Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - KIẾP SA MÔN THÂN VÔ SỞ TRỤ - Kinh Nhiều Tỳ Khưu (Sambahulasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - KIẾP SA MÔN THÂN VÔ SỞ TRỤ - Kinh Nhiều Tỳ Khưu (Sambahulasuttaṃ)

Tuesday, 13/09/2022, 18:25 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 13.9.2022

 


KIẾP SA MÔN THÂN VÔ SỞ TRỤ

Kinh Nhiều Tỳ Khưu (Sambahulasuttaṃ)

(CHƯƠNG IX. TƯƠNG ƯNG RỪNG) (S. i, 199)

Xuất gia đúng nghĩa là nếp sống không nhà. Những ràng buộc về tư hữu và sợi dây liên hệ với người nầy người kia thường là chướng ngại cho đời sa môn. Điều nầy tương đối khó thực hiện với bối cảnh xã hội ngày nay nhưng dù vậy vẫn là cốt lõi của người rời bỏ thế tục đi tu. Thay vì đặt trọng tâm ở sự “an cư lạc nghiệp” thì người xuất gia cần tôi luyện bản lãnh sống không vướng mắc, thích nghi, tự tại và biết tìm nơi thích hợp để huân tập pháp học và pháp hành. Đức Phật chưa bao giờ khuyến khích hàng đệ tử xuất gia xây dựng chùa chiền to lớn, mà thay vào đó, Ngài hướng dẫn đời sống tự tại thênh thang như mây trắng thong dong.

Ekaṃ samayaṃ sambahulā bhikkhū kosalesu viharanti aññatarasmiṃ vanasaṇḍe. Atha kho te bhikkhū vassaṃvuṭṭhā [vassaṃvutthā (sī. syā. kaṃ. pī.)] temāsaccayena cārikaṃ pakkamiṃsu.

Một thuở có nhiều vị tỳ khưu trú tại một khu rừng trong xứ Kosala. Sau khi đã an cư kiết hạ với ba tháng trôi qua, chư vị tỳ khưu khởi sự hành hoá.

Atha kho yā tasmiṃ vanasaṇḍe adhivatthā devatā te bhikkhū apassantī paridevamānā tāyaṃ velāyaṃ imaṃ gāthaṃ abhāsi –

‘‘Arati viya mejja khāyati, Bahuke disvāna vivitte āsane;

Te cittakathā bahussutā, Kome gotamasāvakā gatā’’ti.

Bấy giờ một vị Thiên trú ở khu rừng ấy không thấy chư tỳ khưu ấy nên buồn và than thở với kệ ngôn:

“Trống vắng, dường không vui

Đã đi đâu cả rồi?

Đệ tử Đức Cồ Đàm

Bậc biện tài đa văn.

Evaṃ vutte, aññatarā devatā taṃ devataṃ gāthāya paccabhāsi –

‘‘Māgadhaṃ gatā kosalaṃ gatā, ekacciyā pana vajjibhūmiyā;

Magā viya asaṅgacārino, aniketā viharanti bhikkhavo’’ti.

Nghe vậy, một vị Thiên khác nói lên kệ ngôn với vị Thiên ấy:

“Họ đi Magadha,

Kosala, Vajji

Tỳ khưu sống không nhà

Như loài nai thong dong.

‘‘Arati viya mejja khāyati = dường như không được thoả mãn

Bahuke disvāna vivitte āsane = thấy nhiều chỗ ngồi bỏ trống

Te cittakathā bahussutā = họ là những bậc đa văn, biện tài

Kome gotamasāvakā gatā’’ti = Đệ tử Đức Gotama đã đi đâu?

‘‘Māgadhaṃ gatā kosalaṃ gatā = Họ đã đi Magadha, họ đã đi Kosala

ekacciyā pana vajjibhūmiyā = Một số trú ở vùng đất Vajji

Magā viya asaṅgacārino = Giống như loài nai đến đi không ràng buộc

aniketā viharanti bhikkhavo’’ti = chư tỳ khưu trú vô sở trụ, chư tỳ khưu sống kiếp không nhà.

Câu Arati viya mejja khāyati (dường như không thích thú) không phải nói lên tâm trạng của vị thiên mà là ý nghĩ của vị thiên về lý do chư tỳ khưu rời khu rừng đi nơi khác.

Theo Sớ Giải thì loài nai có đặc tính không vướng mắc bám víu một khu vực nào dù là nơi cư trú của cha mẹ chúng. Loài nai thường đi đó đây để tìm nơi thích hợp về thời tiết, thực phẩm, bầy đàn. Đặc tính nầy dùng là thí dụ cho chư tỳ khưu đệ tử Phật sống rày đây mai đó với tâm tự tại không bận lòng với tư hữu, quan hệ mà nơi nào thích hợp để học và hành Phật pháp thì cư trú. Nếu không thì tiếp tục lên đường.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

4. Sambahulasuttaṃ [Mūla]

224. Ekaṃ samayaṃ sambahulā bhikkhū kosalesu viharanti aññatarasmiṃ vanasaṇḍe. Atha kho te bhikkhū vassaṃvuṭṭhā [vassaṃvutthā (sī. syā. kaṃ. pī.)] temāsaccayena cārikaṃ pakkamiṃsu. Atha kho yā tasmiṃ vanasaṇḍe adhivatthā devatā te bhikkhū apassantī paridevamānā tāyaṃ velāyaṃ imaṃ gāthaṃ abhāsi –

‘‘Arati viya mejja khāyati, Bahuke disvāna vivitte āsane;

Te cittakathā bahussutā, Kome gotamasāvakā gatā’’ti.

Evaṃ vutte, aññatarā devatā taṃ devataṃ gāthāya paccabhāsi –

‘‘Māgadhaṃ gatā kosalaṃ gatā, ekacciyā pana vajjibhūmiyā;

Magā viya asaṅgacārino, aniketā viharanti bhikkhavo’’ti.

4. Sambahulasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

224. Catutthe sambahulāti bahū suttantikā ābhidhammikā vinayadharā ca. Viharantīti satthu santike kammaṭṭhānaṃ gahetvā viharanti. Pakkamiṃsūti te kira tasmiṃ janapade aññataraṃ gāmaṃ upasaṅkamante disvā manussā pasannacittā āsanasālāya kojavattharaṇādīni paññāpetvā yāgukhajjakāni datvā upanisīdiṃsu. Mahāthero ekaṃ dhammakathikaṃ ‘‘dhammaṃ kathehī’’ti āha. So cittaṃ dhammakathaṃ kathesi. Manussā pasīditvā bhojanavelāyaṃ paṇītabhojanaṃ adaṃsu. Mahāthero manuññaṃ bhattānumodanamakāsi. Manussā bhiyyosomattāya pasannā ‘‘idheva, bhante, temāsaṃ vasathā’’ti paṭiññaṃ kāretvā gamanāgamanasampanne ṭhāne senāsanāni kāretvā catūhi paccayehi upaṭṭhahiṃsu. Mahāthero vassūpanāyikadivase bhikkhū ovadi – ‘‘āvuso, tumhehi garukassa satthu santike kammaṭṭhānaṃ gahitaṃ, buddhapātubhāvo nāma dullabho. Māsassa aṭṭha divase dhammassavanaṃ katvā gaṇasaṅgaṇikaṃ pahāya appamattā viharathā’’ti. Te tato paṭṭhāya yuñjanti ghaṭenti. Kadāci sabbarattikaṃ dhammassavanaṃ karonti, kadāci pañhaṃ vissajjenti, kadāci padhānaṃ karonti. Tesaṃ dhammassavanadivase dhammaṃ kathentānaṃyeva aruṇo uggacchati. Pañhāvissajjanadivase byatto bhikkhu pañhaṃ pucchati, paṇḍito vissajjetīti pucchanavissajjanaṃ karontānaṃyeva. Padhānadivase sūriyatthaṅgamane gaṇḍiṃ paharitvāva caṅkamaṃ otaritvā padhānaṃ karontānaṃyeva. Te evaṃ vassaṃ vassitvā pavāretvā pakkamiṃsu. Taṃ sandhāyetaṃ vuttaṃ. Paridevamānāti ‘‘idāni tathārūpaṃ madhuraṃ dhammassavanaṃ pañhākathanaṃ kuto labhissāmī’’tiādīni vatvā rodamānā.

Khāyatīti paññāyati upaṭṭhāti. Ko meti kahaṃ ime. Vajjibhūmiyāti vajjiraṭṭhābhimukhā gatā. Magā viyāti yathā magā tasmiṃ tasmiṃ pabbatapāde vā vanasaṇḍe vā vicarantā – ‘‘idaṃ amhākaṃ mātusantakaṃ pitusantakaṃ paveṇiāgata’’nti agahetvā, yattheva nesaṃ gocaraphāsutā ca hoti paripanthābhāvo ca, tattha vicaranti. Evaṃ aniketā agehā bhikkhavopi ‘‘ayaṃ, āvuso, amhākaṃ ācariyupajjhāyānaṃ santako paveṇiāgato’’ti agahetvā yattheva nesaṃ utusappāyaṃ bhojanasappāyaṃ puggalasappāyaṃ senāsanasappāyaṃ dhammassavanasappāyañca sulabhaṃ hoti, tattha viharanti. Catutthaṃ.