- 13913 S. Post Oak Rd, Houston TX 77045
- Phone: (281) 838-0535. Fax: (832) 550-2889
- Abbot: Tỳ khưu Giác Đẳng
- Email: phapluan@gmail.com
- Website: chuaphapluan.com
- View Map
Lớp Phật Pháp Buddhadhamma
Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA
Bài học ngày 12.11.2022
Kinh Susīma (Susīmasuttaṃ)
CHƯƠNG XI. TƯƠNG ƯNG SAKKA, PHẨM THỨ NHẤT (S. i, 217)
Kinh nầy hoàn toàn giống Kinh Suvīra (Suvīrasuttaṃ) chỉ khác là thay vi Suvīra đổi thành Susīma một người con khác của thiên chủ Sakka.
KHÔNG HẲN LINH TẠI NGÃ
Kinh Dhajagga (Dhajaggasuttaṃ)
CHƯƠNG XI. TƯƠNG ƯNG SAKKA, PHẨM THỨ NHẤT (S. i, 217)
Người đời có câu “linh tại ngã, bất linh tại ngã” hàm ý uy lực linh thiêng vốn ở niềm tin chứ không hẳn ở đối tượng tin tưởng. Bài kinh nầy mang ý nghĩa ngược lại. Nếu đối tượng sùng kính vẫn còn phiền não, uế nhiễm, sơ hãi thì khó làm đối tượng tạo nên uy lực xua tan sợ hãi. Ở đời nói về sự tuyệt đối vô uý thì chỉ có Phật, Pháp, Tăng. Nếu hiểu đúng và hiểu rõ ân đức Tam Bảo thì xua tan những yếu đuối trong lòng. Đối tượng cao cả luôn cần thiết để nâng cao nội tâm.
Sāvatthiyaṃ. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi – ‘‘bhikkhavo’’ti. ‘‘Bhadante’’ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca –
Tại Sāvatthi (Xá Vệ). Bấy giờ Đức Thế Tôn gọi các tỳ khưu:
"- Này chư Tỳ khưu". Chư tỳ khưu lên tiếng trả lời “ Dạ. Bạch Thế Tôn”. Đức Thế Tôn nói như sau:
‘‘Bhūtapubbaṃ, bhikkhave, devāsurasaṅgāmo samupabyūḷho ahosi. Atha kho, bhikkhave, sakko devānamindo deve tāvatiṃse āmantesi –
‘Sace, mārisā, devānaṃ saṅgāmagatānaṃ uppajjeyya bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā, mameva tasmiṃ samaye dhajaggaṃ ullokeyyātha. Mamañhi vo dhajaggaṃ ullokayataṃ yaṃ bhavissati bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā, so pahīyissati’.
Này chư Tỳ khưu, thuở xưa chư thiên và a tu la dàn trận cho một cuộc hỗn chiến. Thiên chủ Sakka nói với chư thiên cõi Tam Thập Tam:
Hỡi các chiến hữu, khi các ông ra trận nếu có sự sợ hãi, hốt hoảng, khinh khiếp khởi lên thì hãy nhìn lên soái kỳ của ta. Khi nhìn lên soái kỳ của ta thì sự sợ hãi, hốt hoảng, khinh khiếp sẽ tan biến.
‘No ce me dhajaggaṃ ullokeyyātha, atha pajāpatissa devarājassa dhajaggaṃ ullokeyyātha. Pajāpatissa hi vo devarājassa dhajaggaṃ ullokayataṃ yaṃ bhavissati bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā, so pahīyissati’.
Nếu các Ông không thể nhìn soái kỳ của ta, thời hãy ngó lên ngọn cờ của Thiên vương Pajāpati. Khi nhìn lên soái kỳ của Thiên vương Pajāpati thì sự sợ hãi, hốt hoảng, khinh khiếp sẽ tan biến.
‘No ce pajāpatissa devarājassa dhajaggaṃ ullokeyyātha, atha varuṇassa devarājassa dhajaggaṃ ullokeyyātha. Varuṇassa hi vo devarājassa dhajaggaṃ ullokayataṃ yaṃ bhavissati bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā, so pahīyissati’.
Nếu các Ông không thể nhìn soái kỳ của Pajāpati, thời hãy ngó lên soái kỳ của Thiên vương Varuna. Khi nhìn lên soái kỳ của Thiên vương Varuna thì sự sợ hãi, hốt hoảng, kinh khiếp sẽ tan biến.
‘No ce varuṇassa devarājassa dhajaggaṃ ullokeyyātha, atha īsānassa devarājassa dhajaggaṃ ullokeyyātha. Īsānassa hi vo devarājassa dhajaggaṃ ullokayataṃ yaṃ bhavissati bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā, so pahīyissatī’’’ti.
Nếu các Ông không thể nhìn soái kỳ của Varuṇa, thời hãy ngó lên soái kỳ của Thiên vương Īsāna. Khi nhìn lên soái kỳ của Thiên vương Īsāna thì sự sợ hãi, hốt hoảng, khinh khiếp sẽ tan biến.
‘‘Taṃ kho pana, bhikkhave, sakkassa vā devānamindassa dhajaggaṃ ullokayataṃ, pajāpatissa vā devarājassa dhajaggaṃ ullokayataṃ, varuṇassa vā devarājassa dhajaggaṃ ullokayataṃ, īsānassa vā devarājassa dhajaggaṃ ullokayataṃ yaṃ bhavissati bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā, so pahīyethāpi nopi pahīyetha [no pahīyetha (ka.)].‘‘Taṃ kissa hetu? Sakko hi, bhikkhave, devānamindo avītarāgo avītadoso avītamoho bhīru chambhī utrāsī palāyīti.
Này chư Tỳ khưu, khi chư thiên nhìn lên soái kỳ của Thiên chủ Sakka, thiên vương Pajāpati, thiên vương Varuṇa, thiên vương Īsāna sự sợ hãi, hốt hoảng, kinh khiếp có thể tan biến hoặc không tan biến. Vì sao vậy? Này chư Tỳ Khưu vì Thiên chủ Sakka chưa đoạn tận tham, chưa đoạn tận sân, chưa đoạn tận si, vẫn còn e sợ, khiếp đảm, kinh hãi, tháo chạy.
‘‘Ahañca kho, bhikkhave, evaṃ vadāmi – ‘sace tumhākaṃ, bhikkhave, araññagatānaṃ vā rukkhamūlagatānaṃ vā suññāgāragatānaṃ vā uppajjeyya bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā, mameva tasmiṃ samaye anussareyyātha – itipi so bhagavā arahaṃ sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathi satthā devamanussānaṃ buddho bhagavā’ti. Mamañhi vo, bhikkhave, anussarataṃ yaṃ bhavissati bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā, so pahīyissati.
Nhưng này chư Tỳ khưu, ta nói như sau: Khi các Thầy đi vào rừng, dưới cội cây, trong ngôi nhà trống nếu sự sợ hãi, hốt hoảng, khinh khiếp khởi lên hãy niệm tưởng ta: “Đức Thế Tôn là bậc Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng điều ngự, Thiên nhân sư, Phật Đà, Thế Tôn”. Khi niệm tưởng ta thì sự sợ hãi, hốt hoảng, kinh khiếp sẽ tan biến.
‘‘No ce maṃ anussareyyātha, atha dhammaṃ anussareyyātha – ‘svākkhāto bhagavatā dhammo sandiṭṭhiko akāliko ehipassiko opaneyyiko paccattaṃ veditabbo viññūhī’ti. Dhammañhi vo, bhikkhave, anussarataṃ yaṃ bhavissati bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā, so pahīyissati.
Nếu không thể niệm tưởng ta thì hãy niệm tưởng Pháp: “Pháp được Đức Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng”. Khi niệm tưởng Pháp thì sự sợ hãi, hốt hoảng, kinh khiếp sẽ tan biến.
‘‘No ce dhammaṃ anussareyyātha, atha saṅghaṃ anussareyyātha – ‘suppaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho ujuppaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho ñāyappaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho sāmīcippaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho, yadidaṃ cattāri purisayugāni aṭṭha purisapuggalā esa bhagavato sāvakasaṅgho, āhuneyyo pāhuneyyo dakkhiṇeyyo añjalikaraṇīyo anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassā’ti. Saṅghañhi vo, bhikkhave, anussarataṃ yaṃ bhavissati bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā, so pahīyissati.
Nếu không thể niệm tưởng Pháp thì hãy niệm tưởng Tăng: “Chư Tăng thánh đệ tử Thế Tôn là bậc thiện hạnh, trực hạnh, như hạnh, chánh hạnh, gồm tứ song bát bối, chư vị thánh đệ tử ấy của Đức Thế Tôn xứng đáng được tôn trọng, cung nghinh, cúng dường, chấp tay kính lễ, là phước điền vô thượng ở đời”. Khi niệm tưởng Tăng thì sự sợ hãi, hốt hoảng, kinh khiếp sẽ tan biến.
‘‘Taṃ kissa hetu? Tathāgato hi, bhikkhave, arahaṃ sammāsambuddho vītarāgo vītadoso vītamoho abhīru acchambhī anutrāsī apalāyī’’ti. Idamavoca bhagavā. Idaṃ vatvāna sugato athāparaṃ etadavoca satthā –
Vì sao vậy? Này chư Tỳ khưu, vì Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri đã ly tham, ly sân, ly si, là bậc đại hùng, bậc can cường, bậc vô uý, bậc vững chãi.
Đức Thế Tôn nói như vậy. Rồi Thiện Thệ , bậc Ðạo sư, nói tiếp:
‘‘Araññe rukkhamūle vā, suññāgāreva bhikkhavo;
Anussaretha sambuddhaṃ, bhayaṃ tumhāka no siyā.
‘‘No ce buddhaṃ sareyyātha, lokajeṭṭhaṃ narāsabhaṃ;
Atha dhammaṃ sareyyātha, niyyānikaṃ sudesitaṃ.
‘‘No ce dhammaṃ sareyyātha, niyyānikaṃ sudesitaṃ;
Atha saṅghaṃ sareyyātha, puññakkhettaṃ anuttaraṃ.
‘‘Evaṃ buddhaṃ sarantānaṃ, dhammaṃ saṅghañca bhikkhavo;
Bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā, lomahaṃso na hessatī’’ti.
“Hỡi Tỳ khưu, trong rừng,
dưới cội cây, am vắng.
Hãy niệm tưởng Phật Đà
Sợ hãi không sanh khởi.
“Nếu không thể niệm Phật
Bậc Ngưu vương tối thượng
Thì hãy niệm tưởng Pháp
Đạo giải thoát, thiện thuyết.
“Nếu không thể niệm Pháp
Đạo giải thoát, thiện thuyết
Thì hãy niệm tưởng Tăng
Là Phước điền vô thượng.
“Với ai niệm tưởng Phật
Niệm Pháp và niệm Tăng
Thì sợ hãi, hốt hoảng,
Kinh khiếp không sanh khởi.
Araññe rukkhamūle vā, suññāgāreva bhikkhavo = trong rừng, dưới cội cây, nơi am thanh vắng. Hỡi chư Tỳ khưu.
Anussaretha sambuddhaṃ, bhayaṃ tumhāka no siyā = hãy niệm tưởng Đấng Toàn Giác, sự sợ hãi sẽ không sanh khởi.
No ce buddhaṃ sareyyātha, lokajeṭṭhaṃ narāsabhaṃ = nếu không thể niệm Phật, bậc Ngưu vương của loài người
Atha dhammaṃ sareyyātha, niyyānikaṃ sudesitaṃ = thì hãy niệm Pháp giải thoát và được khéo thuyết.
No ce dhammaṃ sareyyātha, niyyānikaṃ sudesitaṃ = Nếu không thể niệm Pháp giải thoát và được khéo thuyết
Atha saṅghaṃ sareyyātha, puññakkhettaṃ anuttaraṃ = hãy niệm Tăng, vô thượng phước điền.
Evaṃ buddhaṃ sarantānaṃ, dhammaṃ saṅghañca bhikkhavo = Hỡi chư Tỳ khưu, ai niệm Phật, Pháp, Tăng.
Bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā, lomahaṃso na hessatī’’ti = sự sợ hãi, hốt hoảng, khinh khiếp sẽ không sanh khởi.
Kệ ngôn trong bài kinh nầy là một trong những kinh hộ trì (paritta) hay kinh cầu an thường được tụng tại Tích Lan. Rất thú vị là trong nghi thức cầu an của Phật giáo Tây Tạng cũng có bài kinh nầy và kinh tiêu tai cát tường cũng có trong nghi thức Phật giáo Trung Hoa.
Chữ dhajagga là đại kỳ có huy hiệu (the crests of standard) khác với lá cờ bình thường. Theo Sớ giải thì soái kỳ của Thiên chủ Đế Thích rất to lớn trên đó có huy hiệu của Thiên chủ. Khi giương cao gặp gió soái kỳ tạo nên âm thanh như tiếng nhạc. Trong lúc lâm trận nếu chư thiên lấy đại kỳ của Đế Thích sẽ biết “thiên chủ đã đến” nên nhuệ khí tăng cao và sự sợ hãi biến mất.
Theo Sớ giải trong ba vị thiên vương thì thiên vương Pajāpati có ngoại hình uy dũng và tuổi thọ tương đương Thiên chủ Sakka. Hai vị thiên vương Varuṇa và thiên vương Īsāna đứng hạng thứ ba và thứ tư.
Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình
3. Dhajaggasuttaṃ [Mūla]
249. Sāvatthiyaṃ. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi – ‘‘bhikkhavo’’ti. ‘‘Bhadante’’ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca –
‘‘Bhūtapubbaṃ, bhikkhave, devāsurasaṅgāmo samupabyūḷho ahosi. Atha kho, bhikkhave, sakko devānamindo deve tāvatiṃse āmantesi –
‘Sace, mārisā, devānaṃ saṅgāmagatānaṃ uppajjeyya bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā, mameva tasmiṃ samaye dhajaggaṃ ullokeyyātha. Mamañhi vo dhajaggaṃ ullokayataṃ yaṃ bhavissati bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā, so pahīyissati’.
‘No ce me dhajaggaṃ ullokeyyātha, atha pajāpatissa devarājassa dhajaggaṃ ullokeyyātha. Pajāpatissa hi vo devarājassa dhajaggaṃ ullokayataṃ yaṃ bhavissati bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā, so pahīyissati’.
‘No ce pajāpatissa devarājassa dhajaggaṃ ullokeyyātha, atha varuṇassa devarājassa dhajaggaṃ ullokeyyātha. Varuṇassa hi vo devarājassa dhajaggaṃ ullokayataṃ yaṃ bhavissati bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā, so pahīyissati’.
‘No ce varuṇassa devarājassa dhajaggaṃ ullokeyyātha, atha īsānassa devarājassa dhajaggaṃ ullokeyyātha. Īsānassa hi vo devarājassa dhajaggaṃ ullokayataṃ yaṃ bhavissati bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā, so pahīyissatī’’’ti.
‘‘Taṃ kho pana, bhikkhave, sakkassa vā devānamindassa dhajaggaṃ ullokayataṃ, pajāpatissa vā devarājassa dhajaggaṃ ullokayataṃ, varuṇassa vā devarājassa dhajaggaṃ ullokayataṃ, īsānassa vā devarājassa dhajaggaṃ ullokayataṃ yaṃ bhavissati bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā, so pahīyethāpi nopi pahīyetha [no pahīyetha (ka.)].
‘‘Taṃ kissa hetu? Sakko hi, bhikkhave, devānamindo avītarāgo avītadoso avītamoho bhīru chambhī utrāsī palāyīti.
‘‘Ahañca kho, bhikkhave, evaṃ vadāmi – ‘sace tumhākaṃ, bhikkhave, araññagatānaṃ vā rukkhamūlagatānaṃ vā suññāgāragatānaṃ vā uppajjeyya bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā, mameva tasmiṃ samaye anussareyyātha – itipi so bhagavā arahaṃ sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathi satthā devamanussānaṃ buddho bhagavā’ti. Mamañhi vo, bhikkhave, anussarataṃ yaṃ bhavissati bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā, so pahīyissati.
‘‘No ce maṃ anussareyyātha, atha dhammaṃ anussareyyātha – ‘svākkhāto bhagavatā dhammo sandiṭṭhiko akāliko ehipassiko opaneyyiko paccattaṃ veditabbo viññūhī’ti. Dhammañhi vo, bhikkhave, anussarataṃ yaṃ bhavissati bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā, so pahīyissati.
‘‘No ce dhammaṃ anussareyyātha, atha saṅghaṃ anussareyyātha – ‘suppaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho ujuppaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho ñāyappaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho sāmīcippaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho, yadidaṃ cattāri purisayugāni aṭṭha purisapuggalā esa bhagavato sāvakasaṅgho, āhuneyyo pāhuneyyo dakkhiṇeyyo añjalikaraṇīyo anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassā’ti. Saṅghañhi vo, bhikkhave, anussarataṃ yaṃ bhavissati bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā, so pahīyissati.
‘‘Taṃ kissa hetu? Tathāgato hi, bhikkhave, arahaṃ sammāsambuddho vītarāgo vītadoso vītamoho abhīru acchambhī anutrāsī apalāyī’’ti. Idamavoca bhagavā. Idaṃ vatvāna sugato athāparaṃ etadavoca satthā –
‘‘Araññe rukkhamūle vā, suññāgāreva bhikkhavo;
Anussaretha [anussareyyātha (ka.) padasiddhi pana cintetabbā] sambuddhaṃ, bhayaṃ tumhāka no siyā.
‘‘No ce buddhaṃ sareyyātha, lokajeṭṭhaṃ narāsabhaṃ;
Atha dhammaṃ sareyyātha, niyyānikaṃ sudesitaṃ.
‘‘No ce dhammaṃ sareyyātha, niyyānikaṃ sudesitaṃ;
Atha saṅghaṃ sareyyātha, puññakkhettaṃ anuttaraṃ.
‘‘Evaṃ buddhaṃ sarantānaṃ, dhammaṃ saṅghañca bhikkhavo;
Bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā, lomahaṃso na hessatī’’ti.
3. Dhajaggasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]
249. Tatiye samupabyūḷhoti sampiṇḍito rāsibhūto. Dhajaggaṃ ullokeyyathāti sakkassa kira diyaḍḍhayojanasatāyāmo ratho. Tassa hi pacchimanto paṇṇāsayojano, majjhe rathapañjaro paṇṇāsayojano, rathasandhito yāva rathasīsā paṇṇāsayojanāni. Tadeva pamāṇaṃ diguṇaṃ katvā tiyojanasatāyāmotipi vadantiyeva. Tasmiṃ yojanikapallaṅko atthato, tiyojanikaṃ setacchattaṃ matthake ṭhapitaṃ, ekasmiṃyeva yuge sahassaājaññā yuttā, sesālaṅkārassa pamāṇaṃ natthi. Dhajo panassa aḍḍhatiyāni yojanasatāni uggato, yassa vātāhatassa pañcaṅgikatūriyasseva saddo niccharati, taṃ ullokeyyāthāti vadati. Kasmā? Taṃ passantānañhi rājā no āgantvā parisapariyante nikhātathambho viya ṭhito, kassa mayaṃ bhāyāmāti bhayaṃ na hoti. Pajāpatissāti so kira sakkena samānavaṇṇo samānāyuko dutiyaṃ āsanaṃ labhati. Tathā varuṇo īsāno ca. Varuṇo pana tatiyaṃ āsanaṃ labhati, īsāno catutthaṃ. Palāyīti asurehi parājito tasmiṃ rathe ṭhito appamattakampi rajadhajaṃ disvā palāyanadhammo.
Itipi so bhagavātiādīni visuddhimagge vitthāritāneva. Idamavocāti idaṃ dhajaggaparittaṃ nāma bhagavā avoca, yassa āṇākhette koṭisatasahassacakkavāḷe ānubhāvo vattati. Idaṃ āvajjetvā hi yakkhabhayacorabhayādīhi dukkhehi muttānaṃ anto natthi. Tiṭṭhatu aññadukkhavūpasamo, idaṃ āvajjamāno hi pasannacitto ākāsepi patiṭṭhaṃ labhati.
Tatridaṃ vatthu – dīghavāpicetiyamhi kira sudhākamme kayiramāne eko daharo muddhavedikāpādato patitvā cetiyakucchiyā bhassati. Heṭṭhā ṭhito bhikkhusaṅgho ‘‘dhajaggaparittaṃ, āvuso, āvajjāhī’’ti āha. So maraṇabhayena tajjito ‘‘dhajaggaparittaṃ maṃ rakkhatū’’ti āha. Tāvadevassa cetiyakucchito dve iṭṭhakā nikkhamitvā sopānaṃ hutvā aṭṭhaṃsu, upariṭṭhito vallinisseṇiṃ otāresuṃ. Tasmiṃ nisseṇiyaṃ ṭhite iṭṭhakā yathāṭṭhāneyeva aṭṭhaṃsu. Tatiyaṃ.