Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || Kinh Thiền Định (Samādhisuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || Kinh Thiền Định (Samādhisuttaṃ)

Tuesday, 20/02/2024, 07:42 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 17.2.2024

Kinh Thiền Định (Samādhisuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần I-Phẩm Nakulapitā (S,iii,5)

Đau khổ là đề tài lớn trong Phật học. Chấm dứt đau khổ là mục tiêu chánh yếu của sự tu tập. Đau khổ cần được thấu hiểu trọn vẹn như cụm từ “kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo - sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn”. Con đường thoát khổ cần “sự hiểu biết như nhiên” về bản chất của năm uẩn. Sự hiểu biết này không đến từ lý luận thông thường, mà do sự tu tập chỉ và quán, cộng chung là samādhi hay thiền định. Năng lực của thiền chỉ tạo nên khả năng thay đổi cái nhìn cố hữu của tập tánh nhiều đời. Năng lực của thiền quán giúp thấy biết xác thực bản chất, chứ không đòi hỏi sự việc phải khác hơn là bản chất thật. Nếu khổ đau hình thành và tồn tại có căn nguyên, thì sự thoát khổ là một trình tự có phương pháp. Tinh yếu của Phật pháp là dạy về khổ và con đường thoát khổ.

Kinh văn

Evaṃ me sutaṃ—…pe… sāvatthiyaṃ …tatra kho …pe… etadavoca:

samādhiṃ, bhikkhave, bhāvetha; samāhito, bhikkhave, bhikkhu yathābhūtaṃ pajānāti. Kiñca yathābhūtaṃ pajānāti? Rūpassa samudayañca atthaṅgamañca, vedanāya samudayañca atthaṅgamañca, saññāya samudayañca atthaṅgamañca, saṅkhārānaṃ samudayañca atthaṅgamañca, viññāṇassa samudayañca atthaṅgamañca.

Tôi đươc nghe như vầy,

Một thuở Đức Thế Tôn ngự tại Sāvatthi … Đức Thế Tôn dạy như sau:

—Này chư Tỳ Khưu, hãy tu tập thiền định. Này chư Tỳ Khưu, hành giả có thiền định, hiểu biết mọi thứ một cách như nhiên.

Hiểu biết gì một cách như nhiên? Sự tập khởi và đoạn diệt của sắc; sự tập khởi và đoạn diệt của thọ; sự tập khởi và đoạn diệt của tưởng; sự tập khởi và đoạn diệt của hành; sự tập khởi và đoạn diệt của thức.

Ko ca, bhikkhave, rūpassa samudayo, ko vedanāya samudayo, ko saññāya samudayo, ko saṅkhārānaṃ samudayo, ko viññāṇassa samudayo? Idha, bhikkhave, bhikkhu abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati.

Này chư Tỳ Khưu, thế nào là sự tập khởi của sắc? Thế nào là sự tập khởi của thọ? Thế nào là sự tập khởi của tưởng? Thế nào là sự tập khởi của hành? Thế nào là sự tập khởi của thức?

Này chư Tỳ Khưu, ở đây vị tỳ khưu hoan hỷ, vui đón, chấp giữ.

Kiñca abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati? Rūpaṃ abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati. Tassa rūpaṃ abhinandato abhivadato ajjhosāya tiṭṭhato uppajjati nandī. Yā rūpe nandī tadupādānaṃ. Tassupādānapaccayā bhavo; bhavapaccayā jāti; jātipaccayā jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.

Thích thú, vui đón, chấp giữ những gì? Thích thú, vui đón, chấp giữ sắc. Do vị ấy Thích thú, vui đón, chấp giữ sắc nên hỷ đối với sắc khởi lên. Do hỷ đối với sắc, thủ đối với sắc khởi lên. Do duyên thủ đối với sắc, hữu khởi lên. Do duyên hữu, sanh khởi lên. Do duyên sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai khởi lên. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

Vedanaṃ abhinandati …pe… saññaṃ abhinandati … saṅkhāre abhinandati … viññāṇaṃ abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati. Tassa viññāṇaṃ abhinandato abhivadato ajjhosāya tiṭṭhato uppajjati nandī. Yā viññāṇe nandī tadupādānaṃ. Tassupādānapaccayā bhavo; bhavapaccayā jāti; jātipaccayā …pe… evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.

Ayaṃ, bhikkhave, rūpassa samudayo; ayaṃ vedanāya samudayo; ayaṃ saññāya samudayo; ayaṃ saṅkhārānaṃ samudayo; ayaṃ viññāṇassa samudayo.

Thích thú, vui đón, chấp giữ thọ…. Thích thú, vui đón, chấp giữ tưởng … Thích thú, vui đón, chấp giữ hành … Do vị ấy Thích thú, vui đón, chấp giữ thức nên hỷ đối với thức khởi lên. Do hỷ đối với thức, thủ đối với thức khởi lên. Do duyên thủ đối với thức, hữu khởi lên. Do duyên hữu, sanh khởi lên. Do duyên sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai khởi lên. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

Này chư Tỳ Khưu, đây là tập khởi của sắc, đây là tập khởi của thọ, đây là tập khởi của tưởng, đây là tập khởi của hành, đây là tập khởi của thức.

Ko ca, bhikkhave, rūpassa atthaṅgamo, ko vedanāya … ko saññāya … ko saṅkhārānaṃ … ko viññāṇassa atthaṅgamo?

Idha, bhikkhave, nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati.

Này chư Tỳ Khưu, thế nào là đoạn diệt của sắc, thế nào là đoạn diệt của thọ, thế nào là đoạn diệt của tưởng, thế nào là đoạn diệt của hành, thế nào là đoạn diệt của thức? Này chư Tỳ Khưu, ở đây vị tỳ khưu không hoan hỷ, không vui đón, không chấp giữ.

Kiñca nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati? Rūpaṃ nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati. Tassa rūpaṃ anabhinandato anabhivadato anajjhosāya tiṭṭhato yā rūpe nandī sā nirujjhati. Tassa nandīnirodhā upādānanirodho; upādānanirodhā bhavanirodho …pe… evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti.

Không hoan hỷ, không vui đón, không chấp giữ những gì? Không hoan hỷ, không vui đón, không chấp giữ sắc. Do không hoan hỷ, không vui đón, không chấp giữ sắc nên hỷ đối với sắc đoạn diệt. Do hỷ đối với sắc đoạn diệt nên thủ đoạn diệt. Do thủ đoạn diệt nên hữu đoạn diệt … Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn.

Vedanaṃ nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati. Tassa vedanaṃ anabhinandato anabhivadato anajjhosāya tiṭṭhato yā vedanāya nandī sā nirujjhati. Tassa nandīnirodhā upādānanirodho; upādānanirodhā bhavanirodho …pe… evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti. Saññaṃ nābhinandati …pe… saṅkhāre nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati. Tassa saṅkhāre anabhinandato anabhivadato anajjhosāya tiṭṭhato yā saṅkhāresu nandī sā nirujjhati. Tassa nandīnirodhā upādānanirodho; upādānanirodhā bhavanirodho …pe… evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti. Viññāṇaṃ nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati. Tassa viññāṇaṃ anabhinandato anabhivadato anajjhosāya tiṭṭhato yā viññāṇe nandī sā nirujjhati. Tassa nandīnirodhā upādānanirodho …pe… evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti.

Không hoan hỷ, không vui đón, không chấp giữ thọ. Do không hoan hỷ, không vui đón, không chấp giữ thọ nên hỷ đối với thọ đoạn diệt. Do hỷ đối với thọ đoạn diệt nên thủ đoạn diệt. Do thủ đoạn diệt nên hữu đoạn diệt … Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn.

Không hoan hỷ, không vui đón, không chấp giữ tưởng. Do không hoan hỷ, không vui đón, không chấp giữ tưởng nên hỷ đối với tưởng đoạn diệt. Do hỷ đối với tưởng đoạn diệt nên thủ đoạn diệt. Do thủ đoạn diệt nên hữu đoạn diệt … Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn.

Không hoan hỷ, không vui đón, không chấp giữ hành. Do không hoan hỷ, không vui đón, không chấp giữ hành nên hỷ đối với hành đoạn diệt. Do hỷ đối với hành đoạn diệt nên thủ đoạn diệt. Do thủ đoạn diệt nên hữu đoạn diệt … Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn.

Không hoan hỷ, không vui đón, không chấp giữ thức. Do không hoan hỷ, không vui đón, không chấp giữ thức nên hỷ đối với thức đoạn diệt. Do hỷ đối với thức đoạn diệt nên thủ đoạn diệt. Do thủ đoạn diệt nên hữu đoạn diệt … Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn.

Không hoan hỷ, không hoan nghênh, không đắm trước và an trú thọ. Do vị ấy không hoan hỷ, không hoan nghênh, không đắm trước và an trú thọ, hỷ đối với thọ đoạn diệt. Do hỷ đối với thọ đoạn diệt nên thủ đoạn diệt. Do thủ đoạn diệt nên hữu đoạn diệt … Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

Không hoan hỷ, không hoan nghênh, không đắm trước và an trú tưởng … không đắm trước và an trú các hành. Do vị ấy không hoan hỷ, không hoan nghênh, không đắm trước và an trú các hành, hỷ đối với các hành đoạn diệt. Do hỷ đối với các hành đoạn diệt nên thủ đoạn diệt. Do thủ đoạn diệt nên hữu đoạn diệt … Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

Không hoan hỷ, không hoan nghênh, không đắm trước và an trú thức. Do vị ấy không hoan hỷ, không hoan nghênh, không đắm trước và an trú thức, hỷ đối với thức đoạn diệt. Do hỷ đối với thức đoạn diệt nên thủ đoạn diệt. Do thủ đoạn diệt nên hữu đoạn diệt … Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

Ayaṃ, bhikkhave, rūpassa atthaṅgamo, ayaṃ vedanāya atthaṅgamo, ayaṃ saññāya atthaṅgamo, ayaṃ saṅkhārānaṃ atthaṅgamo, ayaṃ viññāṇassa atthaṅgamo”ti.

Này chư Tỳ Khưu, đây là đoạn diệt của sắc, đây là đoạn diệt của thọ, đây là đoạn diệt của tưởng, đây là đoạn diệt của hành, đây là đoạn diệt của thức.

Chú Thích

Chữ samādhi ở đây dịch là thiền định bao gồm cả hai chỉ và quán. Thuật ngữ này cần hiểu rộng như chữ “định” trong giới, định, tuệ. Sự tập trung bình thường không gọi là định. Sự tập trung của “chỉ - samatha” chỉ là một phần của samādhi. Nói chính xác thì chữ thiền định ở đây bao gồm cả ba: chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Những dịch giả Trung Hoa ngày xưa thường lựa chọn cách phiên âm là “tam muội”, thay vì dịch là “định” có thể bị hiu một cách phiến diện.

Cụm từ “yathābhūtaṃ pajānāti - hiểu biết một cách như nhiên” tức là “sự thật thế nào thì biết như vậy”, không đòi hỏi, thêu dệt, kỳ vọng khác hơn bản chất thật. Nói rõ hơn, cái gì vô thường biết là vô thường, cái gì bất toàn biết là bất toàn, cái gì không theo ý muốn thì chấp nhận như vậy (HT Thích Minh Châu dịch là “hiểu biết như thật”, có nghĩa là hiểu biết thật sự đúng theo bản chất thật. Tuy nhiên, theo cách nói bình thường thì “nói như thật” thường được hiểu là “giống như thật nhưng không phải thật”, nên ở đây dùng chữ “như nhiên” theo bản Đại Tạng Nam Truyền. Chữ rất chuẩn nhưng không quen thuộc. Đây là một tiêu điểm rất quan trọng của người tu tập chánh niệm. Chúng ta buồn khổ khi mất đi một người thân, vì kỳ vọng người thân sẽ sống mãi như vậy là sự mong cầu khác với bản chất tự nhiên . Sự hiểu biết như nhiên đòi hỏi công phu tu tập, chứ không phải đơn thuần từ hiểu biết do lý luận.

Theo Sớ Giải, thì cả ba trạng thái “thích thú- abhinandati”, “vui đón – abhivadati”, “chấp giữ - ajjhosāya tiṭṭhati” đều thuộc về “taṇhā – ái”. Thích thú thuộc về thị hiếu; vui đón là nồng nhiệt với cái vừa sanh khởi; chấp giữ là bám víu, an trú trong cái đang hiện hữu.

Theo Sớ Giải, thì “hỷ - nandi” là một phần của “upādāna - thủ”.

Chữ “samudaya - tập khởi” có nghĩa là “bắt nguồn”. Chữ “atthaṅgama – làm cho chấm dứt” chứ không phải là diệt tự nhiên như trong ý nghĩa “sanh diệt”

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

5. Samādhisuttaṃ

5. Evaṃ me sutaṃ—…pe… sāvatthiyaṃ …

tatra kho …pe… etadavoca:

“samādhiṃ, bhikkhave, bhāvetha; samāhito, bhikkhave, bhikkhu yathābhūtaṃ pajānāti. Kiñca yathābhūtaṃ pajānāti? Rūpassa samudayañca atthaṅgamañca, vedanāya samudayañca atthaṅgamañca, saññāya samudayañca atthaṅgamañca, saṅkhārānaṃ samudayañca atthaṅgamañca, viññāṇassa samudayañca atthaṅgamañca.

Ko ca, bhikkhave, rūpassa samudayo, ko vedanāya samudayo, ko saññāya samudayo, ko saṅkhārānaṃ samudayo, ko viññāṇassa samudayo? Idha, bhikkhave, bhikkhu abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati.

Kiñca abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati? Rūpaṃ abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati. Tassa rūpaṃ abhinandato abhivadato ajjhosāya tiṭṭhato uppajjati nandī. Yā rūpe nandī tadupādānaṃ. Tassupādānapaccayā bhavo; bhavapaccayā jāti; jātipaccayā jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.

Vedanaṃ abhinandati …pe… saññaṃ abhinandati … saṅkhāre abhinandati … viññāṇaṃ abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati. Tassa viññāṇaṃ abhinandato abhivadato ajjhosāya tiṭṭhato uppajjati nandī. Yā viññāṇe nandī tadupādānaṃ. Tassupādānapaccayā bhavo; bhavapaccayā jāti; jātipaccayā …pe… evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.

Ayaṃ, bhikkhave, rūpassa samudayo; ayaṃ vedanāya samudayo; ayaṃ saññāya samudayo; ayaṃ saṅkhārānaṃ samudayo; ayaṃ viññāṇassa samudayo.

Ko ca, bhikkhave, rūpassa atthaṅgamo, ko vedanāya … ko saññāya … ko saṅkhārānaṃ … ko viññāṇassa atthaṅgamo?

Idha, bhikkhave, nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati.

Kiñca nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati? Rūpaṃ nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati. Tassa rūpaṃ anabhinandato anabhivadato anajjhosāya tiṭṭhato yā rūpe nandī sā nirujjhati. Tassa nandīnirodhā upādānanirodho; upādānanirodhā bhavanirodho …pe… evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti.

Vedanaṃ nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati. Tassa vedanaṃ anabhinandato anabhivadato anajjhosāya tiṭṭhato yā vedanāya nandī sā nirujjhati. Tassa nandīnirodhā upādānanirodho; upādānanirodhā bhavanirodho …pe… evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti. Saññaṃ nābhinandati …pe… saṅkhāre nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati. Tassa saṅkhāre anabhinandato anabhivadato anajjhosāya tiṭṭhato yā saṅkhāresu nandī sā nirujjhati. Tassa nandīnirodhā upādānanirodho; upādānanirodhā bhavanirodho …pe… evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti. Viññāṇaṃ nābhinandati nābhivadati nājjhosāya tiṭṭhati. Tassa viññāṇaṃ anabhinandato anabhivadato anajjhosāya tiṭṭhato yā viññāṇe nandī sā nirujjhati. Tassa nandīnirodhā upādānanirodho …pe… evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti.

Ayaṃ, bhikkhave, rūpassa atthaṅgamo, ayaṃ vedanāya atthaṅgamo, ayaṃ saññāya atthaṅgamo, ayaṃ saṅkhārānaṃ atthaṅgamo, ayaṃ viññāṇassa atthaṅgamo”ti.

Pañcamaṃ.