Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – MA TÌM LỖI Ở PHẬT – Kinh Bảy Năm Theo Dõi (Sattavassānubandhasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – MA TÌM LỖI Ở PHẬT – Kinh Bảy Năm Theo Dõi (Sattavassānubandhasuttaṃ)

Wednesday, 30/03/2022, 17:54 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 30.3.2022


MA TÌM LỖI Ở PHẬT

Kinh Bảy Năm Theo Dõi (Sattavassānubandhasuttaṃ)

(CHƯƠNG IV. TƯƠNG ƯNG ÁC MA, PHẨM THỨ BA) (S.i, 122)

Các bậc Chánh Đẳng Chánh Giác được gọi là những Đấng Trọn Lành vì các Ngài không có bất cứ sở hành sai quấy nào dù sống một mình nơi thanh vắng. Ngay cả những tập tính không đẹp từ nhiều tiền kiếp (tiền khiên tật) cũng không có ở chư Phật. Ác ma không phải chỉ theo dõi sát Đức Phật từ lúc thành đạo mà kể từ Ngài rời khỏi hoàng cung xuất gia. Có lẽ trong thế gian nầy không ai khác có thể làm điều như Ác ma đã làm đối với Đức Phật là bám sát để tìm lỗi trong thời gian dài. Thế nhưng Ác ma đã thất vọng vì không thể tìm một khuyết điểm nhỏ nhặt nào ở Bậc Ứng Cúng hoàn toàn thanh tịnh. Một điểm nên lưu ý của bài kinh nầy là một bậc không còn ngã chấp hay tầm cầu sở y thì không có sở hành bất thiện.


MA TÌM LỖI Ở PHẬT - Kinh Bảy Năm Theo Dõi (Sattavassānubandhasuttaṃ)

Evaṃ me sutaṃ –

Như vầy tôi nghe.

ekaṃ samayaṃ bhagavā uruvelāyaṃ viharati najjā nerañjarāya tīre ajapālanigrodhe.

Một thuở Đức Thế Tôn trú ở Uruvelā trên bờ sông Nerañjarā, dưới Cây Đa Của Những Người Chăn Dê.

Tena kho pana samayena māro pāpimā sattavassāni bhagavantaṃ anubandho hoti otārāpekkho otāraṃ alabhamāno.

Bấy giờ Ác ma đi theo Thế Tôn suốt bảy năm với hy vọng tìm ra khuyết điểm nhưng không tìm được.

Atha kho māro pāpimā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi –

Rồi Ác ma đi đến Thế Tôn nói với Ngài kệ ngôn:

‘‘Sokāvatiṇṇo nu vanamhi jhāyasi,

Vittaṃ nu jīno uda patthayāno;

Āguṃ nu gāmasmimakāsi kiñci,

Kasmā janena na karosi sakkhiṃ;

Sakkhī na sampajjati kenaci te’’ti.

‘‘Ưu sầu thiền trong rừng,

Mất của hay muốn của?

Hay phạm pháp trong làng?

Sao không bạn với ai?

Sao không người thân thích?

(Thế Tôn)

‘‘Sokassa mūlaṃ palikhāya sabbaṃ,

Anāgu jhāyāmi asocamāno;

Chetvāna sabbaṃ bhavalobhajappaṃ,

Anāsavo jhāyāmi pamattabandhū’’ti.

‘‘Gốc ưu sầu nhổ sạch,

Vô tội, ta thiền lạc,

Đoạn tận mọi hữu tham,

Vô nhiễm ta thiền tịnh,

Hỡi Bà Con Phóng Túng!

(Ác ma)

‘‘Yaṃ vadanti mama yidanti,

ye vadanti mamanti ca;

Ettha ce te mano atthi,

na me samaṇa mokkhasī’’ti.

‘‘Cái họ gọi “của tôi”

Và ai nói “của tôi”

Nếu tâm Ngài nghĩ thế,

Chưa thoát ta, Sa môn!

(Thế Tôn)

‘‘Yaṃ vadanti na taṃ mayhaṃ,

ye vadanti na te ahaṃ;

Evaṃ pāpima jānāhi,

na me maggampi dakkhasī’’ti.

‘‘Cái họ gọi “của tôi”

Ta không là người nói,

Hởi Ác ma nên biết,

Đường ta người chẳng thấy.

(Ác ma)

‘‘Sace maggaṃ anubuddhaṃ,

khemaṃ amatagāminaṃ;

Apehi gaccha tvameveko,

kimaññamanusāsasī’’ti.

‘‘Nếu Ngài đã liễu đạo,

An ổn, đường bất tử,

Hãy hành trình một mình,

Cớ chi dạy người khác?

(Thế Tôn)

‘‘Amaccudheyyaṃ pucchanti,

ye janā pāragāmino;

Tesāhaṃ puṭṭho akkhāmi,

yaṃ saccaṃ taṃ nirūpadhi’’nti.

‘‘Những người đến bĩ ngạn,

Hỏi cảnh giới bất tử,

Được hỏi, ta trả lời,

Chân lý vô sở y.

‘‘Seyyathāpi, bhante, gāmassa vā nigamassa vā avidūre pokkharaṇī. Tatrassa kakkaṭako. Atha kho, bhante, sambahulā kumārakā vā kumārikāyo vā tamhā gāmā vā nigamā vā nikkhamitvā yena sā pokkharaṇī tenupasaṅkameyyuṃ; upasaṅkamitvā taṃ kakkaṭakaṃ udakā uddharitvā thale patiṭṭhapeyyuṃ. Yaṃ yadeva hi so, bhante, kakkaṭako aḷaṃ abhininnāmeyya taṃ tadeva te kumārakā vā kumārikāyo vā kaṭṭhena vā kathalāya vā sañchindeyyuṃ sambhañjeyyuṃ sampalibhañjeyyuṃ. Evañhi so, bhante, kakkaṭako sabbehi aḷehi sañchinnehi sambhaggehi sampalibhaggehi abhabbo taṃ pokkharaṇiṃ otarituṃ. Evameva kho, bhante, yāni kānici visūkāyikāni [yāni visukāyikāni (sī. pī. ka.)] visevitāni vipphanditāni, sabbāni tāni [kānici kānici sabbāni (sī. pī. ka.)] bhagavatā sañchinnāni sambhaggāni sampalibhaggāni. Abhabbo dānāhaṃ, bhante, puna bhagavantaṃ upasaṅkamituṃ yadidaṃ otārāpekkho’’ti.

Thưa Ngài, giống như tại một hồ sen không xa làng hay thị trấn có một con cua. Rồi có một nhóm bé trai, bé gái rời làng đi tới hồ ấy. Họ bắt con cua ra khỏi nước và bỏ trên đất. Khi con cua duổi ra càng hay chân nào thì bọn trẻ bẻ gãy cái đó và đập nát với gậy hay đá. Đến lúc con cua không còn càng hay chân để bò trở lại hồ nước. Cũng tương tự như vậy, thưa Ngài, tất cả những xuyên tạc, chống phá, cáo buộc của tôi đã bị Ngài đoạn trừ. Bây giờ tôi không thể đến gần Ngài để tìm những khuyết điểm lỗi lầm.

Atha kho māro pāpimā bhagavato santike imā nibbejanīyā gāthāyo abhāsi –

Rồi Ác ma, trước mặt Thế Tôn, trong nỗi thất vọng, nói lên kệ ngôn:

‘‘Medavaṇṇañca pāsāṇaṃ,

vāyaso anupariyagā;

Apettha muduṃ vindema,

api assādanā siyā.

‘‘Aladdhā tattha assādaṃ,

vāyasetto apakkame;

Kākova selamāsajja,

nibbijjāpema gotamā’’ti.

‘‘Như quạ liệng hư không,

Thấy đá tưởng miếng mỡ,

Nghĩ tìm được béo bở

Có lẽ ngon, thịnh soạn.

‘‘Nào ngờ chẳng gì ngon,

Quạ rời bỏ chỗ ấy,

Như quạ với hòn đá,

Buồn bỏ Gotama.

Atha kho māro pāpimā bhagavato santike imā nibbejanīyā gāthāyo abhāsitvā tamhā ṭhānā apakkamma bhagavato avidūre pathaviyaṃ pallaṅkena nisīdi tuṇhībhūto maṅkubhūto pattakkhandho adhomukho pajjhāyanto appaṭibhāno kaṭṭhena bhūmiṃ vilikhanto.

Sau khi nói lên những kệ ngôn trước mặt Thế Tôn, Ác ma từ chỗ ấy bỏ đi. Đến ngồi một không xa Đức Thế Tôn, trong tư thế kiết già thụt vai, cúi đầu, rũ rượi, xấu hổ, im lặng, dùng gậy cào trên đất.


‘‘Sokāvatiṇṇo nu vanamhi jhāyasi

Có phải vì sầu muộn Ngài thiền định trong rừng?
Vittaṃ nu jīno uda patthayāno Vì mất mát của cải hay mong muốn của cải?
Āguṃ nu gāmasmimakāsi kiñci Hay đã phạm tội gì ở trong làng?
Kasmā janena na karosi sakkhiṃ Sao không làm bạn với ai?
Sakkhī na sampajjati kenaci te’’ti Sao không có quan hệ thân thiết gì?
‘‘Sokassa mūlaṃ palikhāya sabbaṃ Đã nhổ sạch tất cả căn cội sầu muộn
Anāgu jhāyāmi asocamāno Vô tội, ta thiền định không ưu phiền
Chetvāna sabbaṃ bhavalobhajappaṃ Sau khi cắt đoạn tất cả tham cầu sanh hữu

Anāsavo jhāyāmi pamattabandhū’’ti

Ta thiền định vô cấu, hỡi Bà Con Của Phóng Túng?
‘‘Yaṃ vadanti mama yidanti Cái gì họ gọi “đó của tôi”
ye vadanti mamanti ca Những ai nói “của tôi”
Ettha ce te mano atthi Nếu tâm người còn ý niệm ấy
na me samaṇa mokkhasī’’ti Thời vẫn chưa thoát khỏi ta, hỡi Sa Môn
‘‘Yaṃ vadanti na taṃ mayhaṃ Cái họ gọi đó là của tôi
ye vadanti na te ahaṃ Ta không phải là người nói vậy
Evaṃ pāpima jānāhi Ngươi nên biết như thế, hỡi Ác ma
na me maggampi dakkhasī’’ti Ngay cả đường ta đi ngươi cũng không thấy được
‘‘Sace maggaṃ anubuddhaṃ Nếu Ngài đã tìm ra chánh đạo
khemaṃ amatagāminaṃ an ổn, dẫn đến bất tử
Apehi gaccha tvameveko hãy đi và độc hành
kimaññamanusāsasī’’ti Cớ gì phải chỉ dạy cho người khác?
‘‘Amaccudheyyaṃ pucchanti Có những người băng ngang đến Bờ Kia
ye janā pāragāmino tìm hỏi về cảnh giới vượt ngoài sự chết
Tesāhaṃ puṭṭho akkhāmi Khi được hỏi, thì ta giải thích
yaṃ saccaṃ taṃ nirūpadhi’’nti Chân lý vô sở y
‘‘Medavaṇṇañca pāsāṇaṃ vāyaso anupariyagā Con quạ lượn quanh hòn đá tưởng đó là miếng mỡ
Apettha muduṃ vindema api assādanā siyā (nó nghĩ) là mềm mại, thơm, ngon
‘‘Aladdhā tattha assādaṃ Nhưng ở đó không được vị ngon gì
vāyasetto apakkame con quạ bỏ ra đi
Kākova selamāsajja Như quạ mổ hòn đát
nibbijjāpema gotamā’’ti Ta thất vọng rời Gotama

Sớ giải nói về con số bảy năm gồm sáu năm Đức Bồ Tát tu khổ hạnh và năm thứ nhất sau khi thành đạo. Nói chính xác thì câu chuyện nầy xẩy ra vào tuần lễ thứ năm sau khi Đức Thế Tôn thành đạo.

Chữ otārāpekkho ít khi tìm thấy trong kinh điển mang ý nghĩa tiếp cận tìm lỗi để chỉ trích. Sớ giải chỉ rằng otāra mang nghĩa vivara (khiếm khuyết).

Đoạn cuối cùng của bài kinh nầy có dị bản thú vị. Theo Tam Tạng Tích Lan thì đoạn nầy khởi đầu cho bài kinh theo (Kinh Ma Nữ), còn Tam Tạng Miến Điện thì ghi là thuộc phần sau cùng bài kinh nầy. Không có sai biệt trong kinh văn. Hai bài kinh có thể gom chung thành một câu chuyện (…)

Tỳ kheo Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

-ooOoo-

4. Sattavassānubandhasuttaṃ [Mūla]

160. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā uruvelāyaṃ viharati najjā nerañjarāya tīre ajapālanigrodhe. Tena kho pana samayena māro pāpimā sattavassāni bhagavantaṃ anubandho hoti otārāpekkho otāraṃ alabhamāno. Atha kho māro pāpimā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi –

‘‘Sokāvatiṇṇo nu vanamhi jhāyasi,

Vittaṃ nu jīno uda patthayāno;

Āguṃ nu gāmasmimakāsi kiñci,

Kasmā janena na karosi sakkhiṃ;

Sakkhī na sampajjati kenaci te’’ti.

‘‘Sokassa mūlaṃ palikhāya sabbaṃ,

Anāgu jhāyāmi asocamāno;

Chetvāna sabbaṃ bhavalobhajappaṃ,

Anāsavo jhāyāmi pamattabandhū’’ti.

‘‘Yaṃ vadanti mama yidanti, ye vadanti mamanti ca;

Ettha ce te mano atthi, na me samaṇa mokkhasī’’ti.

‘‘Yaṃ vadanti na taṃ mayhaṃ, ye vadanti na te ahaṃ;

Evaṃ pāpima jānāhi, na me maggampi dakkhasī’’ti.

‘‘Sace maggaṃ anubuddhaṃ, khemaṃ amatagāminaṃ;

Apehi gaccha tvameveko, kimaññamanusāsasī’’ti.

‘‘Amaccudheyyaṃ pucchanti, ye janā pāragāmino;

Tesāhaṃ puṭṭho akkhāmi, yaṃ saccaṃ taṃ nirūpadhi’’nti.

‘‘Seyyathāpi, bhante, gāmassa vā nigamassa vā avidūre pokkharaṇī. Tatrassa kakkaṭako. Atha kho, bhante, sambahulā kumārakā vā kumārikāyo vā tamhā gāmā vā nigamā vā nikkhamitvā yena sā pokkharaṇī tenupasaṅkameyyuṃ; upasaṅkamitvā taṃ kakkaṭakaṃ udakā uddharitvā thale patiṭṭhapeyyuṃ. Yaṃ yadeva hi so, bhante, kakkaṭako aḷaṃ abhininnāmeyya taṃ tadeva te kumārakā vā kumārikāyo vā kaṭṭhena vā kathalāya vā sañchindeyyuṃ sambhañjeyyuṃ sampalibhañjeyyuṃ. Evañhi so, bhante, kakkaṭako sabbehi aḷehi sañchinnehi sambhaggehi sampalibhaggehi abhabbo taṃ pokkharaṇiṃ otarituṃ. Evameva kho, bhante, yāni kānici visūkāyikāni [yāni visukāyikāni (sī. pī. ka.)] visevitāni vipphanditāni, sabbāni tāni [kānici kānici sabbāni (sī. pī. ka.)] bhagavatā sañchinnāni sambhaggāni sampalibhaggāni. Abhabbo dānāhaṃ, bhante, puna bhagavantaṃ upasaṅkamituṃ yadidaṃ otārāpekkho’’ti. Atha kho māro pāpimā bhagavato santike imā nibbejanīyā gāthāyo abhāsi –

‘‘Medavaṇṇañca pāsāṇaṃ, vāyaso anupariyagā;

Apettha muduṃ vindema, api assādanā siyā.

‘‘Aladdhā tattha assādaṃ, vāyasetto apakkame;

Kākova selamāsajja, nibbijjāpema gotamā’’ti.

Atha kho māro pāpimā bhagavato santike imā nibbejanīyā gāthāyo abhāsitvā tamhā ṭhānā apakkamma bhagavato avidūre pathaviyaṃ pallaṅkena nisīdi tuṇhībhūto maṅkubhūto pattakkhandho adhomukho pajjhāyanto appaṭibhāno kaṭṭhena bhūmiṃ vilikhanto.

4. Sattavassānubandhasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

160. Catutthe satta vassānīti pure bodhiyā chabbassāni, bodhito pacchā ekaṃ vassaṃ. Otārāpekkhoti ‘‘sace samaṇassa gotamassa kāyadvārādīsu kiñcideva ananucchavikaṃ passāmi, codessāmi na’’nti evaṃ vivaraṃ apekkhamāno. Alabhamānoti rathareṇumattampi avakkhalitaṃ apassanto. Tenāha –

‘‘Satta vassāni bhagavantaṃ, anubandhiṃ padāpadaṃ;

Otāraṃ nādhigacchissaṃ, sambuddhassa satīmato’’ti. (su. ni. 448);

Upasaṅkamīti ‘‘ajja samaṇaṃ gotamaṃ atigahetvā gamissāmī’’ti upasaṅkami.

Jhāyasīti jhāyanto avajjhāyanto nisinnosīti vadati. Vittaṃ nu jīnoti sataṃ vā sahassaṃ vā jitosi nu. Āguṃ nu gāmasminti, kiṃ nu antogāme pamāṇātikkantaṃ pāpakammaṃ akāsi, yena aññesaṃ mukhaṃ oloketuṃ avisahanto araññe vicarasi? Sakkhinti mittabhāvaṃ.

Palikhāyāti khaṇitvā. Bhavalobhajappanti bhavalobhasaṅkhātaṃ taṇhaṃ. Anāsavo jhāyāmīti nittaṇho hutvā dvīhi jhānehi jhāyāmi. Pamattabandhūti māraṃ ālapati. So hi yekeci loke pamattā, tesaṃ bandhu.

Sace maggaṃ anubuddhanti yadi tayā maggo anubuddho. Apehīti apayāhi. Amaccudheyyanti maccuno anokāsabhūtaṃ nibbānaṃ. Pāragāminoti yepi pāraṃ gatā, tepi pāragāmino. Yepi pāraṃ gacchissanti, yepi pāraṃ gantukāmā, tepi pāragāmino.

Visūkāyikānīti māravisūkāni. Visevitānīti viruddhasevitāni, ‘‘appamāyu manussānaṃ, accayanti ahorattā’’ti vutte. ‘‘Dīghamāyu manussānaṃ, nāccayanti ahorattā’’tiādīni paṭilomakāraṇāni. Vipphanditānīti, tamhi tamhi kāle hatthirājavaṇṇasappavaṇṇādidassanāni. Nibbejanīyāti ukkaṇṭhanīyā.

Anupariyagātiādīsu kiñcāpi atītavacanaṃ kataṃ, attho pana vikappavasena veditabbo. Idaṃ vuttaṃ hoti – yathā medavaṇṇaṃ pāsāṇaṃ vāyaso disvā – ‘‘api nāmettha muduṃ vindeyyāma, api assādo siyā’’ti anuparigaccheyya, atha so tattha assādaṃ alabhitvāva vāyaso etto apakkameyya, tato pāsāṇā apagaccheyya, evaṃ mayampi so kāko viya selaṃ gotamaṃ āsajja assādaṃ vā santhavaṃ vā alabhantā gotamā nibbinditvā apagacchāma. Catutthaṃ.