Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || LỬA THIÊNG VÀ LỬA ĐỘC HẠI - Kinh Trĩu Nặng (Addhabhūtasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || LỬA THIÊNG VÀ LỬA ĐỘC HẠI - Kinh Trĩu Nặng (Addhabhūtasuttaṃ)

Thursday, 16/01/2025, 20:25 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bāi học ngāy 15.1.2025

LỬA THIÊNG VÀ LỬA ĐỘC HẠI

Kinh Trĩu Nặng (Addhabhūtasuttaṃ)

Chương XXXV. Tương Ưng Sáu Xứ – Phẩm Tất Cả (SN.35.29)

Một người khoẻ mạnh bình thường đi lại, khó cảm nhận hấp lực của trái đất tạo nên trọng lượng thân thể nếu không có kiến thức về vật lý. Chúng sanh sống trong đời, do vô minh khó thấy được gánh nặng của nội xứ và ngoại xứ. Phải có tu tập và lắng tâm suy nghiệm mới thấy được sự khinh an hay nhẹ nhàng nếu không có chấp thủ. Tương tự như gánh nặng của danh lợi, quyến thuộc, tài sản, tình cảm mấy người nhận ra mặt trái là những hệ luỵ đeo mang.

Kinh văn

28. ekaṃ samayaṃ bhagavā gayāyaṃ viharati gayāsīse saddhiṃ bhikkhusahassena. tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi — “sabbaṃ, bhikkhave, ādittaṃ. kiñca, bhikkhave, sabbaṃ ādittaṃ? cakkhu {cakkhuṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)}, bhikkhave, ādittaṃ, rūpā ādittā, cakkhuviññāṇaṃ ādittaṃ, cakkhusamphasso āditto. yampidaṃ cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi ādittaṃ. kena ādittaṃ? ‘rāgagginā, dosagginā, mohagginā ādittaṃ, jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi ādittan’ti vadāmi ... pe ... jivhā ādittā, rasā ādittā, jivhāviññāṇaṃ ādittaṃ, jivhāsamphasso āditto. yampidaṃ jivhāsamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi ādittaṃ. kena ādittaṃ? ‘rāgagginā, dosagginā, mohagginā ādittaṃ, jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi ādittan’ti vadāmi ... pe ... mano āditto, dhammā ādittā, manoviññāṇaṃ ādittaṃ, manosamphasso āditto. yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi ādittaṃ. kena ādittaṃ? ‘rāgagginā, dosagginā, mohagginā ādittaṃ, jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi ādittan’ti vadāmi. evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako cakkhusmimpi nibbindati, rūpesupi nibbindati, cakkhuviññāṇepi nibbindati, cakkhusamphassepi nibbindati, yampidaṃ cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tasmimpi nibbindati ... pe ... yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tasmimpi nibbindati. nibbindaṃ virajjati; virāgā vimuccati; vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti. ‘khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī”ti. idamavoca bhagavā. attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinanduṃ. imasmiñca pana veyyākaraṇasmiṃ bhaññamāne tassa bhikkhusahassassa anupādāya āsavehi cittāni vimucciṃsūti. chaṭṭhaṃ.

Một thuở, Đức Thế Tôn ngự ở Vương Xá, tại Trúc Viên, trong khu vực bảo vệ sóc. Tại đó, Đức Thế Tôn đã thuyết pháp cho các tỳ-kheo như sau:

“Này chư Tỳ khưu, tất cả đang trĩu nặng. Và này chư Tỳ khưu, cái gì là tất cả đang trĩu nặng? Mắt đang trĩu nặng, sắc đang trĩu nặng, nhãn thức đang trĩu nặng, nhãn xúc đang trĩu nặng và bất cứ cảm thọ nào khởi lên do nhãn xúc làm duyên—dù là lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ—cũng đang trĩu nặng. Trĩu nặng với gì? Trĩu nặng với lửa tham, với lửa sân, với lửa si; trĩu nặng với sanh, lão và tử; với sầu, bi, khổ, ưu, ai. Ta nói vậy.

Tai đang trĩu nặng… Mũi đang trĩu nặng… Lưỡi đang trĩu nặng… Thân đang trĩu nặng … Ý đang trĩu nặng… và bất cứ cảm thọ nào khởi lên do ý xúc làm duyên—dù là lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ—cũng đang trĩu nặng. Trĩu nặng với gì? Trĩu nặng với lửa tham, với lửa sân, với lửa si; trĩu nặng với sanh, lão và tử; với sầu, bi, khổ, ưu và ai. Ta nói vậy.

Thấy rõ như vậy, này các tỳ-kheo, vị Thánh đệ tử có học hiểu sanh khởi sự nhàm chán đối với mắt, đối với sắc, đối với nhãn thức, đối với nhãn xúc, đối với bất cứ cảm thọ nào khởi lên do nhãn xúc làm duyên—dù là lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ; sanh khởi sự nhàm chán đối với tai… đối với ý… đối với bất cứ cảm thọ nào khởi lên do ý xúc làm duyên… Khi sanh khởi sự nhàm chán, vị ấy trở nên ly tham. Nhờ ly tham, tâm được giải thoát. Khi tâm được giải thoát, có sự hiểu biết rằng: ‘Tâm đã được giải thoát’. Vị ấy hiểu rằng: ‘Sanh đã bị đoạn diệt, phạm hạnh đã được sống, những gì cần làm đã được làm, không còn tái sanh ở trạng thái hiện hữu này nữa.’”

Chú Thích

 

Sớ giải chú thích từ ngữ “addhabhūtaṃ” là “addhabhūtanti adhibhūtaṃ ajjhotthaṭaṃ, upaddutanti attho - bị đè nặng, quá tải, mang ý nghĩa bị áp bức”. Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu là “mù loà” (?)

Sớ Giải

29. sattame addhabhūtanti adhibhūtaṃ ajjhotthaṭaṃ, upaddutanti attho. imasmimpi sutte dukkhalakkhaṇameva kathitaṃ.

Trong bài kinh thứ bảy, chữ “addhabhūtanti” nghĩa là 'adhibhūtaṃ' (bị chi phối, áp đảo), 'ajjhotthaṭaṃ' (bị áp bức, xâm lấn), 'upaddutaṃ' (bị quấy nhiễu). Trong bài kinh này, đặc điểm của khổ (dukkha-lakkhaṇa) cũng đã được trình bày.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu.

28.VI. Bị Bốc Cháy (S.iv,19)

1) Một thời Thế Tôn trú ở Gàya, tại Gàyasiisa cùng với một ngàn Tỷ-kheo.

2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

-- Tất cả, này các Tỷ-kheo, đều bị bốc cháy. Và này các Tỷ-kheo, tất cả cái gì đều bị bốc cháy?

3-5) Mắt, này các Tỷ-kheo, bị bốc cháy. Các sắc bị bốc cháy. Nhãn thức bị bốc cháy. Nhãn xúc bị bốc cháy. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não... Tai... Mũi...

6-7) Lưỡi bị bốc cháy. Các vị bị bốc cháy. Thiệt thức bị bốc cháy. Thiệt xúc bị bốc cháy. Do duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não... Thân...

8) Ý bị bốc cháy. Các pháp bị bốc cháy. Ý thức bị bốc cháy. Ý xúc bị bốc cháy. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.

9) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với các sắc, nhàm chán đối với nhãn thức, nhàm chán đối với nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy... đối với tai... đối với mũi... đối với lưỡi... đối với thân... nhàm chán đối với ý, nhàm chán đối với các pháp, nhàm chán đối với ý thức, nhàm chán đối với ý xúc. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy. Do nhàm chán nên vị ấy ly tham. Do ly tham nên vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, khởi lên trí hiểu biết rằng: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui với trạng thái này nữa".

10) Thế Tôn thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

11) Và trong khi lời giải đáp này được nói lên, tâm của một ngàn Tỷ-kheo ấy được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.