Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || Kinh Huấn Thị III (Tatiya-ovādasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || Kinh Huấn Thị III (Tatiya-ovādasuttaṃ)

Wednesday, 04/10/2023, 08:49 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 3.10.2023

TRỌNG TRÁCH CỦA NGƯỜI ĐI TRƯỚC

Kinh Huấn Thị III (Tatiya-ovādasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương V. Tương Ưng Kassapa (Ca-diếp) (S.ii,208)

Sự tồn tại của Đạo Phật, hay của tất cả tôn giáo, là sự nối tiếp của truyền thống. Người đi trước ảnh hưởng lớn đến kẻ đi sau. Người tu cần ý thức rõ, mình không phải chỉ sống cho riêng mình, mà còn ảnh hưởng tới tầng lớp tiếp nối. Tất cả những chấn chỉnh, phục hưng giáo pháp trong dòng lịch sử, đều bắt đầu từ những con người. Người đi trước làm kiểu mẫu cho người kế tục. Hình ảnh của những bậc trưởng lão thanh tu, giản dị, chuyên tâm cho pháp học hoặc pháp hành, luôn là nhân tố trọng đại đối với sự trường tồn của Phật Pháp.

A black background with white text

Description automatically generated with low confidence

Rājagahe kalandakanivāpe. Atha kho āyasmā mahākassapo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho āyasmantaṃ mahākassapaṃ bhagavā etadavoca – ‘‘ovada, kassapa, bhikkhū; karohi, kassapa, bhikkhūnaṃ dhammiṃ kathaṃ. Ahaṃ vā, kassapa, bhikkhūnaṃ ovadeyyaṃ tvaṃ vā; ahaṃ vā bhikkhūnaṃ dhammiṃ kathaṃ kareyyaṃ tvaṃ vā’’ti.

... Ngự ở Rājagaha (Vương Xá), tại chỗ cho sóc ăn.

Bấy giờ, Tôn giả Mahā Kassapa đi đến Đức Thế Tôn...Rồi Đức Thế Tôn nói với Tôn giả Mahā Kassapa đang ngồi một bên:

-- Này Kassapa! Hãy huấn thị chư tỳ khưu. Hãy thuyết pháp cho chư tỳ khưu. Hoặc Ta hay Thầy cần huấn thị chư tỳ khưu. Hoặc Ta hay Thầy cần thuyết pháp cho chư tỳ khưu.

‘‘Dubbacā kho, bhante, etarahi bhikkhū, dovacassakaraṇehi dhammehi samannāgatā, akkhamā, appadakkhiṇaggāhino anusāsanī’’nti.

-- Bạch Đức Thế Tôn, chư tỳ khưu hiện nay khó nói, trong tình trạng khó nói. Họ không kham nhẫn và không kính trọng chấp nhận huấn thị.

‘‘Tathā hi pana, kassapa, pubbe therā bhikkhū āraññikā ceva ahesuṃ āraññikattassa ca vaṇṇavādino, piṇḍapātikā ceva ahesuṃ piṇḍapātikattassa ca vaṇṇavādino, paṃsukūlikā ceva ahesuṃ paṃsukūlikattassa ca vaṇṇavādino, tecīvarikā ceva ahesuṃ tecīvarikattassa ca vaṇṇavādino, appicchā ceva ahesuṃ appicchatāya ca vaṇṇavādino, santuṭṭhā ceva ahesuṃ santuṭṭhiyā ca vaṇṇavādino, pavivittā ceva ahesuṃ pavivekassa ca vaṇṇavādino, asaṃsaṭṭhā ceva ahesuṃ asaṃsaggassa ca vaṇṇavādino, āraddhavīriyā ceva ahesuṃ vīriyārambhassa ca vaṇṇavādino.

-- Này Kassapa, trước đây, chư vị tỳ khưu trưởng lão là những vị ẩn lâm và tán thán hạnh ẩn lâm; là những vị chuyên hạnh trì bình và tán thán hạnh trì bình; là những vị mặc y phấn tảo và tán thán hạnh mặc y phấn tảo; là những vị chỉ mặc ba y và tán thán hạnh chỉ mặc ba y; là những vị thiểu dục và tán thán hạnh thiểu dục; là những vị sống tri túc và tán thán hạnh tri túc; là những vị sống viễn ly và tán thán hạnh sống viễn ly; là những vị sống ít giao tiếp và tán thán hạnh ít giao tiếp; là những vị sống tinh cần và tán thán hạnh sống tinh cần.

‘‘Tatra yo hoti bhikkhu āraññiko ceva āraññikattassa ca vaṇṇavādī, piṇḍapātiko ceva piṇḍapātikattassa ca vaṇṇavādī, paṃsukūliko ceva paṃsukūlikattassa ca vaṇṇavādī, tecīvariko ceva tecīvarikattassa ca vaṇṇavādī, appiccho ceva appicchatāya ca vaṇṇavādī, santuṭṭho ceva santuṭṭhiyā ca vaṇṇavādī, pavivitto ceva pavivekassa ca vaṇṇavādī, asaṃsaṭṭho ceva asaṃsaggassa ca vaṇṇavādī, āraddhavīriyo ceva vīriyārambhassa ca vaṇṇavādī, taṃ therā bhikkhū āsanena nimantenti – ‘ehi, bhikkhu, ko nāmāyaṃ bhikkhu, bhaddako vatāyaṃ bhikkhu, sikkhākāmo vatāyaṃ bhikkhu; ehi, bhikkhu, idaṃ āsanaṃ nisīdāhī’’’ti.

‘‘Tatra, kassapa, navānaṃ bhikkhūnaṃ evaṃ hoti – ‘yo kira so hoti bhikkhu āraññiko ceva āraññikattassa ca vaṇṇavādī, piṇḍapātiko ceva...pe... paṃsukūliko ceva... tecīvariko ceva... appiccho ceva... santuṭṭho ceva... pavivitto ceva... asaṃsaṭṭho ceva... āraddhavīriyo ceva vīriyārambhassa ca vaṇṇavādī, taṃ therā bhikkhū āsanena nimantenti – ehi, bhikkhu, ko nāmāyaṃ bhikkhu, bhaddako vatāyaṃ bhikkhu, sikkhākāmo vatāyaṃ bhikkhu; ehi, bhikkhu, idaṃ āsanaṃ nisīdāhī’ti. Te tathattāya paṭipajjanti; tesaṃ taṃ hoti dīgharattaṃ hitāya sukhāya.

Bấy giờ vị tỳ khưu nào là vị ẩn lâm và tán thán hạnh ẩn lâm; chuyên hạnh trì bình và tán thán hạnh trì bình; mặc y phấn tảo và tán thán hạnh mặc y phấn tảo; chỉ mặc ba y và tán thán hạnh chỉ mặc ba y; thiểu dục và tán thán hạnh thiểu dục; sống tri túc và tán thán hạnh tri túc; sống viễn ly và tán thán hạnh sống viễn ly; sống ít giao tiếp và tán thán hạnh ít giao tiếp; sống tinh cần và tán thán hạnh sống tinh cần, được chư vị trưởng lão mời ngồi và nói: Hiền giả tỳ khưu, hãy tới và ngồi nơi đây. Hiền giả danh tánh là gì? Thật là hiền thiện; thật là vị khéo tu tập. Hãy lại đây an toạ”.

Thuở ấy những tỳ khưu mới tu suy nghĩ: Vị tỳ khưu nào là vị ẩn lâm và tán thán hạnh ẩn lâm; chuyên hạnh trì bình và tán thán hạnh trì bình; mặc y phấn tảo và tán thán hạnh mặc y phấn tảo; chỉ mặc ba y và tán thán hạnh chỉ mặc ba y; thiểu dục và tán thán hạnh thiểu dục; sống tri túc và tán thán hạnh tri túc; sống viễn ly và tán thán hạnh sống viễn ly; sống ít giao tiếp và tán thán hạnh ít giao tiếp; sống tinh cần và tán thán hạnh sống tinh cần được chư vị trưởng lão mời ngồi và nói: Hiền giả tỳ khưu, hãy tới và ngồi nơi đây. Hiền giả danh tánh là gì? Thật là hiền thiện; thật là vị khéo tu tập. Hãy lại đây an toạ”. (Do thấy vậy nên hoan hỷ) thực hành như thế và được lợi ích, an lạc lâu dài.

‘‘Etarahi pana, kassapa, therā bhikkhū na ceva āraññikā na ca āraññikattassa vaṇṇavādino, na ceva piṇḍapātikā na ca piṇḍapātikattassa vaṇṇavādino, na ceva paṃsukūlikā na ca paṃsukūlikattassa vaṇṇavādino, na ceva tecīvarikā na ca tecīvarikattassa vaṇṇavādino, na ceva appicchā na ca appicchatāya vaṇṇavādino, na ceva santuṭṭhā na ca santuṭṭhiyā vaṇṇavādino, na ceva pavivittā na ca pavivekassa vaṇṇavādino, na ceva asaṃsaṭṭhā na ca asaṃsaggassa vaṇṇavādino, na ceva āraddhavīriyā na ca vīriyārambhassa vaṇṇavādino.

‘‘Tatra yo hoti bhikkhu ñāto yasassī lābhī cīvara-piṇḍapāta- senāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārānaṃ taṃ therā bhikkhū āsanena nimantenti – ‘ehi, bhikkhu, ko nāmāyaṃ bhikkhu, bhaddako vatāyaṃ bhikkhu, sabrahmacārikāmo vatāyaṃ bhikkhu; ehi, bhikkhu, idaṃ āsanaṃ nisīdāhī’’’ti.

-- Nhưng này Kassapa, bây giờ chư vị tỳ khưu trưởng lão không là những vị ẩn lâm và tán thán hạnh ẩn lâm; không là những vị chuyên hạnh trì bình và tán thán hạnh trì bình; không là những vị mặc y phấn tảo và tán thán hạnh mặc y phấn tảo; không là những vị chỉ mặc ba y và tán thán hạnh chỉ mặc ba y; không là những vị thiểu dục và tán thán hạnh thiểu dục; không là những vị sống tri túc và tán thán hạnh tri túc; không là những vị sống viễn ly và tán thán hạnh sống viễn ly; không là những vị sống ít giao tiếp và tán thán hạnh ít giao tiếp; không là những vị sống tinh cần và tán thán hạnh sống tinh cần.

Hiện nay, có những tỳ khưu nổi tiếng, được nhiều người biết tới, nhận được nhiều cúng dường y phục, thực phẩm, trú xứ, dược phẩm; (những vị này) được chư tỳ khưu trưởng lão mời ngồi và nói: Hiền giả tỳ khưu, hãy tới và ngồi nơi đây. Hiền giả danh tánh là gì? Thật là hiền thiện; Hiền giả là người hoan hỷ cộng trú với các pháp lữ đồng tu. Hãy lại đây an toạ”.

‘‘Tatra, kassapa, navānaṃ bhikkhūnaṃ evaṃ hoti – ‘yo kira so hoti bhikkhu ñāto yasassī lābhī cīvara-piṇḍapāta-senāsana-gilānappaccayabhesajjaparikkhārānaṃ taṃ therā bhikkhū āsanena nimantenti – ehi, bhikkhu, ko nāmāyaṃ bhikkhu, bhaddako vatāyaṃ bhikkhu, sabrahmacārikāmo vatāyaṃ bhikkhu; ehi, bhikkhu, idaṃ āsanaṃ nisīdāhī’ti. Te tathattāya paṭipajjanti. Tesaṃ taṃ hoti dīgharattaṃ ahitāya dukkhāya. Yañhi taṃ, kassapa, sammā vadamāno vadeyya – ‘upaddutā brahmacārī brahmacārūpaddavena abhipatthanā brahmacārī brahmacāriabhipatthanenā’ti, etarahi taṃ, kassapa, sammā vadamāno vadeyya – ‘upaddutā brahmacārī brahmacārūpaddavena abhipatthanā brahmacārī brahmacāriabhipatthanenā’’’ti.

Bây giờ những tỳ khưu mới tu suy nghĩ: Hiện nay, có những tỳ khưu nổi tiếng, được nhiều người biết tới, nhận được nhiều cúng dường y phục, thực phẩm, trú xứ, dược phẩm; (những vị này) được chư tỳ khưu trưởng lão mời ngồi và nói: Hiền giả tỳ khưu, hãy tới và ngồi nơi đây. Hiền giả danh tánh là gì? Thật là hiền thiện; Hiền giả là người hoan hỷ cộng trú với các pháp lữ đồng tu. Hãy lại đây an toạ”. (Do thấy vậy nên bắt chước) thực hành như thế nên không được lợi ích và khổ luỵ lâu dài.

Này Kassapa, ai nói một cách chính xác thì có thể bảo rằng: "Những tu sĩ bị hư hỏng bởi những tu sĩ; những tu sĩ bị thối đoạ do những tu sĩ”. Nói chính xác là vậy.

Chú Thích

Giai thoại này, ghi lại thời kỳ cực thịnh về số lượng đông đảo của cả hai giới xuất gia cũng như tại gia, vào những ngày tháng sau cùng của thời Phật trụ thế. Đông đảo nên danh lợi nhiều hơn, phức tạp hơn, xu thế theo phần đông nhiều hơn. Tăng chúng trong thời này, khác với những năm tháng khởi đầu công cuộc hoằng pháp của Đức Phật – đó là giai đoạn số lượng người xuất gia tương đối ít, nhưng hầu hết là những bậc chân tu thật học.

Lời kêu gọi của Đức Phật đối với Tôn giả Kassapa, gián tiếp đặt để vai trò dẫn đạo Tăng chúng sau này, nhưng cũng qua đó, nói lên trách nhiệm duy trì giáo pháp, qua sự nâng cao trình độ tu học của hàng xuất gia.

Tôn giả Mahākassapa không từ chối trọng trách của mình, nhưng mong muốn Đức Phật có lời dạy chung, về yếu tố khiến giáo pháp hưng thịnh hay suy vong.

Đức Phật qua lời dạy trong bài kinh này, nhấn mạnh nếp sống và hành xử của những tỳ khưu trưởng lão: Sống tốt thì làm gương tốt; quý trọng những tỳ khưu đáng quý trọng, thì tạo gương tốt cho những vị mới xuất gia. Nếu chư vị trưởng lão trọng vọng những tỳ khưu được nhiều người ái mộ, cúng dường, thì gián tiếp khuyến khích những tân tỳ khưu hướng cầu danh lợi.

Với những lời Phật dạy trong bài kinh này, một lần nữa, tán thán và nhấn mạnh vai trò gương mẫu của Tôn giả Mahākassapa là vị sống giản dị, rời xa danh lợi vì lòng bi mẫn đối với hậu tấn.

Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch

8. Tatiyaovādasuttaṃ

151. Rājagahe kalandakanivāpe [sāvatthi, ārāme (sī.)]. Atha kho āyasmā mahākassapo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho āyasmantaṃ mahākassapaṃ bhagavā etadavoca – ‘‘ovada, kassapa, bhikkhū; karohi, kassapa, bhikkhūnaṃ dhammiṃ kathaṃ. Ahaṃ vā, kassapa, bhikkhūnaṃ ovadeyyaṃ tvaṃ vā; ahaṃ vā bhikkhūnaṃ dhammiṃ kathaṃ kareyyaṃ tvaṃ vā’’ti.

‘‘Dubbacā kho, bhante, etarahi bhikkhū, dovacassakaraṇehi dhammehi samannāgatā, akkhamā, appadakkhiṇaggāhino anusāsanī’’nti. ‘‘Tathā hi pana, kassapa, pubbe therā bhikkhū āraññikā ceva ahesuṃ āraññikattassa ca vaṇṇavādino, piṇḍapātikā ceva ahesuṃ piṇḍapātikattassa ca vaṇṇavādino, paṃsukūlikā ceva ahesuṃ paṃsukūlikattassa ca vaṇṇavādino, tecīvarikā ceva ahesuṃ tecīvarikattassa ca vaṇṇavādino, appicchā ceva ahesuṃ appicchatāya ca vaṇṇavādino, santuṭṭhā ceva ahesuṃ santuṭṭhiyā ca vaṇṇavādino, pavivittā ceva ahesuṃ pavivekassa ca vaṇṇavādino, asaṃsaṭṭhā ceva ahesuṃ asaṃsaggassa ca vaṇṇavādino, āraddhavīriyā ceva ahesuṃ vīriyārambhassa ca vaṇṇavādino.

‘‘Tatra yo hoti bhikkhu āraññiko ceva āraññikattassa ca vaṇṇavādī, piṇḍapātiko ceva piṇḍapātikattassa ca vaṇṇavādī, paṃsukūliko ceva paṃsukūlikattassa ca vaṇṇavādī, tecīvariko ceva tecīvarikattassa ca vaṇṇavādī, appiccho ceva appicchatāya ca vaṇṇavādī, santuṭṭho ceva santuṭṭhiyā ca vaṇṇavādī, pavivitto ceva pavivekassa ca vaṇṇavādī, asaṃsaṭṭho ceva asaṃsaggassa ca vaṇṇavādī, āraddhavīriyo ceva vīriyārambhassa ca vaṇṇavādī, taṃ therā bhikkhū āsanena nimantenti – ‘ehi, bhikkhu, ko nāmāyaṃ bhikkhu, bhaddako vatāyaṃ bhikkhu, sikkhākāmo vatāyaṃ bhikkhu; ehi, bhikkhu, idaṃ āsanaṃ nisīdāhī’’’ti.

‘‘Tatra, kassapa, navānaṃ bhikkhūnaṃ evaṃ hoti – ‘yo kira so hoti bhikkhu āraññiko ceva āraññikattassa ca vaṇṇavādī, piṇḍapātiko ceva...pe... paṃsukūliko ceva... tecīvariko ceva... appiccho ceva... santuṭṭho ceva... pavivitto ceva... asaṃsaṭṭho ceva... āraddhavīriyo ceva vīriyārambhassa ca vaṇṇavādī, taṃ therā bhikkhū āsanena nimantenti – ehi, bhikkhu, ko nāmāyaṃ bhikkhu, bhaddako vatāyaṃ bhikkhu, sikkhākāmo vatāyaṃ bhikkhu; ehi, bhikkhu, idaṃ āsanaṃ nisīdāhī’ti. Te tathattāya paṭipajjanti; tesaṃ taṃ hoti dīgharattaṃ hitāya sukhāya.

‘‘Etarahi pana, kassapa, therā bhikkhū na ceva āraññikā na ca āraññikattassa vaṇṇavādino, na ceva piṇḍapātikā na ca piṇḍapātikattassa vaṇṇavādino, na ceva paṃsukūlikā na ca paṃsukūlikattassa vaṇṇavādino, na ceva tecīvarikā na ca tecīvarikattassa vaṇṇavādino, na ceva appicchā na ca appicchatāya vaṇṇavādino, na ceva santuṭṭhā na ca santuṭṭhiyā vaṇṇavādino, na ceva pavivittā na ca pavivekassa vaṇṇavādino, na ceva asaṃsaṭṭhā na ca asaṃsaggassa vaṇṇavādino, na ceva āraddhavīriyā na ca vīriyārambhassa vaṇṇavādino.

‘‘Tatra yo hoti bhikkhu ñāto yasassī lābhī cīvara-piṇḍapāta- senāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārānaṃ taṃ therā bhikkhū āsanena nimantenti – ‘ehi, bhikkhu, ko nāmāyaṃ bhikkhu, bhaddako vatāyaṃ bhikkhu, sabrahmacārikāmo vatāyaṃ bhikkhu; ehi, bhikkhu, idaṃ āsanaṃ nisīdāhī’’’ti.

‘‘Tatra, kassapa, navānaṃ bhikkhūnaṃ evaṃ hoti – ‘yo kira so hoti bhikkhu ñāto yasassī lābhī cīvara-piṇḍapāta-senāsana-gilānappaccayabhesajjaparikkhārānaṃ taṃ therā bhikkhū āsanena nimantenti – ehi, bhikkhu, ko nāmāyaṃ bhikkhu, bhaddako vatāyaṃ bhikkhu, sabrahmacārikāmo vatāyaṃ bhikkhu; ehi, bhikkhu, idaṃ āsanaṃ nisīdāhī’ti. Te tathattāya paṭipajjanti. Tesaṃ taṃ hoti dīgharattaṃ ahitāya dukkhāya. Yañhi taṃ, kassapa, sammā vadamāno vadeyya – ‘upaddutā brahmacārī brahmacārūpaddavena abhipatthanā [abhibhavanā (sī.)] brahmacārī brahmacāriabhipatthanenā’ti [brahmacāriabhibhavanenāti (sī.)], etarahi taṃ, kassapa, sammā vadamāno vadeyya – ‘upaddutā brahmacārī brahmacārūpaddavena abhipatthanā brahmacārī brahmacāriabhipatthanenā’’’ti. Aṭṭhamaṃ.

8. Tatiyaovādasuttavaṇṇanā

151. Aṭṭhame tathā hi panāti pubbe sovacassatāya, etarahi ca dovacassatāya kāraṇapaṭṭhapane nipāto. Tatrāti tesu theresu. Ko nāmāyaṃ bhikkhūti ko nāmo ayaṃ bhikkhu? Kiṃ tissatthero kiṃ nāgattheroti? Tatrāti tasmiṃ evaṃ sakkāre kayiramāne. Tathattāyāti tathābhāvāya, āraññikādibhāvāyāti attho. Sabrahmacārikāmoti ‘‘ime maṃ parivāretvā carantū’’ti evaṃ kāmeti icchati patthetīti sabrahmacārikāmo. Tathattāyāti lābhasakkāranibbattanatthāya. Brahmacārupaddavenāti yo sabrahmacārīnaṃ catūsu paccayesu adhimattacchandarāgo upaddavoti vuccati, tena upaddutā. Abhipatthanāti adhimattapatthanā. Brahmacāriabhipatthanenāti brahmacārīnaṃ adhimattapatthanāsaṅkhātena catupaccayabhāvena. Aṭṭhamaṃ.