- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 23.8.2022
KHÔNG THỂ KHÔNG CẢM KHÁI DÙ LÀ A LA HÁN
Kinh Tự Tứ (Pavāraṇāsuttaṃ)
(CHƯƠNG VIII. TƯƠNG ƯNG TRƯỞNG LÃO VAṄGĪSA) (S. i, 190)
Một xã hội thật sự văn minh phải được tạo thành bởi những con người văn minh. Một hội chúng cao cả là sự vân tập của những bậc chí thiện. Hình ảnh ở đây là một ngày trăng tròn huyền ảo tại một già lam tôn nghiêm, Đấng Chánh Đẳng Chánh Giác ngồi giữa thánh chúng toàn là những bậc vô nhiễm đoạn tận phiền não, chiến thắng tử thần. Trong không khí hoàn toàn thanh tịnh một truyền thống tuyệt đẹp được diễn ra khi Bậc Đạo Sư lên tiếng mời thỉnh chư tăng nêu ra những khiếm khuyết nếu có về sở hành của Ngài . Bậc thánh đệ tử thượng thủ thinh văn thay mặt Tăng chúng đáp lời theo nghi luật. Vị nầy chẳng những nói lên sự khẳng định về tánh thanh tịnh của Phật mà còn xưng tán Bậc Thầy đã giác ngộ và tuyên lưu con đường dẫn đến hoàn toàn giải thoát. Vị thánh đệ tử nầy cũng thỉnh cầu được chỉ giáo về sở hành của bản thân. Bậc Vô Thượng Điều Ngự chẳng những xác chứng về sự thanh tịnh tuyệt đối của bậc thượng thủ thinh văn mà cò tán thán trí tuệ cao vời của vị đệ tử nầy. Tôn giả Sāriputta cũng thỉnh cầu Đức Phật chỉ giáo cho Tăng chúng những khuyết điểm trong hành động và lời nói. Một lần nữa Đức Phật xác nhận sự vô nhiễm của thánh chúng. Đi xa hơn, Bậc Đạo Sư còn nói lên quả chứng của đại chúng tỳ khưu.
Đó là những giây phút hãn hữu trong vũ trụ khi những bậc ứng cúng la hán đồng tham dự lễ tự tứ. Dù tự thân thanh tịnh nhưng vẫn nói lên lời thỉnh mời chỉ giáo khuyết điểm. Những đáp từ không phải chỉ xác chứng sự vô khuyết phạm mà còn là khẳng định tâm thể viên giác như trăng sáng ngày rằm. Đẹp và hiếm hoi. Hình ảnh tuyệt vời đó không thể không khiến một con người dù là bậc a la hán nói lên lời cảm khái.
Ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati pubbārāme migāramātupāsāde mahatā bhikkhusaṅghena saddhiṃ pañcamattehi bhikkhusatehi sabbeheva arahantehi. Tena kho pana samayena bhagavā tadahuposathe pannarase pavāraṇāya bhikkhusaṅghaparivuto abbhokāse nisinno hoti. Atha kho bhagavā tuṇhībhūtaṃ bhikkhusaṅghaṃ anuviloketvā bhikkhū āmantesi – ‘‘handa dāni, bhikkhave, pavāremi vo. Na ca me kiñci garahatha kāyikaṃ vā vācasikaṃ vā’’ti.
Một thuở Đức Thế Tôn ngự tại Pubbārāma (Ðông Phương Tự), Migaramātupāsāda (Lộc Mẫu giảng đường) ở Sāvatthi, cùng với đại chúng tỳ khưu khoảng năm trăm vị - tất cả đều là những bậc A la hán.
Vào ngày rằm lễ tự tứ, Đức Thế Tôn ngồi giữa với chư tỳ khưu vây quanh. Đức Thế Tôn nhìn quanh chư tỳ khưu đang yên lặng và lên tiếng:
--Hỡi chư tỳ khưu, ta mời các thầy phê bình những khuyết điểm ở về bất cứ hành động hoặc lời nói của ta.
Evaṃ vutte, āyasmā sāriputto uṭṭhāyāsanā ekaṃsaṃ uttarāsaṅgaṃ karitvā yena bhagavā tenañjaliṃ paṇāmetvā bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘na kho mayaṃ, bhante, bhagavato kiñci garahāma kāyikaṃ vā vācasikaṃ vā. Bhagavā hi, bhante, anuppannassa maggassa uppādetā, asañjātassa maggassa sañjanetā, anakkhātassa maggassa akkhātā, maggaññū maggavidū maggakovido. Maggānugā ca, bhante, etarahi sāvakā viharanti pacchā samannāgatā; ahañca kho, bhante, bhagavantaṃ pavāremi. Na ca me bhagavā kiñci garahati kāyikaṃ vā vācasikaṃ vā’’ti.
Nghe vậy Tôn giả Sāriputta từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y vào một bên vai, chắp tay kính lễ hướng về Đức Thế Tôn bạch rằng:
--Ngưỡng bạch Đức Thế Tôn, chúng con không có gì để chỉ trích Đức Thế Tôn về hành động và lời nói. Đức Thế Tôn là vị khởi xướng đường đạo chưa từng được hiện khởi; Ngài thiết lập đường đạo chưa từng được khai mở; Ngài tuyên lưu đường đạo chưa từ đường giảng giải; Ngài bậc khám phá, quán triệt, thiện xảo đường đạo. Chúng đệ tử của Ngài đã theo bước, đã chứng đạt. Bạch Đức Thế Tôn, riêng con nếu có hành động hoặc lời nói khiếm khuyết xin Ngài chỉ giáo.
‘‘Na khvāhaṃ te, sāriputta, kiñci garahāmi kāyikaṃ vā vācasikaṃ vā. Paṇḍito tvaṃ, sāriputta, mahāpañño tvaṃ, sāriputta, puthupañño tvaṃ, sāriputta, hāsapañño tvaṃ, sāriputta, javanapañño tvaṃ, sāriputta, tikkhapañño tvaṃ, sāriputta, nibbedhikapañño tvaṃ, sāriputta. Seyyathāpi, sāriputta, rañño cakkavattissa jeṭṭhaputto pitarā pavattitaṃ cakkaṃ sammadeva anuppavatteti; evameva kho tvaṃ, sāriputta, mayā anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ sammadeva anuppavattesī’’ti.
-- Này Sāriputta, Ta không có gì chỉ trích Thầy về hành động hay lời nói. Thầy là bậc đại trí, bậc quảng tuệ, bậc tốc trí, bậc thắng trí, bậc lợi tuệ, bậc thông tuệ. Giống như thái tử của Chuyển luân vương khéo vận hành guồng máy mà Chuyển luân vương đã vận hành, Thầy là người khéo vận hành Pháp Luân mà ta đã vận hành.
‘‘No ce kira me, bhante, bhagavā kiñci garahati kāyikaṃ vā vācasikaṃ vā. Imesaṃ pana, bhante, bhagavā pañcannaṃ bhikkhusatānaṃ na kiñci garahati kāyikaṃ vā vācasikaṃ vā’’ti. ‘‘Imesampi khvāhaṃ, sāriputta, pañcannaṃ bhikkhusatānaṃ na kiñci garahāmi kāyikaṃ vā vācasikaṃ vā. Imesañhi, sāriputta, pañcannaṃ bhikkhusatānaṃ saṭṭhi bhikkhū tevijjā, saṭṭhi bhikkhū chaḷabhiññā, saṭṭhi bhikkhū ubhatobhāgavimuttā, atha itare paññāvimuttā’’ti.
-- Ngưỡng bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn không có gì chê trách con về sở hành thân khẩu, vậy bạch Thế Tôn, đối với khoảng năm trăm tỳ khưu này, nếu có hành động hoặc lời nói khiếm khuyết xin Ngài chỉ giáo.
-- Này Sāriputta, Ta không có gì phê bình khiếm khuyết đối với sở hành thân khẩu của năm trăm tỳ khưu nầy. Trong số nầy, sáu mươi vị là bậc tam minh, sáu mươi vị là bậc lục thông, sáu mươi vị là bậc câu phần giải thoát, tất cả còn lại là bậc tuệ giải thoát.
Atha kho āyasmā vaṅgīso uṭṭhāyāsanā ekaṃsaṃ uttarāsaṅgaṃ karitvā yena bhagavā tenañjaliṃ paṇāmetvā bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘paṭibhāti maṃ bhagavā, paṭibhāti maṃ sugatā’’ti. ‘‘Paṭibhātu taṃ, vaṅgīsā’’ti bhagavā avoca.
Lúc ấy Tôn giả Vaṅgīsa từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y vào một bên vai, chắp tay hướng về Thế Tôn và bạch rằng:
--Bạch Thế Tôn, cảm khái khởi lên trong tâm con. Bạch Thiện Thệ, cảm khái khởi lên trong tâm con
Đức Thế Tôn nói:
-- Này Vaṅgīsa, hãy đọc lên cảm khái ấy.
Atha kho āyasmā vaṅgīso bhagavantaṃ sammukhā sāruppāhi gāthāhi abhitthavi –
‘‘Ajja pannarase visuddhiyā, bhikkhū pañcasatā samāgatā;
Saṃyojanabandhanacchidā, anīghā khīṇapunabbhavā isī.
‘‘Cakkavattī yathā rājā, amaccaparivārito;
Samantā anupariyeti, sāgarantaṃ mahiṃ imaṃ.
‘‘Evaṃ vijitasaṅgāmaṃ, satthavāhaṃ anuttaraṃ;
Sāvakā payirupāsanti, tevijjā maccuhāyino.
‘‘Sabbe bhagavato puttā, palāpettha na vijjati;
Taṇhāsallassa hantāraṃ, vande ādiccabandhuna’’nti.
Rồi Tôn giả Vaṅgīsa trước mặt Thế Tôn, nói lên kệ ngôn tán thán thích hợp:
“Nay ngày rằm thanh tịnh
Chúng tỳ khưu vân tập
Những bậc đoạn kiết sử
Bậc vô sanh, vô phiền
Như chuyển luân thánh vương
Với đại thần tuỳ tùng
Du hành khắp đại địa
Với biển là ranh phận.
“Cũng vậy Đấng Chiến Thắng
Bậc Dẫn Đạo tối thượng
Chúng thinh văn đoanh vây
Bậc tam minh bất tử.
“Tất cả con Thế Tôn
Không ai là bất xứng
Đảnh lễ Đấng Đại Nhật
Bậc diệt mũi tên ái.
‘‘Ajja pannarase visuddhiyā = hôm nay, ngày mười lăm tịnh hoá
bhikkhū pañcasatā samāgatā = năm trăm tỳ khưu vân tập
Saṃyojanabandhanacchidā = cắt đứt kiết sử trói buộc
anīghā khīṇapunabbhavā isī = vô phiền, không còn sanh tử
‘‘Cakkavattī yathā rājā = giống như chuyển luân vương
amaccaparivārito = với những đại thần tuỳ tùng
Samantā anupariyeti = du hành khắp đại địa
sāgarantaṃ mahiṃ imaṃ = với đại hải là ranh phận
‘‘Evaṃ vijitasaṅgāmaṃ = Cũng vậy, Bậc Chiến Thắng
satthavāhaṃ anuttaraṃ = Bậc Dẫn Đạo tối thượng
Sāvakā payirupāsanti = với chúng thinh văn đoanh vây
tevijjā maccuhāyino = là những vị chứng tam minh đã vượt thắng tử thần
‘‘Sabbe bhagavato puttā = Tất cả con của Đức Thế Tôn
palāpettha na vijjati = không tìm thấy ai là người bất xứng
Taṇhāsallassa hantāraṃ = Bậc hủy diệt mũi tên khát ái
vande ādiccabandhuna’’nti = Con đãnh lễ Đấng thuộc dòng họ Đại Nhật.
Theo âm lịch Ấn Độ mỗi tháng có hai tuần là thượng tuần và hạ tuần. Thượng tuần khởi đầu từ mùng một tới 15. Ngày mười lăm được xem là ngày rằm. Tại Việt Nam đôi khi người ta nghĩ là ngày 16 âm lịch mới là ngày trăng tròn. Ngày 15 là ngày trai giới và ngày bố tát.
Thuật ngữ pavāraṇā được dịch là tự tứ có nghĩa là chính mình mời thỉnh sự phê bình, chỉ giáo đối với những khuyết điểm. Lễ nầy mỗi năm chỉ có một lần trong Tăng Chúng sau ba tháng an cư (tính đúng theo Luật Tạng nhằm rằm tháng chín âm lịch). Kết thúc mùa kiết hạ Tăng chúng vân tập và theo thứ tự từ lớn đến nhỏ nói lên lời mời thỉnh chư tăng chỉ điểm cho những khiếm khuyết của bản thân xuyên suốt trong thời gian an cư cộng trú.
Tôn giả Vaṅgīsa trong thời điểm nầy đã là bậc A la hán vì có mặt trong lễ tự tứ được ghi nhận là tất cả đều là những bậc hoàn toàn giải thoát.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình
7. Pavāraṇāsuttaṃ [Mūla]
215. Ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati pubbārāme migāramātupāsāde mahatā bhikkhusaṅghena saddhiṃ pañcamattehi bhikkhusatehi sabbeheva arahantehi. Tena kho pana samayena bhagavā tadahuposathe pannarase pavāraṇāya bhikkhusaṅghaparivuto abbhokāse nisinno hoti. Atha kho bhagavā tuṇhībhūtaṃ bhikkhusaṅghaṃ anuviloketvā bhikkhū āmantesi – ‘‘handa dāni, bhikkhave, pavāremi vo. Na ca me kiñci garahatha kāyikaṃ vā vācasikaṃ vā’’ti.
Evaṃ vutte, āyasmā sāriputto uṭṭhāyāsanā ekaṃsaṃ uttarāsaṅgaṃ karitvā yena bhagavā tenañjaliṃ paṇāmetvā bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘na kho mayaṃ, bhante, bhagavato kiñci garahāma kāyikaṃ vā vācasikaṃ vā. Bhagavā hi, bhante, anuppannassa maggassa uppādetā, asañjātassa maggassa sañjanetā, anakkhātassa maggassa akkhātā, maggaññū maggavidū maggakovido. Maggānugā ca, bhante, etarahi sāvakā viharanti pacchā samannāgatā; ahañca kho, bhante, bhagavantaṃ pavāremi. Na ca me bhagavā kiñci garahati kāyikaṃ vā vācasikaṃ vā’’ti.
‘‘Na khvāhaṃ te, sāriputta, kiñci garahāmi kāyikaṃ vā vācasikaṃ vā. Paṇḍito tvaṃ, sāriputta, mahāpañño tvaṃ, sāriputta, puthupañño tvaṃ, sāriputta, hāsapañño tvaṃ, sāriputta, javanapañño tvaṃ, sāriputta, tikkhapañño tvaṃ, sāriputta, nibbedhikapañño tvaṃ, sāriputta. Seyyathāpi, sāriputta, rañño cakkavattissa jeṭṭhaputto pitarā pavattitaṃ cakkaṃ sammadeva anuppavatteti; evameva kho tvaṃ, sāriputta, mayā anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ sammadeva anuppavattesī’’ti.
‘‘No ce kira me, bhante, bhagavā kiñci garahati kāyikaṃ vā vācasikaṃ vā. Imesaṃ pana, bhante, bhagavā pañcannaṃ bhikkhusatānaṃ na kiñci garahati kāyikaṃ vā vācasikaṃ vā’’ti. ‘‘Imesampi khvāhaṃ, sāriputta, pañcannaṃ bhikkhusatānaṃ na kiñci garahāmi kāyikaṃ vā vācasikaṃ vā. Imesañhi, sāriputta, pañcannaṃ bhikkhusatānaṃ saṭṭhi bhikkhū tevijjā, saṭṭhi bhikkhū chaḷabhiññā, saṭṭhi bhikkhū ubhatobhāgavimuttā, atha itare paññāvimuttā’’ti.
Atha kho āyasmā vaṅgīso uṭṭhāyāsanā ekaṃsaṃ uttarāsaṅgaṃ karitvā yena bhagavā tenañjaliṃ paṇāmetvā bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘paṭibhāti maṃ bhagavā, paṭibhāti maṃ sugatā’’ti. ‘‘Paṭibhātu taṃ, vaṅgīsā’’ti bhagavā avoca. Atha kho āyasmā vaṅgīso bhagavantaṃ sammukhā sāruppāhi gāthāhi abhitthavi –
‘‘Ajja pannarase visuddhiyā, bhikkhū pañcasatā samāgatā;
Saṃyojanabandhanacchidā, anīghā khīṇapunabbhavā isī.
‘‘Cakkavattī yathā rājā, amaccaparivārito;
Samantā anupariyeti, sāgarantaṃ mahiṃ imaṃ.
‘‘Evaṃ vijitasaṅgāmaṃ, satthavāhaṃ anuttaraṃ;
Sāvakā payirupāsanti, tevijjā maccuhāyino.
‘‘Sabbe bhagavato puttā, palāpettha na vijjati;
Taṇhāsallassa hantāraṃ, vande ādiccabandhuna’’nti.
7. Pavāraṇāsuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]
215. Sattame tadahūti tasmiṃ ahu, tasmiṃ divaseti attho. Upavasanti etthāti uposatho. Upavasantīti ca sīlena vā anasanena vā upetā hutvā vasantīti attho. So panesa uposathadivaso aṭṭhamīcātuddasīpannarasībhedena tividho, tasmā sesadvayanivāraṇatthaṃ pannaraseti vuttaṃ. Pavāraṇāyāti vassaṃ-vuṭṭha-pavāraṇāya. Visuddhipavāraṇātipi etissāva nāmaṃ. Nisinno hotīti sāyanhasamaye sampattaparisāya kālayuttaṃ dhammaṃ desetvā udakakoṭṭhake gattāni parisiñcitvā
nivatthanivāsano ekaṃsaṃ sugatamahācīvaraṃ katvā majjhimatthambhaṃ nissāya paññatte varabuddhāsane puratthimadisāya uṭṭhahato candamaṇḍalassa siriṃ siriyā abhibhavamāno nisinno hoti. Tuṇhībhūtaṃ tuṇhībhūtanti yato yato anuviloketi, tato tato tuṇhībhūtameva. Tattha hi ekabhikkhussāpi hatthakukkuccaṃ vā pādakukkuccaṃ vā natthi, sabbe niravā santena iriyāpathena nisīdiṃsu. Anuviloketvāti dissamānapañcapasādehi nettehi anuviloketvā. Handāti vossaggatthe nipāto. Na ca me kiñci garahathāti ettha na ca kiñcīti pucchanatthe na-kāro. Kiṃ me kiñci garahatha? Yadi garahatha, vadatha, icchāpemi vo vattunti attho. Kāyikaṃ vā vācasikaṃ vāti iminā kāyavacīdvārāneva pavāreti, na manodvāraṃ. Kasmā? Apākaṭattā. Kāyavacīdvāresu hi doso pākaṭo hoti, na manodvāre. ‘‘Ekamañce sayatopi hi kiṃ cintesī’’ti? Pucchitvā cittācāraṃ jānāti. Iti manodvāraṃ apākaṭattā na pavāreti, no aparisuddhattā. Bodhisattabhūtassāpi hi tassa bhūridattachaddantasaṅkhapāladhammapālādikāle manodvāraṃ parisuddhaṃ, idānettha vattabbameva natthi.
Etadavocāti dhammasenāpatiṭṭhāne ṭhitattā bhikkhusaṅghassa bhāraṃ vahanto etaṃ avoca. Na kho mayaṃ, bhanteti, bhante, mayaṃ bhagavato na kiñci garahāma. Kāyikaṃ vā vācasikaṃ vāti idaṃ catunnaṃ arakkhiyataṃ sandhāya thero āha. Bhagavato hi cattāri arakkhiyāni. Yathāha –
‘‘Cattārimāni, bhikkhave, tathāgatassa arakkhiyāni. Katamāni cattāri? Parisuddhakāyasamācāro, bhikkhave, tathāgato, natthi tathāgatassa kāyaduccaritaṃ, yaṃ tathāgato rakkheyya ‘mā me idaṃ paro aññāsī’ti. Parisuddhavacīsamācāro, bhikkhave, tathāgato, natthi tathāgatassa vacīduccaritaṃ, yaṃ tathāgato rakkheyya, ‘mā me idaṃ paro aññāsī’ti. Parisuddhamanosamācāro, bhikkhave, tathāgato, natthi tathāgatassa manoduccaritaṃ, yaṃ tathāgato rakkheyya, ‘mā me idaṃ paro aññāsī’ti. Parisuddhājīvo, bhikkhave, tathāgato, natthi tathāgatassa micchāājīvo, yaṃ tathāgato rakkheyya ‘‘mā me idaṃ paro aññāsī’’ti (a. ni. 7.58).
Idāni bhagavato yathābhūtaguṇe kathento bhagavā hi, bhantetiādimāha. Tattha anuppannassāti kassapasammāsambuddhato paṭṭhāya aññena samaṇena vā brāhmaṇena vā anuppāditapubbassa. Asañjātassāti idaṃ anuppannavevacanameva. Anakkhātassāti aññena adesitassa. Pacchā samannāgatāti paṭhamagatassa bhagavato pacchā samanuāgatā. Iti thero yasmā sabbepi bhagavato sīlādayo guṇā arahattamaggameva nissāya āgatā, tasmā arahattamaggameva nissāya guṇaṃ kathesi. Tena sabbaguṇā kathitāva honti. Ahañca kho, bhanteti idaṃ thero sadevake loke aggapuggalassa attano ceva saṅghassa ca kāyikavācasikaṃ pavārento āha.
Pitarā pavattitanti cakkavattimhi kālaṅkate vā pabbajite vā sattāhaccayena cakkaṃ antaradhāyati, tato dasavidhaṃ dvādasavidhaṃ cakkavattivattaṃ pūretvā nisinnassa puttassa aññaṃ pātubhavati, taṃ so pavatteti. Ratanamayattā pana sadisaṭṭhena tadeva vattaṃ katvā ‘‘pitarā pavattita’’nti vuttaṃ. Yasmā vā so ‘‘appossukko tvaṃ, deva, hohi, ahamanusāsissāmī’’ti āha, tasmā pitarā pavattitaṃ āṇācakkaṃ anuppavatteti nāma. Sammadeva anuppavattesīti sammā nayena hetunā kāraṇeneva anuppavattesi. Bhagavā hi catusaccadhammaṃ katheti, thero tameva anukatheti, tasmā evamāha. Ubhatobhāgavimuttāti dvīhi bhāgehi vimuttā, arūpāvacarasamāpattiyā rūpakāyato vimuttā, aggamaggena nāmakāyatoti. Paññāvimuttāti paññāya vimuttā tevijjādibhāvaṃ appattā khīṇāsavā.
Visuddhiyāti visuddhatthāya. Saṃyojanabandhanacchidāti saṃyojanasaṅkhāte ceva bandhanasaṅkhāte ca kilese chinditvā ṭhitā. Vijitasaṅgāmanti vijitarāgadosamohasaṅgāmaṃ, mārabalassa vijitattāpi vijitasaṅgāmaṃ. Satthavāhanti aṭṭhaṅgikamaggarathe āropetvā veneyyasatthaṃ vāheti saṃsārakantāraṃ uttāretīti bhagavā satthavāho, taṃ satthavāhaṃ. Palāpoti antotuccho dussīlo. Ādiccabandhunanti ādiccabandhuṃ satthāraṃ dasabalaṃ vandāmīti vadati. Sattamaṃ.