- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 15.9.2021
KHÔNG LÀ THÁNH GIẢ KHÓ NÓI THÁNH NGÔN
Kinh Mưa (Vuṭṭhisuttaṃ)
(CHƯƠNG I. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN, PHẨM ĐOẠN) (S.i,42)
Những lời cao quý phát xuất từ tâm tư cao quý. Người tầm thường khó nói những ý lý cao siêu. Đức Phật xuất hiện ở đời qua sự tuyên lưu chánh pháp đã có những thông điệp cho cuộc sống khó tìm thấy ở chúng sanh khác ngoài Đức Phật hay đệ tử Phật. Nội dung của bài kinh nầy cũng nêu lên tinh thần hướng thượng khi Đức Phật dạy “tuệ minh tăng trưởng là tốt mà vô minh giảm thiểu cũng là dấu hiệu tốt”. Con người ít khi lượng định sự tiến bộ qua hiểu biết chân thật mà thường nhìn bên ngoài qua sự tăng tiến của lợi danh.
[Vị Thiên]
‘‘Kiṃsu uppatataṃ seṭṭhaṃ, kiṃsu nipatataṃ varaṃ;
Kiṃsu pavajamānānaṃ, kiṃsu pavadataṃ vara’’nti.
Vật gì được mọc lên,
Là mọc lên tối thượng?
Vật gì được rơi xuống,
Là rơi xuống tối thượng?
Vật gì thường bộ hành?
Vật gì thuyết tối thượng?
[Một Thiên nhân]
‘‘Bījaṃ uppatataṃ seṭṭhaṃ, vuṭṭhi nipatataṃ varā;
Gāvo pavajamānānaṃ, putto pavadataṃ varoti.
Hột giống được mọc lên,
Là mọc lên tối thượng.
Cơn mưa được rơi xuống,
Là rơi xuống tối thượng.
Con bò thường bộ hành,
Con trai thuyết tối thượng.
[Thế Tôn]
‘‘Vijjā uppatataṃ seṭṭhā, avijjā nipatataṃ varā;
Saṅgho pavajamānānaṃ, buddho pavadataṃ varo’’ti.
Huệ minh được mọc lên,
Là mọc lên tối thượng.
Vô minh được rơi xuống,
Là rơi xuống tối thượng.
Tăng-già thường bộ hành,
Ðức Phật thuyết tối thượng.
Bản hiệu đính:
[Vị Thiên]
Cái gì lên là tốt?
Cái gì xuống là tốt?
Cái gì đi là tốt?
Ai người nói là tốt?
[Một vị thiên khác]
Hột giống mọc là tốt,
Mưa rơi xuống là tốt,
Bò thả rong là tốt,
Con trai nói là tốt.
[Thế Tôn]
Tuệ minh tăng là tốt,
Vô minh giảm là tốt,
Tăng hành hoá là tốt,
Phật thuyết giáo tối thượng.
bīja = hạt giống
uppatataṃ = tăng lên, mọc lên, lớn lên
seṭṭha = thù thắng
vuṭṭhi = mưa
nipatataṃ = rơi xuống
vara = cao quý
gāvo = bò, đàn bò
pavajamānānaṃ < pavajati = đi rong, đi đó dây, vân du, hành hoá
putta = con trai
pavadataṃ = nói, phát ngôn, tranh luận
vijjā = tuệ minh
avijjā = vô minh
Saṅgho = Tăng già, tăng chúng
Buddho = Đức Phật
Theo Sớ giải thì một vị thiên hỏi Đức Phật những với bài kệ đầu tiên. Một vị thiên khác tự nghĩ là mình có câu trả lời nên “Tại sao hỏi Phật tôi cũng trả lời được”. Nghe xong vị thiên kia đã khiển trách và bạch hỏi Đức Phật lần nữa.
Cũng theo Sớ giải thì vị thiên thứ hai nghĩ rằng giống thóc mọc lên là dấu hiệu của thịnh vuợng trong cõi nhân gian trong lúc mưa rơi xuống thì khiến hoa mầu tươi tốt. Trâu bò thả ra đồng thì cũng mang lại lợi nhuận như sữa, bơ…v.v… Người con trai là nhân tuyển tốt nhất để nói về cha mẹ mình trước pháp đình hay đám đông vì luôn luôn nói từ góc nhìn tốt nhất.
Tuệ minh là hiểu biết về khổ, nhân sanh khổ, sự diệt khổ và con đường dẫn tới diệt khổ. Vô minh là sự mù quáng đối lập với tuệ minh.
Riêng trong câu kệ thứ ba thì chữ pavajamānānaṃ được trả lời giống như cách “chơi chữ”. Pavajamānānaṃ là hiện tại phân từ pavajati hoặc pabbajati. Pavajati có nghĩa là lang thang, thả rong. Pabbjati có nghĩ là từ bỏ gia đình sống không gia đình (nên pabbajjā là xuất gia). Câu thứ ba trong kệ ngôn của Đức Phật mang hai hàm ý là chư tăng vân du hành hoá mang lại lợi lạc cho nhân quần và cũng là lối sống thích hợp cho người xuất gia. Đức Phật là bậc tối thượng về thuyết giảng vì khai thị vô số chúng sanh ngộ nhập chánh kiến.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Hiệu đính & Biên soạn Giáo trình: Tỳ kheo Giác Đẳng
-ooOoo-
4. Vuṭṭhisuttaṃ [Mūla]
74. ‘‘Kiṃsu uppatataṃ seṭṭhaṃ, kiṃsu nipatataṃ varaṃ;
Kiṃsu pavajamānānaṃ, kiṃsu pavadataṃ vara’’nti.
‘‘Bījaṃ uppatataṃ seṭṭhaṃ, vuṭṭhi nipatataṃ varā;
Gāvo pavajamānānaṃ, putto pavadataṃ varoti.
‘‘Vijjā uppatataṃ seṭṭhā, avijjā nipatataṃ varā;
Saṅgho pavajamānānaṃ, buddho pavadataṃ varo’’ti.
4. Vuṭṭhisuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]
74. Catutthe bījanti uppatantānaṃ sattavidhaṃ dhaññabījaṃ seṭṭhaṃ. Tasmiñhi uggate janapado khemo hoti subhikkho. Nipatatanti nipatantānaṃ meghavuṭṭhi seṭṭhā. Meghavuṭṭhiyañhi sati vividhāni sassāni uppajjanti, janapadā phītā honti khemā subhikkhā. Pavajamānānanti jaṅgamānaṃ padasā caramānānaṃ gāvo seṭṭhā. Tā nissāya hi sattā pañca gorase paribhuñjamānā sukhaṃ viharanti. Pavadatanti rājakulamajjhādīsu vadantānaṃ putto varo. So hi mātāpitūnaṃ anatthāvahaṃ na vadati.
Vijjā uppatataṃ seṭṭhāti purimapañhe kira sutvā samīpe ṭhitā ekā devatā ‘‘devate, kasmā tvaṃ etaṃ pañhaṃ dasabalaṃ pucchasi? Ahaṃ te kathessāmī’’ti attano khantiyā laddhiyā pañhaṃ kathesi. Atha naṃ itarā devatā āha – ‘‘yāva padhaṃsī vadesi devate yāva pagabbhā mukharā, ahaṃ buddhaṃ bhagavantaṃ pucchāmi. Tvaṃ mayhaṃ kasmā kathesī’’ti? Nivattetvā tadeva pañhaṃ dasabalaṃ pucchi. Athassā satthā vissajjento vijjā uppatatantiādimāha. Tattha vijjāti catumaggavijjā. Sā hi uppatamānā sabbākusaladhamme samugghāteti. Tasmā ‘‘uppatataṃ seṭṭhā’’ti vuttā. Avijjāti vaṭṭamūlakamahāavijjā. Sā hi nipatantānaṃ osīdantānaṃ varā. Pavajamānānanti padasā caramānānaṃ jaṅgamānaṃ anomapuññakkhettabhūto saṅgho varo. Tañhi tattha tattha disvā pasannacittā sattā sotthiṃ pāpuṇanti. Buddhoti yādiso putto vā hotu añño vā, yesaṃ kesañci vadamānānaṃ buddho varo. Tassa hi dhammadesanaṃ āgamma anekasatasahassānaṃ pāṇānaṃ bandhanamokkho hotīti. Catutthaṃ.