nói thường thức đối với một người có bệnh và muốn chữa bệnh thì phải hiểu rõ bệnh trạng, nguyên nhân sanh bệnh, sự chữa lành, và phương cách trị liệu.

Minh (vijjā) ở đây là sự thấu suốt, tường tận, hiểu biết trọn vẹn. Minh đối lập với vô minh. Minh là tuệ giác hay chánh trí.

Vô minh và minh, trong cách nói của Thiền Tông Trung Hoa, là mê và ngộ.

Để cách hành văn thuận tai hơn, bản dịch dùng chữ "chánh trí" thay vào chữ "minh".

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

Dưới đây là chánh văn Pāli cùng với bản Việt dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu

Kinh Vô Minh (Avijjāsuttaṃ)

Sāvatthinidānaṃ.

Atha kho aññataro bhikkhu yena bhagavā tenupasaṅkami …pe… ekamantaṃ nisinno kho so bhikkhu bhagavantaṃ etadavoca:

Nhân duyên ở Sāvatthi.

Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn …

Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

“‘avijjā, avijjā’ti, bhante, vuccati. Katamā nu kho, bhante, avijjā; kittāvatā ca avijjāgato hotī”ti?

“Vô minh, vô minh”, bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Bạch Thế Tôn, thế nào là vô minh? Cho đến như thế nào, một người là vô minh?

“Idha, bhikkhu, assutavā puthujjano rūpaṃ nappajānāti, rūpasamudayaṃ nappajānāti, rūpanirodhaṃ nappajānāti, rūpanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ nappajānāti; vedanaṃ nappajānāti … saññaṃ … saṅkhāre nappajānāti …pe… viññāṇanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ nappajānāti.

Ayaṃ vuccati, bhikkhu, avijjā; ettāvatā ca avijjāgato hotī”ti.

—Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không biết rõ sắc, không biết rõ sắc tập khởi, không biết rõ sắc đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt, không biết rõ thọ … không biết rõ tưởng … không biết rõ các hành … không biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt.

Này Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh. Và cho đến như vậy, một người là vô minh.

Kinh Minh (Vijjāsuttaṃ)

Sāvatthinidānaṃ.

Ekamantaṃ nisinno kho so bhikkhu bhagavantaṃ etadavoca:

“‘vijjā, vijjā’ti, bhante, vuccati. Katamā nu kho, bhante, vijjā; kittāvatā ca vijjāgato hotī”ti?

Nhân duyên ở Sāvatthi … Ngồi xuống một bên, vị Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

: “Minh, minh”, bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Bạch Thế Tôn, như thế nào là minh? Cho đến như thế nào, một người là minh?

“Idha, bhikkhu, sutavā ariyasāvako rūpaṃ pajānāti, rūpasamudayaṃ … rūpanirodhaṃ … rūpanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ pajānāti. Vedanaṃ … saññaṃ … saṅkhāre pajānāti …pe… viññāṇanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ pajānāti.

Ayaṃ vuccati, bhikkhu, vijjā; ettāvatā ca vijjāgato hotī”ti.

—Ở đây, này Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử biết rõ sắc, biết rõ sắc tập khởi, biết rõ sắc đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt.

… biết rõ thọ … biết rõ tưởng … biết rõ các hành … biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt.

Này Tỷ-kheo, đây gọi là minh. Và cho đến như vậy, một người là minh.

 

Chú Thích

…….

Sớ Giải Kinh Avijjāsuttaṃ & Kinh Vijjāsuttaṃ

dhammakathikavaggassa paṭhame ettāvatā ca avijjāgato hotīti yāvatā imāya catūsu saccesu aññāṇabhūtāya avijjāya samannāgato, ettāvatā avijjāgato hotīti attho. dutiyepi eseva nayo. paṭhamadutiyāni.

"Trong bài kinh đầu tiên của Phẩm Người Nói Pháp, cụm từ 'đến mức độ này, người ta bị bao trùm bởi vô minh' có nghĩa là khi một người bị bao trùm bởi vô minh, thiếu hiểu biết về bốn sự thật, thì người đó được gọi là bị bao trùm bởi vô minh. Trong bài kinh thứ hai cũng vậy, ý nghĩa tương tự được áp dụng. Đây là ý nghĩa của bài kinh đầu tiên và thứ hai."