Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || KHÔNG PHẢI CHỈ MUỐN LÀ ĐƯỢC - Kinh Cán Búa (Vāsijaṭasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || KHÔNG PHẢI CHỈ MUỐN LÀ ĐƯỢC - Kinh Cán Búa (Vāsijaṭasuttaṃ)

Monday, 12/08/2024, 14:52 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bāi học ngāy 10.8.2024

KHÔNG PHẢI CHỈ MUỐN LÀ ĐƯỢC

Kinh Cán Búa (Vāsijaṭasuttaṃ)

Tập III – Uẩn

Chương I. Tương Ưng Uẩn-Phần II-Phẩm Hoa (S,iii,101)

Trong nếp sống tín ngưỡng, có sự khác biệt lớn giữa đại nguyện thành tựu cứu cánh và mơ mộng hão. Nếu chỉ muốn và muốn thôi rồi dừng lại ở đó, thì sẽ không đi tới đâu. Phải có thực hành và thực hành đúng phương pháp. Con đường tu Phật là hành trình có tuần tự và cách thức rõ ràng qua những pháp như tứ niệm xứ, thất giác chi, bát chánh đạo… Những lời nguyện suông sẽ không tạo thành nguyện lực, nói gì tới sự thành tựu đại nguyện.

Kinh văn

Nhân duyên tại Sāvatthī.

Này chư Tỳ khưu, Ta nói rằng sự diệt trừ các lậu hoặc chỉ dành cho người biết và thấy, không phải cho người không biết và không thấy. Người biết cái gì, thấy cái gì, thì sự diệt trừ các lậu hoặc mới xảy ra? Đây là sắc, đây là tập khởi của sắc, đây là đoạn diệt của sắc. Đây là thọ… Đây là tưởng… Đây là các hành… Đây là thức. Đây là tập khởi của thức. Đây là đoạn diệt của thức. Do biết như vậy, do thấy như vậy, các lậu hoặc được đoạn tận.

Này chư Tỳ khưu, khi một hành giả không sống dốc lòng tu tập, dù ý muốn này sinh khởi ở vị ấy: “Mong rằng tâm của ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ!” tuy vậy, tâm của vị ấy cũng không giải thoát khỏi các lậu hoặc, vẫn có chấp thủ. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có tu tập. Không tu tập gì? Không tu tập tứ niệm xứ. Không tu tập tứ chánh cần. Không tu tập tứ như ý túc. Không tu tập ngũ căn. Không tu tập ngũ lực. Không tu tập thất giác chi. Không tu tập bát chánh đạo.

Này chư Tỳ khưu, ví như một con gà mái có tám, mười, hoặc mười hai quả trứng mà nó không nằm phủ, ấp trứng, và nuôi dưỡng đúng cách. Mặc dù có thể có ước muốn này nảy sinh ở nó: 'Ôi, mong cho gà con của ta có thể chọc thủng vỏ trứng bằng mũi vuốt và mỏ rồi nở ra an toàn!' nhưng những chú gà con không thể chọc thủng vỏ trứng rồi nở ra an toàn. Vì sao? Bởi vì con gà mái đó với tám, mười, hoặc mười hai quả trứng đã không nằm phủ, ấp trứng, và nuôi dưỡng đúng cách.

Này chư Tỳ khưu, tương tự như vậy, khi một hành giả không sống dốc lòng tu tập, dù ý muốn này sinh khởi ở vị ấy: “Mong rằng tâm của ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ!” tuy vậy, tâm của vị ấy cũng không giải thoát khỏi các lậu hoặc, vẫn có chấp thủ.

Ngược lại, này chư Tỳ khưu khi một hành giả dốc lòng tu tập, dù không có ý muốn này sinh khởi ở vị ấy: “Mong rằng tâm của ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ!” tuy vậy, tâm của vị ấy vẫn giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ. Vì sao vậy? Vì vị ấy có tu tập. Có tu tập gì? Có tu tập tứ niệm xứ. Có tu tập tứ chánh cần. Có tu tập tứ như ý túc. Có tu tập ngũ căn. Có tu tập ngũ lực. Có tu tập thất giác chi. Có tu tập bát chánh đạo.

Này chư Tỳ khưu, ví như một con gà mái có tám, mười, hoặc mười hai quả trứng mà nó nằm phủ, ấp trứng, và nuôi dưỡng đúng cách. Mặc dù không có ước muốn này nảy sinh ở nó: 'Ôi, mong cho gà con của ta có thể chọc thủng vỏ trứng bằng mũi vuốt và mỏ rồi nở ra an toàn!' nhưng những gà con có thể chọc thủng vỏ trứng rồi nở ra an toàn. Vì sao? Bởi vì con gà mái đó với tám, mười, hoặc mười hai quả trứng đã nằm phủ, ấp trứng, và nuôi dưỡng đúng cách.

Này chư Tỳ khưu, tương tự như vậy, khi một hành giả sống dốc lòng tu tập, dù không có ý muốn này sinh khởi ở vị ấy: “Mong rằng tâm của ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ!” tuy vậy, tâm của vị ấy vẫn giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

Này chư Tỳ khưu, khi một thợ mộc hoặc một đồ đệ của thợ mộc nhìn vào cán búa, anh ta thấy dấu vết của các ngón tay và ngón cái của mình, nhưng anh ta không biết: 'Hôm nay cán búa đã mòn đi bao nhiêu, hôm qua mòn bao nhiêu, trước đó mòn bao nhiêu.' Nhưng vị ấy nhận biết được cán búa bị hao mòn trên sự hao mòn của cán búa.

Này chư Tỳ khưu, tương tự như vậy, khi một hành giả dốc lòng tu tập, dù sự ghi nhận này không sinh khởi ở vị ấy: “Hôm nay, chừng ấy lậu hoặc của ta đã hao mòn, hôm qua chừng ấy, trước đó chừng ấy”. Nhưng vị ấy biết được các lậu hoặc đã hao mòn trên sự hao mòn các lậu hoặc.

Này chư Tỳ khưu, ví như có một con tàu đi biển được buộc bằng dây thừng đã bị mài mòn trong nước trong sáu tháng. Nó sẽ được kéo lên đất khô trong mùa lạnh và dây thừng của nó lại bị gió và nắng mài mòn thêm. Bị ướt bởi mưa, dây thừng lại thêm dễ dàng hư mục. Này chư Tỳ khưu, tương tự như vậy, khi một hành giả dốc lòng tu tập, các kiết sử dễ dàng yếu ớt và bị phá vỡ.

Chú thích

Nên lưu ý sự tinh nghĩa của ba từ “adiṭṭhāna, chanda, icchā”. “Adiṭṭhāna” là sự xác lập ý muốn hay phát nguyện; “chanda” là ý muốn hay định hướng; “icchā” là ao ước. Trong bài kinh này, nói về “icchā” có phần giống như nghĩa “mơ mộng hão” giống với “wishfull thinking” trong Anh ngữ.

Rất thú vị là cả hai dụ ngôn về gà ấp trứng và dây thừng của thuyền buồm được tìm thấy trong một số bài kinh khác (như trong MN I 104,3-13; MN I 357,6-358,2 và Vin I 3-5), với nhiều chi tiết sai biệt. Sớ giải khai triển so sánh giữa sự giác ngộ của người tu hành với quá trình ấp nở của những gà con: công việc chuẩn bị của con gà mẹ giống như sự dốc lòng tu tập của hành giả. Sự không thối rữa của trứng giống như việc người tu hành không rời bỏ kiến thức tuệ giác; việc khô cạn độ ẩm trong trứng giống như sự khô cạn của ái chấp đối với tam giới; sự mỏng dần của vỏ trứng giống như sự mỏng dần của vô minh; sự trưởng thành của những gà con giống như sự trưởng thành của tuệ giác. Khi những gà con phá vỡ vỏ và nở ra an toàn giống như khi người tu hành phá vỡ vỏ của sự vô minh và chứng quả a la hán giải thoát rốt ráo. Và khi những gà con đi khắp cánh đồng làng ví cho những bậc viên giác tự tại trong đời, với sự chứng ngộ niết bàn.

Dụ ngôn về dây thừng trên tàu buồm được Sớ Giải mô tả: Sự bào mòn dây thừng do nước biển ví cho sự bào mòn các xiềng xích của người tu hành do sự xuất gia, học tập, và tham vấn. Thời điểm con tàu được kéo lên bờ khô ví cho thời điểm người tu hành nắm bắt đề tài thiền định và trú ngụ trong rừng. Sự khô cạn của dây thừng do gió và nắng trong ngày ví cho sự khô cạn của lòng tham do tuệ giác. Như sự ướt át của tuyết vào ban đêm ví cho sự nhuần gội của tâm trí bởi hỷ lạc phát sinh từ thiền định. Đám mây mưa trút xuống ví cho tri kiến về con đường đến với cứu cánh giác ngộ giải thoát. Sự hư mục của dây thừng ví như sự đạt được quả của trạng thái A la hán. Sự tiếp tục tồn tại của dây thừng trong tình trạng tàn tạ là sự kiên trì của A la hán, khi vị ấy sống tiếp tục mang lại lợi ích cho đám đông. Sự mục nát hoàn toàn của dây thừng ví cho quả vô dư y của chư vị a la hán.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn.

Dưới đây là chánh văn Pāli cùng với bản Việt dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu

Sāvatthinidānaṃ.

“Jānato ahaṃ, bhikkhave, passato āsavānaṃ khayaṃ vadāmi, no ajānato no apassato. Kiñca, bhikkhave, jānato kiṃ passato āsavānaṃ khayo hoti? ‘Iti rūpaṃ, iti rūpassa samudayo, iti rūpassa atthaṅgamo; iti vedanā … iti saññā … iti saṅkhārā … iti viññāṇaṃ, iti viññāṇassa samudayo, iti viññāṇassa atthaṅgamo’ti—evaṃ kho, bhikkhave, jānato evaṃ passato āsavānaṃ khayo hoti.

Nhân duyên ở Sāvatthi …

—Do biết, do thấy, này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố sự đoạn tận các lậu hoặc, không phải do không biết, do không thấy.

Do biết cái gì, thấy cái gì, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc được đoạn tận? Ðây là sắc, đây là sắc tập khởi, đây là sắc đoạn diệt. Ðây là thọ … Ðây là tưởng … Ðây là các hành … Ðây là thức. Ðây là thức tập khởi. Ðây là thức đoạn diệt. Do biết như vậy, do thấy như vậy, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc được đoạn tận.

Bhāvanānuyogaṃ ananuyuttassa, bhikkhave, bhikkhuno viharato kiñcāpi evaṃ icchā uppajjeyya: ‘aho vata me anupādāya āsavehi cittaṃ vimucceyyā’ti, atha khvassa neva anupādāya āsavehi cittaṃ vimuccati. Taṃ kissa hetu? ‘Abhāvitattā’ tissa vacanīyaṃ. Kissa abhāvitattā? Abhāvitattā catunnaṃ satipaṭṭhānānaṃ, abhāvitattā catunnaṃ sammappadhānānaṃ, abhāvitattā catunnaṃ iddhipādānaṃ, abhāvitattā pañcannaṃ indriyānaṃ, abhāvitattā pañcannaṃ balānaṃ, abhāvitattā sattannaṃ bojjhaṅgānaṃ, abhāvitattā ariyassa aṭṭhaṅgikassa maggassa.

Này các Tỷ-kheo, như có Tỷ-kheo sống không chí tâm trong sự tu tập, khởi lên ước muốn như sau: “Mong rằng tâm của ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ!” Tuy vậy, tâm của vị ấy cũng không giải thoát khỏi các lậu hoặc, có chấp thủ.

Vì sao? Phải nói rằng vì vị ấy không có tu tập. Không có tu tập cái gì? Không có tu tập Bốn niệm xứ. Không có tu tập Bốn chánh cần. Không có tu tập Bốn như ý túc. Không có tu tập Năm căn. Không có tu tập Năm lực. Không có tu tập Bảy giác chi. Không có tu tập Thánh đạo Tám ngành.

Seyyathāpi, bhikkhave, kukkuṭiyā aṇḍāni aṭṭha vā dasa vā dvādasa vā. Tānassu kukkuṭiyā na sammā adhisayitāni, na sammā pariseditāni, na sammā paribhāvitāni. Kiñcāpi tassā kukkuṭiyā evaṃ icchā uppajjeyya: ‘aho vata me kukkuṭapotakā pādanakhasikhāya vā mukhatuṇḍakena vā aṇḍakosaṃ padāletvā sotthinā abhinibbhijjeyyun’ti, atha kho abhabbāva te kukkuṭapotakā pādanakhasikhāya vā mukhatuṇḍakena vā aṇḍakosaṃ padāletvā sotthinā abhinibbhijjituṃ. Taṃ kissa hetu? Tathā hi pana, bhikkhave, kukkuṭiyā aṇḍāni aṭṭha vā dasa vā dvādasa vā; tāni kukkuṭiyā na sammā adhisayitāni, na sammā pariseditāni, na sammā paribhāvitāni.

Ví như, này các Tỷ-kheo, có tám, mười hay mười hai trứng gà, không được con gà mái ấp nằm đúng cách, không được ấp nóng đúng cách, không được ấp dưỡng đúng cách.

Dầu cho con gà mái ấy khởi lên ý muốn: “Mong rằng những con gà con của ta, với chân, móng và đỉnh đầu, hay với miệng và mỏ, sau khi làm bể vỏ trứng, được xuất sanh một cách an toàn”; tuy vậy các con gà con ấy không có thể, với chân, móng, đỉnh đầu hay với miệng và mỏ, sau khi làm bể vỏ trứng, được xuất sanh một cách an toàn.

Vì sao? Này các Tỷ-kheo, tám, mười hay mười hai trứng gà ấy không được con gà mái ấp nằm một cách đúng đắn, ấp nóng một cách đúng đắn, ấp dưỡng một cách đúng đắn.

Evameva kho, bhikkhave, bhāvanānuyogaṃ ananuyuttassa bhikkhuno viharato kiñcāpi evaṃ icchā uppajjeyya: ‘aho vata me anupādāya āsavehi cittaṃ vimucceyyā’ti, atha khvassa neva anupādāya āsavehi cittaṃ vimuccati. Taṃ kissa hetu? ‘Abhāvitattā’tissa vacanīyaṃ. Kissa abhāvitattā? Abhāvitattā catunnaṃ satipaṭṭhānānaṃ …pe… aṭṭhaṅgikassa maggassa.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không chí tâm trong sự tu tập. Dầu cho vị ấy có khởi lên ý muốn: “Mong rằng tâm ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ”; tuy vậy, tâm vị ấy cũng không giải thoát khỏi các lậu hoặc, có chấp thủ.

Vì sao? Phải nói rằng, vì vị ấy không có tu tập. Không có tu tập cái gì? Không có tu tập Bốn niệm xứ … Không có tu tập con đường Thánh đạo Tám ngành.

Bhāvanānuyogaṃ anuyuttassa, bhikkhave, bhikkhuno viharato kiñcāpi na evaṃ icchā uppajjeyya: ‘aho vata me anupādāya āsavehi cittaṃ vimucceyyā’ti, atha khvassa anupādāya āsavehi cittaṃ vimuccati. Taṃ kissa hetu? ‘Bhāvitattā’tissa vacanīyaṃ. Kissa bhāvitattā? Bhāvitattā catunnaṃ satipaṭṭhānānaṃ, bhāvitattā catunnaṃ sammappadhānānaṃ, bhāvitattā catunnaṃ iddhipādānaṃ, bhāvitattā pañcannaṃ indriyānaṃ, bhāvitattā pañcannaṃ balānaṃ, bhāvitattā sattannaṃ bojjhaṅgānaṃ, bhāvitattā ariyassa aṭṭhaṅgikassa maggassa.

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống chí tâm trong sự tu tập. Dầu cho vị ấy không khởi lên ước muốn: “Mong rằng tâm của ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ”; tuy vậy, tâm vị ấy được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

Vì sao? Phải nói rằng, vì vị ấy có tu tập. Có tu tập cái gì? Có tu tập Bốn niệm xứ, có tu tập Bốn chánh cần. Có tu tập Bốn như ý túc. Có tu tập Năm căn. Có tu tập Năm lực. Có tu tập Bảy giác chi. Có tu tập con đường Thánh đạo Tám ngành.

Seyyathāpi, bhikkhave, kukkuṭiyā aṇḍāni aṭṭha vā dasa vā dvādasa vā. Tānassu kukkuṭiyā sammā adhisayitāni, sammā pariseditāni, sammā paribhāvitāni. Kiñcāpi tassā kukkuṭiyā na evaṃ icchā uppajjeyya: ‘aho vata me kukkuṭapotakā pādanakhasikhāya vā mukhatuṇḍakena vā aṇḍakosaṃ padāletvā sotthinā abhinibbhijjeyyun’ti, atha kho bhabbāva te kukkuṭapotakā pādanakhasikhāya vā mukhatuṇḍakena vā aṇḍakosaṃ padāletvā sotthinā abhinibbhijjituṃ. Taṃ kissa hetu? Tathā hi pana, bhikkhave, kukkuṭiyā aṇḍāni aṭṭha vā dasa vā dvādasa vā; tānassu kukkuṭiyā sammā adhisayitāni, sammā pariseditāni, sammā paribhāvitāni.

Ví như, này các Tỷ-kheo, có tám, mười hay mười hai trứng gà. Các trứng ấy được con gà mái ấp nằm một cách đúng đắn, ấp nóng một cách đúng đắn, ấp dưỡng một cách đúng đắn. Dầu cho con gà mái ấy không khởi lên ước muốn: “Mong rằng các con gà con của ta, với chân, móng và đỉnh đầu, hay với miệng và mỏ, sau khi làm bể vỏ trứng, được xuất sanh một cách an toàn”; tuy vậy, các con gà con ấy có thể với chân, móng và đỉnh đầu, hay với miệng và mỏ, sau khi làm bể vỏ trứng, được xuất sanh một cách an toàn.

Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có tám, mười hay mười hai trứng gà được con gà mái ấy ấp nằm một cách đúng đắn, ấp nóng một cách đúng đắn, ấp dưỡng một cách đúng đắn.

Evameva kho, bhikkhave, bhāvanānuyogaṃ anuyuttassa bhikkhuno viharato kiñcāpi na evaṃ icchā uppajjeyya: ‘aho vata me anupādāya āsavehi cittaṃ vimucceyyā’ti, atha khvassa anupādāya āsavehi cittaṃ vimuccati. Taṃ kissa hetu? ‘Bhāvitattā’tissa vacanīyaṃ. Kissa bhāvitattā? Bhāvitattā catunnaṃ satipaṭṭhānānaṃ …pe… bhāvitattā ariyassa aṭṭhaṅgikassa maggassa.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy sống chí tâm tu tập. Dầu cho vị ấy không khởi lên ước muốn: “Mong rằng tâm của ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ”; tuy vậy, tâm của vị ấy vẫn được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

Vì sao? Phải nói rằng, vì vị ấy có tu tập. Tu tập cái gì? Có tu tập Bốn niệm xứ … có tu tập con đường Thánh đạo Tám ngành.

Seyyathāpi, bhikkhave, palagaṇḍassa vā palagaṇḍantevāsissa vā vāsijaṭe dissanteva aṅgulipadāni dissati aṅguṭṭhapadaṃ. No ca khvassa evaṃ ñāṇaṃ hoti: ‘ettakaṃ vata me ajja vāsijaṭassa khīṇaṃ, ettakaṃ hiyyo, ettakaṃ pare’ti. Atha khvassa khīṇe khīṇantveva ñāṇaṃ hoti.

Ví như, này các Tỷ-kheo, một người thợ đá hay đệ tử người thợ đá, khi nhìn vào cán búa thấy dấu các ngón tay và dấu các ngón tay cái. Vị ấy không có thể biết được như sau: “Hôm nay, từng ấy cán búa của ta bị hao mòn; hôm nay từng ấy, các ngày khác từng ấy”. Nhưng vị ấy biết được cán búa bị hao mòn trên sự hao mòn của cán búa.

Evameva kho, bhikkhave, bhāvanānuyogaṃ anuyuttassa bhikkhuno viharato kiñcāpi na evaṃ ñāṇaṃ hoti: ‘ettakaṃ vata me ajja āsavānaṃ khīṇaṃ, ettakaṃ hiyyo, ettakaṃ pare’ti, atha khvassa khīṇe khīṇantveva ñāṇaṃ hoti. Seyyathāpi, bhikkhave, sāmuddikāya nāvāya vettabandhanabaddhāya vassamāsāni udake pariyādāya hemantikena thalaṃ ukkhittāya vātātapaparetāni vettabandhanāni. Tāni pāvusakena meghena abhippavuṭṭhāni appakasireneva paṭippassambhanti pūtikāni bhavanti; evameva kho, bhikkhave, bhāvanānuyogaṃ anuyuttassa bhikkhuno viharato appakasireneva saṃyojanāni paṭippassambhanti pūtikāni bhavantī”ti.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo chí tâm trong sự tu tập không có biết như sau: “Hôm nay, từng ấy lậu hoặc của ta được hao mòn, hôm qua từng ấy, các ngày khác từng ấy”. Nhưng vị ấy biết được các lậu hoặc được hao mòn trên sự hao mòn các lậu hoặc.

Ví như, này các Tỷ-kheo, một chiếc thuyền đi biển có đầy đủ cột buồm và dây buồm, bị mắc cạn sáu tháng do thiếu nước trong mùa khô; các cột buồm và dây buồm bị gió và mặt trời làm hư hỏng, rồi bị nước mưa đổ xuống trong mùa mưa, chúng trở thành yếu và hư nát.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống chí tâm trong sự tu tập, các kiết sử rất dễ bị yếu dần và hư nát.

Sớ giải Kinh Vāsijaṭasuttaṃ

navame seyyathāpi, bhikkhave, kukkuṭiyā aṇḍānīti imā kaṇhapakkhasukkapakkhavasena dve upamā vuttā. tāsu kaṇhapakkhaupamā atthassa asādhikā, itarā sādhikāti. sukkapakkhaupamāya evaṃ attho veditabbo — seyyathāti opammatthe nipāto, apīti sambhāvanatthe. ubhayenāpi seyyathā nāma, bhikkhaveti dasseti. kukkuṭiyā aṇḍāni aṭṭha vā dasa vā dasa vā dvādasa vāti ettha pana kiñcāpi kukkuṭiyā vuttappakārato ūnādhikānipi aṇḍāni honti, vacanasiliṭṭhatāya pana evaṃ vuttaṃ. evañhi loke siliṭṭhavacanaṃ hoti. tānassūti tāni assu, tāni bhaveyyunti attho. kukkuṭiyā sammā adhisayitānīti tāya ca janettiyā kukkuṭiyā pakkhe pasāretvā tesaṃ upari sayantiyā sammā adhisayitāni. sammā pariseditānīti kālena kālaṃ utuṃ gaṇhāpentiyā suṭṭhu samantato seditāni usmīkatāni. sammā paribhāvitānīti kālena kālaṃ suṭṭhu samantato bhāvitāni, kukkuṭagandhaṃ gāhāpitānīti attho. kiñcāpi tassā kukkuṭiyāti tassā kukkuṭiyā iminā tividhakiriyākaraṇena appamādaṃ katvā kiñcāpi na evaṃ icchā upajjeyya. atha kho bhabbāva teti atha kho te kukkuṭapotakā vuttanayena sotthinā abhinibbhijjituṃ bhabbāva. te hi yasmā tāya kukkuṭiyā evaṃ tīhākārehi tāni aṇḍāni paripāliyamānāni na pūtīni honti, yo nesaṃ allasineho, sopi pariyādānaṃ gacchati, kapālaṃ tanukaṃ hoti, pādanakhasikhā ca mukhatuṇḍakañca kharaṃ hoti, sayampi pariṇāmaṃ gacchanti, kapālassa tanuttā bahi āloko anto paññāyati, tasmā “ciraṃ vata mayaṃ saṅkuṭitahatthapādā sambādhe sayimhā, ayañca bahi āloko dissati, ettha dāni no sukhavihāro bhavissatī”ti nikkhamitukāmā hutvā kapālaṃ pādena paharanti, gīvaṃ pasārenti, tato taṃ kapālaṃ dvedhā bhijjati. atha te pakkhe vidhunantā taṃkhaṇānurūpaṃ viravantā nikkhamantiyeva, nikkhamitvā ca gāmakkhettaṃ upasobhayamānā vicaranti.

♦ evameva khoti idaṃ opammasampaṭipādanaṃ. taṃ evaṃ atthena saṃsanditvā veditabbaṃ — tassā kukkuṭiyā aṇḍesu tividhakiriyākaraṇaṃ viya hi imassa bhikkhuno bhāvānuyogaṃ anuyuttakālo, kukkuṭiyā tividhakiriyāsampādanena aṇḍānaṃ apūtibhāvo viya bhāvanānuyogamanuyuttassa bhikkhuno tividhānupassanāsampādanena vipassanāñāṇassa aparihāni, tassā tividhakiriyākaraṇena allasinehapariyādānaṃ viya tassa bhikkhuno tividhānupassanāsampādanena bhavattayānugatanikantisinehapariyādānaṃ, aṇḍakapālānaṃ tanubhāvo viya tassa bhikkhuno avijjaṇḍakosassa tanubhāvo, kukkuṭapotakānaṃ pādanakhasikhamukhatuṇḍakānaṃ thaddhakharabhāvo viya bhikkhuno vipassanāñāṇassa tikkhakharavippasanna sūrabhāvo, kukkuṭapotakānaṃ pariṇāmakālo viya bhikkhuno vipassanāñāṇassa pariṇāmakālo vaḍḍhitakālo gabbhaggahaṇakālo, kukkuṭapotakānaṃ pādanakhasikhāya vā mukhatuṇḍakena vā aṇḍakosaṃ padāletvā pakkhe papphoṭetvā sotthinā abhinibbhidākālo viya tassa bhikkhuno vipassanāñāṇagabbhaṃ gaṇhāpetvā vicarantassa tajjātikaṃ utusappāyaṃ vā bhojanasappāyaṃ vā puggalasappāyaṃ vā dhammassavanasappāyaṃ vā labhitvā ekāsane nisinnasseva vipassanaṃ vaḍḍhentassa anupubbādhigatena arahattamaggena avijjaṇḍakosaṃ padāletvā abhiññāpakkhe papphoṭetvā sotthinā arahattapattakālo veditabbo. yathā pana kukkuṭapotakānaṃ pariṇatabhāvaṃ ñatvā mātāpi aṇḍakosaṃ bhindati, evaṃ tathārūpassa bhikkhuno ñāṇaparipākaṃ ñatvā satthāpi —

♦ “ucchinda sinehamattano, kumudaṃ sāradikaṃva pāṇinā.

♦ santimaggameva brūhaya, nibbānaṃ sugatena desitan”ti. (dha. pa. 285) —

♦ ādinā nayena obhāsaṃ pharitvā gāthāya avijjaṇḍakosaṃ paharati. so gāthāpariyosāne avijjaṇḍakosaṃ bhinditvā arahattaṃ pāpuṇāti. tato paṭṭhāya yathā te kukkuṭapotakā gāmakkhettaṃ upasobhayamānā tattha vicaranti, evaṃ ayampi mahākhīṇāsavo nibbānārammaṇaṃ phalasamāpattiṃ appetvā saṅghārāmaṃ upasobhayamāno vicarati.

♦ palagaṇḍassāti vaḍḍhakissa. so hi olambakasaṅkhātaṃ palaṃ dhāretvā dārūnaṃ gaṇḍaṃ haratīti palagaṇḍoti vuccati. vāsijaṭeti vāsidaṇḍakassa gahaṇaṭṭhāne. ettakaṃ vata me ajja āsavānaṃ khīṇanti pabbajitassa hi pabbajjāsaṅkhepena uddesena paripucchāya yoniso manasikārena vattapaṭipattiyā ca niccakālaṃ āsavā khīyanti. evaṃ khīyamānānaṃ pana tesaṃ “ettakaṃ ajja khīṇaṃ, ettakaṃ hiyyo”ti evamassa ñāṇaṃ na hotīti attho. imāya upamāya vipassanāyānisaṃso dīpito. hemantikenāti hemantasamayena. paṭippassambhantīti thirabhāvena parihāyanti.

♦ evameva khoti ettha mahāsamuddo viya sāsanaṃ daṭṭhabbaṃ, nāvā viya yogāvacaro, nāvāya mahāsamudde pariyādānaṃ viya imassa bhikkhuno ūnapañcavassakāle ācariyupajjhāyānaṃ santike vicaraṇaṃ, nāvāya mahāsamuddodakena khajjamānānaṃ bandhanānaṃ tanubhāvo viya bhikkhuno pabbajjāsaṅkhepena uddesaparipucchādīhi ceva saṃyojanānaṃ tanubhāvo, nāvāya thale ukkhittakālo viya bhikkhuno nissayamuccakassa kammaṭṭhānaṃ gahetvā araññe vasanakālo, divā vātātapena saṃsussanaṃ viya vipassanāñāṇena taṇhāsnehasaṃsussanaṃ, rattiṃ himodakena temanaṃ viya kammaṭṭhānaṃ nissāya uppannena pītipāmojjena cittatemanaṃ, rattindivaṃ vātātapena ceva himodakena ca parisukkhaparitintānaṃ bandhanānaṃ dubbalabhāvo viya ekadivasaṃ utusappāyādīni laddhā vipassanāñāṇapītipāmojjehi saṃyojanānaṃ bhiyyosomattāya dubbalabhāvo, pāvussakamegho viya arahattamaggañāṇaṃ, meghavuṭṭhiudakena nāvāya bandhe pūtibhāvo viya āraddhavipassakassa rūpasattakādivasena vipassanaṃ vaḍḍhentassa okkhāyamāne pakkhāyamāne kammaṭṭhāne ekadivasaṃ utusappāyādīni laddhā ekapallaṅkena nisinnassa arahattaphalādhigamo, pūtibandhanāvāya kañci kālaṃ ṭhānaṃ viya khīṇasaṃyojanassa arahato mahājanaṃ anuggaṇhantassa yāvatāyukaṃ ṭhānaṃ, pūtibandhanāvāya anupubbena bhijjitvā apaṇṇattikabhāvūpagamo viya khīṇāsavassa upādiṇṇakkhandhabhedena anupādisesāya nibbānadhātuyā parinibbutassa apaṇṇattikabhāvūpagamoti imāya upamāya saṃyojanānaṃ dubbalatā dīpitā. navamaṃ.

“Này các Tỳ khưu, ví dụ về quả trứng của con gà đã được nêu ra theo hai hiện tượng trăng hạ huyền và trăng thượng. Trong đó, ví dụ về trang hạ huyền không đủ để giải thích ý nghĩa, còn ví dụ về trăng thượng huyền thì đầy đủ. Ví dụ về trăng thượng huyên nên được hiểu như sau: "Seyyathāti" trong ví dụ chỉ một trường hợp, "apīti" dùng để chỉ khả năng. Cả hai cùng "seyyathā" và "bhikkhave" được sử dụng để chỉ rằng đây là một ví dụ.

Mặc dù con gà có thể có ít hoặc nhiều quả trứng hơn so với số lượng được nêu là tám, mười hoặc mười hai, nhưng cách diễn đạt được sử dụng cho sự mượt mà trong ngôn từ. Điều này cho thấy cách sử dụng ngôn từ mượt mà cách nói bình thường. "Tānassūti" nghĩa là những quả trứng đó nên được hiểu là đã tồn tại hoặc sẽ tồn tại. "Kukkuṭiyā sammā adhisayitānīti" nghĩa là con gà mái ấp chúng bằng cách trải cánh lên trên chúng một cách đúng đắn. "Sammā pariseditānīti" nghĩa là được ủ ấm đều đặn theo thời gian. "Sammā paribhāvitānīti" nghĩa là được phát triển một cách toàn diện, thu hút mùi của gà.

Dù con gà có thực hiện ba hành động này một cách chăm chỉ, dù không có mong muốn như vậy nảy sinh. Tuy nhiên, những chú gà con vẫn có thể phá vỏ và chui ra an toàn theo cách đã nói. Bởi vì, dưới sự chăm sóc cẩn thận của con gà mái theo ba cách đó, các quả trứng không bị thối, và chất lỏng bên trong chúng cũng dần cạn đi, vỏ trứng trở nên mỏng hơn, móng và mỏ của chúng trở nên sắc bén hơn. Chúng trải qua sự biến đổi, vỏ trứng trở nên mỏng đến mức ánh sáng bên ngoài có thể xuyên qua, vì vậy chúng nghĩ rằng, "Chúng ta đã ở trong một không gian chật hẹp với bàn tay và chân bị gò bó từ lâu, và bây giờ ánh sáng bên ngoài có thể thấy được, đây sẽ là nơi thoải mái hơn cho chúng ta". Với mong muốn ra ngoài, chúng đập vỡ vỏ trứng bằng chân, duỗi cổ ra và cuối cùng là phá vỡ vỏ trứng thành hai mảnh. Sau đó, chúng lắc cánh, phát ra tiếng kêu phù hợp với thời điểm đó và bò ra, sau khi ra khỏi trứng, chúng đi lang thang trên cánh đồng làng.

Tương tự, các Tỳ khưu sự so sánh này được trình bày như vậy. Điều này nên được hiểu thông qua ý nghĩa rằng, giống như việc con gà mái thực hiện ba hành động trên đối với các quả trứng, thời điểm một Tỳ khưu tận tâm trong việc tu tập cũng giống như vậy. Như việc con gà mái thực hiện ba hành động giúp các quả trứng không bị thối, sự thực hành ba loại quan sát của Tỳ khưu ngăn ngừa sự suy giảm của tuệ giác. Giống như việc con gà mái giúp các chất lỏng trong trứng cạn đi, Tỳ-kheo thông qua ba hành động quan sát làm giảm bớt sự luyến ái đối với ba cõi tồn tại. Vỏ trứng mỏng đi giống như sự suy giảm của vô minh trong Tỳ khưu và sự phát triển của các gà con giống như sự trưởng thành của tuệ giác trong Tỳ khưu . Khi các gà con phá vỡ vỏ trứng và an toàn chui ra ngoài giống như Tỳ-kheo phá vỡ vỏ của vô minh và đạt được trạng thái Arahant giải thoát hoàn toàn. Và khi các gà con đi lang thang trên cánh đồng làng giống như những người đã đạt được giác ngộ tự do đi trong đời với trạng thái Niết-bàn.

Giống như con gà mái sau khi biết được các gà con đã trưởng thành sẽ phá vỡ vỏ trứng, tương tự, khi người Tỳ-kheo biết được sự trưởng thành của trí tuệ, Đức Phật cũng sẽ:

Cụm từ "palagaṇḍassāti vaḍḍhakissa" có nghĩa là một thợ cưa. Người này được gọi là palagaṇḍa vì họ giữ một khúc gỗ và kéo dây cưa qua gỗ. "Vāsijaṭeti" nghĩa là tay cầm của cây cưa. "Ettakaṃ vata me ajja āsavānaṃ khīṇanti" có nghĩa là đối với một người đã xuất gia, phiền não của họ liên tục bị tiêu hao qua việc thực hành và sự suy ngẫm đúng đắn. Dù phiền não này đang dần tiêu hao, nhưng người đó không nhận thức được "hôm nay đã giảm bao nhiêu, ngày hôm qua giảm bao nhiêu". Ví dụ này là để làm sáng tỏ lợi ích của việc tu tập thiền quán. "Hemantikenāti" có nghĩa là vào thời điểm mùa đông. "Paṭippassambhantīti" có nghĩa là chúng dần dần biến mất.

Ví dụ về con thuyền giống như một người tu tập, và sự mòn mỏi của dây thuyền trong đại dương lớn giống như quá trình tu tập của người này trong năm năm đầu tiên dưới sự hướng dẫn của thầy tế độ. Sự mòn của dây thuyền do nước biển tương tự như sự tiêu hao của các ràng buộc qua việc hỏi đáp và thực hành. Thời gian thuyền được kéo lên bờ giống như thời gian người này bắt đầu thực hành trong rừng sau khi được thầy tế độ cho phép. Sự khô ráo của dây thuyền do gió và nắng ban ngày giống như sự tiêu hao của dục vọng qua sự sáng suốt. Sự ướt của dây thuyền vào ban đêm giống như niềm vui và hạnh phúc phát sinh từ thiền định. Sự yếu đi của dây thuyền cả ngày và đêm dưới tác động của gió, nắng và nước mưa giống như sự yếu đi của các ràng buộc do sự hỗ trợ của tri kiến tu tập phù hợp. Mây mưa tượng trưng cho tri kiến về con đường đến Niết Bàn, và sự hư hỏng của dây thuyền do mưa tượng trưng cho sự đạt được trạng thái A-la-hán. Khi dây thuyền hoàn toàn bị phá hủy tương tự như khi một người đã hoàn toàn giải thoát từ mọi ràng buộc.