- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 18.2.2025
MA THEO NGHĨA ĐEN VÀ NGHĨA BÓNG
Kinh Samiddhi I & Kinh Samiddhi Hỏi Về Chúng Sanh (Paṭhamasamiddhimārapañhāsuttaṃ
& Samiddhisattapañhāsuttaṃ)
Chương XXXV. Tương Ưng Sáu Xứ – Phẩm Migajāla (SN.35.65&66)
Có một số không nhỏ những người ở đời sợ ma. Ma mà người ta sợ là ma quỷ hay những loài vô hình khuất mặt theo ý nghĩa thuộc “thần quyền”. Trong Phật pháp thì ma được hiểu rất rộng, chỉ cho những gì mang lại khổ luỵ cho đời như phiền não, ngũ uẩn, hành vi tạo tác, thiên ma, cho đến tử thần ma. Xem ra thì nếu gọi là đáng sợ thì có những thứ đáng sợ gấp trăm lần những thứ nguời ta thường sợ hãi.
Kinh văn
Kinh Samiddhi I
65. ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. atha kho āyasmā samiddhi yena bhagavā ... pe ... bhagavantaṃ etadavoca — “‘māro, māro’ti, bhante, vuccati. kittāvatā nu kho, bhante, māro vā assa mārapaññatti vā”ti?
“yattha kho, samiddhi, atthi cakkhu, atthi rūpā, atthi cakkhuviññāṇaṃ, atthi cakkhuviññāṇaviññātabbā dhammā, atthi tattha māro vā mārapaññatti vā. atthi sotaṃ, atthi saddā, atthi sotaviññāṇaṃ, atthi sotaviññāṇaviññātabbā dhammā, atthi tattha māro vā mārapaññatti vā. atthi ghānaṃ, atthi gandhā, atthi ghānaviññāṇaṃ, atthi ghānaviññāṇaviññātabbā dhammā, atthi tattha māro vā mārapaññatti vā. atthi jivhā, atthi rasā, atthi jivhāviññāṇaṃ, atthi jivhāviññāṇaviññātabbā dhammā, atthi tattha māro vā mārapaññatti vā. atthi kāyo, atthi phoṭṭhabbā, atthi kāyaviññāṇaṃ, atthi kāyaviññāṇaviññātabbā dhammā, atthi tattha māro vā mārapaññatti vā. atthi mano, atthi dhammā, atthi manoviññāṇaṃ, atthi manoviññāṇaviññātabbā dhammā, atthi tattha māro vā mārapaññatti vā.
“yattha ca kho, samiddhi, natthi cakkhu, natthi rūpā, natthi cakkhuviññāṇaṃ, natthi cakkhuviññāṇaviññātabbā dhammā, natthi tattha māro vā mārapaññatti vā. natthi sotaṃ ... pe ... natthi ghānaṃ ... pe ... natthi jivhā, natthi rasā, natthi jivhāviññāṇaṃ, natthi jivhāviññāṇaviññātabbā dhammā, natthi tattha māro vā mārapaññatti vā. natthi kāyo ... pe .... natthi mano, natthi dhammā, natthi manoviññāṇaṃ, natthi manoviññāṇaviññātabbā dhammā, natthi tattha māro vā mārapaññatti vā”ti. tatiyaṃ.
Một thời, Thế Tôn ngự tại Rājagaha, chùa Trúc Lâm, trong khu vực Kalandakanivāpa (chỗ nuôi sóc).
Khi ấy, Tôn giả Samiddhi đi đến đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Sau khi an tọa, Tôn giả Samiddhi bạch Thế Tôn:
— "Bạch Thế Tôn, có nói đến ‘Ma, Ma’. Bạch Đúc Thế Tôn, thế nào gọi là Ma theo nghĩa đen? Và thế nào là Ma theo nghĩa bóng?"
[Đức Thế Tôn dạy:]
— "Này Samiddhi, nơi nào có con mắt, có sắc, có nhãn thức, có các pháp được nhận biết qua nhãn thức, thì nơi đó có Ma theo nghĩa đen và cũng là Ma theo nghĩa bóng.
Nơi nào có tai, có âm thanh, có nhĩ thức, có các pháp được nhận biết qua nhĩ thức, thì nơi đó có Ma theo nghĩa đen và cũng là Ma theo nghĩa bóng.
Nơi nào có mũi, có hương, có tỷ thức, có các pháp được nhận biết qua tỷ thức, thì nơi đó có Ma theo nghĩa đen và cũng là Ma theo nghĩa bóng.
Nơi nào có lưỡi, có vị, có thiệt thức, có các pháp được nhận biết qua thiệt thức, thì nơi đó có Ma theo nghĩa đen và cũng là Ma theo nghĩa bóng.
Nơi nào có thân, có xúc, có thân thức, có các pháp được nhận biết qua thân thức, thì nơi đó có Ma theo nghĩa đen và cũng là Ma theo nghĩa bóng.
Nơi nào có ý, có pháp, có ý thức, có các pháp được nhận biết qua ý thức, thì nơi đó có Ma theo nghĩa đen và cũng là Ma theo nghĩa bóng.
"Nhưng này Samiddhi, nơi nào không có con mắt, không có sắc, không có nhãn thức, không có các pháp được nhận biết qua nhãn thức, thì nơi đó không có Ma theo nghĩa đen và cũng là Ma theo nghĩa bóng.
Nơi nào không có tai, không có âm thanh, không có nhĩ thức, không có các pháp được nhận biết qua nhĩ thức, thì nơi đó không có Ma theo nghĩa đen và cũng là Ma theo nghĩa bóng.
Nơi nào không có mũi, không có hương, không có tỷ thức, không có các pháp được nhận biết qua tỷ thức, thì nơi đó không có Ma theo nghĩa đen và cũng là Ma theo nghĩa bóng.
Nơi nào không có lưỡi, không có vị, không có thiệt thức, không có các pháp được nhận biết qua thiệt thức, thì nơi đó không có Ma theo nghĩa đen và cũng là Ma theo nghĩa bóng.
Nơi nào không có thân, không có xúc, không có thân thức, không có các pháp được nhận biết qua thân thức, thì nơi đó không có Ma theo nghĩa đen và cũng là Ma theo nghĩa bóng.
Nơi nào không có ý, không có pháp, không có ý thức, không có các pháp được nhận biết qua ý thức, thì nơi đó không có Ma theo nghĩa đen và cũng là Ma theo nghĩa bóng.
Kinh Samiddhi Hỏi Về Chúng Sanh (SN 35.66)
66. “‘satto, satto’ti, bhante, vuccati. kittāvatā nu kho, bhante, satto vā assa sattapaññatti vā”ti ... pe .... catutthaṃ.
Một thời, Tôn giả Samiddhi đi đến đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Sau khi an tọa, Tôn giả Samiddhi bạch Thế Tôn:
— "Bạch Thế Tôn, có nói đến ‘một chúng sanh, một chúng sanh’. Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là một chúng sanh nghĩa đen và cũng là chúng sanh theo nghĩa bóng?
Đức Thế Tôn trả lời bằng cùng một lập luận như trong bài kinh trước chỉ khác là đổi chữ “ma” thành “chúng sanh”
Chú Thích
Ngài Samiddhi xuất thân từ một gia đình cư sĩ ở thành Rājagaha. Từ khi là thai nhi trong bụng mẹ, gia đình ngài ngày càng thịnh vượng, do đó được đặt tên là Samiddhi (nghĩa là "thịnh vượng" hay "thành công"). Ngài có mặt trong cuộc gặp gỡ giữa Đức Phật và vua Bimbisāra và vô cùng cảm kích bởi giáo pháp của Đức Phật, nên sau này đã xuất gia theo Ngài. Một lần, khi đang ở Tapodārāma, ngài Samiddhi suy ngẫm về phước lành của mình khi được làm sa-môn, thì bị Māra tìm cách hù dọa. Ngài Samiddhi bạch lại với Đức Phật, nhưng Đức Phật bảo ngài hãy tiếp tục ở đó. Ngài vâng lời và chẳng bao lâu sau đã chứng A-la-hán quả. Sau đó, ngài tuyên bố sự giác ngộ của mình trong một bài kệ (Thag. câu 46) và khiến Māra phải chán nản rút lui.
Chữ Ma là Phạm âm của “Māra” có nghĩa là sự bách hại hay gây đau khổ. Phật học đề cập tới ngũ ma gồm: Phiền não ma (Kilesamāra), Ngũ uẩn ma (Khandhamāra), Sở hành ma (Abhisaṅkhāramāra), Thiên tử ma (Devaputtamāra), Tử thần ma (Maccumāra).
Chữ “paññatti” có nghĩa là thi thiết, chế định, quy ước. Theo Sớ giải thì ma theo nghĩa đen là sự chết, hàm ý những thứ ma còn lại là ma gọi theo nghĩa bóng.
Kinh Samiddhi II sẽ tiếp theo trong bài tới.
Sớ Giải
65-67. tatiye samiddhīti attabhāvassa samiddhatāya evaṃ laddhanāmo. tassa kira therassa attabhāvo abhirūpo ahosi pāsādiko, ukkhittamālāpuṭo viya alaṅkatamālāgabbho viya ca sabbākārapāripūriyā samiddho. tasmā samiddhitveva saṅkhaṃ gato. māroti maraṇaṃ pucchati. mārapaññattīti māroti paññatti nāmaṃ nāmadheyyaṃ. atthi tattha māro vā mārapaññatti vāti tattha maraṇaṃ vā maraṇanti idaṃ nāmaṃ vā atthīti dasseti. catutthaṃ uttānameva, tathā pañcamaṃ.
Tôn giả Samiddhi
Cái tên "Samiddhi" có nghĩa là "thành công" hoặc "sung túc" vì thân tướng của vị ấy rất đẹp đẽ và trang nghiêm. Thân thể của Tôn giả Samiddhi rực rỡ như một đóa hoa được trang trí, như một bông sen nở rộ, đầy đủ các tướng tốt. Do đó, Ngài được gọi là "Samiddhi".
Giải thích về Māra và Mārapaññatti
Ý nghĩa câu hỏi của Tôn giả Samiddhi
Khi Tôn giả Samiddhi hỏi: "Thế nào là Māra theo nghĩa đen? Và thế nào là Māra theo nghĩa bóng?" Điều này có thể hiểu là Ngài đang hỏi về bản chất của sự chết chóc (Māra) và các yếu tố tạo thành cái gọi là Māra.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.
Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu.
II. Phẩm Migajàla
65.III. Samiddhi (I) (S.iv,38)
1) Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2-3) Rồi Tôn giả Samiddhi đi đến Thế Tôn... và bạch Thế Tôn:
-- "Màra, Màra", như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là Màra, hay là danh nghĩa Màra (Màrapannatti)?
4) -- Này Samiddhi, chỗ nào có mắt, có các sắc, có nhãn thức, có các pháp do mắt nhận thức, tại chỗ ấy có Màra, hay có danh nghĩa Màra.
5-6)... có tai... có mũi...
7-8)... có lưỡi... có thân...
9) Chỗ nào có ý, có các pháp, có ý thức, có các pháp do ý nhận thức, chỗ ấy có Màra, hay có danh nghĩa Màra.
10-12) Và này Samiddhi, chỗ nào không có mắt, không có các sắc, không có nhãn thức, không có các pháp do mắt nhận thức, tại chỗ ấy không có Màra, hay không có danh nghĩa Màra... tai... mũi...
13-14) Chỗ nào không có lưỡi... không có thân...
15) Chỗ nào không có ý, không có các pháp, không có ý thức, không có các pháp do ý nhận thức, tại chỗ ấy không có Màra, hay không có danh nghĩa Màra.
66.IV. Samiddhi (2) (S.iv,39)
1-2) ...
3-15)-- "Hữu tình, hữu tình (Satta)", bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là hữu tình, hay danh nghĩa hữu tình?... (như trên)...
67.V. Samiddhi (3) (S.iv,39)
1-2) ...
3-15) -- "Khổ, khổ", bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là khổ, hay là danh nghĩa của khổ?... (như trên)...