Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | KHỞI TỪ TƯ NIỆM - Kinh Tư Niệm II (Dutiyacetanāsuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | KHỞI TỪ TƯ NIỆM - Kinh Tư Niệm II (Dutiyacetanāsuttaṃ)

Tuesday, 21/03/2023, 18:28 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 21.3.2023


KHỞI TỪ TƯ NIỆM

Kinh Tư Niệm II (Dutiyacetanāsuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương I. Tương Ưng Nhân Duyên (b) - Phẩm Kalārakhattiya (S. ii, 66)

Tư niệm – cetanā – là chủ tâm tạo tác. Thường được biết là ý niệm hay khởi niệm. Đức Phật dạy đó chính là nghiệp trong ý nghĩa uyên nguyên nhất. Tư niệm thể hiện qua sở hành để rồi từ đó tạo nên dây chuyền năng sở của dòng sinh tử. Mặc dù thuộc tánh tư (cetanā cetasika) có mặt trong tất cả tâm nhưng chỉ có thuộc tánh tư trong các tâm thiện hiệp thế hay bất thiện mới tạo quả dị thục. Và theo duyên khởi thì tất cả tâm tạo quả dị thục đều bị chi phối bởi “khuynh hướng tiềm ẩn” là vô minh và ái. Còn tạo tác là còn bị hai thức tiềm miên đó chi phối. Và có nghĩa là còn sanh tử. Những gì được tạo thành do tác động của vô minh và ái đều bất toàn và đầy hệ luỵ. Điều nầy không thể lãnh hội đơn giản nếu không nhận rõ tác động dây chuyền.

Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘yañca, bhikkhave, ceteti yañca pakappeti yañca anuseti, ārammaṇametaṃ hoti viññāṇassa ṭhitiyā. Ārammaṇe sati patiṭṭhā viññāṇassa hoti. Tasmiṃ patiṭṭhite viññāṇe virūḷhe nāmarūpassa avakkanti hoti. Nāmarūpapaccayā saḷāyatanaṃ; saḷāyatanapaccayā phasso; phassapaccayā vedanā...pe... taṇhā... upādānaṃ... bhavo... jāti... jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti’’.

Ngự ở Sāvatthi.

-- Này chư Tỳ Khưu, cái gì một người tư niệm, tư lường, và có bất cứ khuynh hướng tiềm ẩn nào thì cái đó trở thành cơ sở cho thức trú. Khi có cơ sở thì thức được thiết lập. Khi thức thiết lập thì danh sắc hạ sanh. Với danh sắc là duyên, xúc hiện khởi. Với xúc… Với thọ…. Với ái… Với thủ… Với hữu …Với sanh làm duyên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai sanh khởi. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

‘‘No ce, bhikkhave, ceteti no ce pakappeti, atha ce anuseti, ārammaṇametaṃ hoti viññāṇassa ṭhitiyā. Ārammaṇe sati patiṭṭhā viññāṇassa hoti. Tasmiṃ patiṭṭhite viññāṇe virūḷhe nāmarūpassa avakkanti hoti. Nāmarūpapaccayā saḷāyatanaṃ...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.

-- Này chư Tỳ Khưu, một người không có tư niệm, không có tư lường, và nhưng có bất cứ khuynh hướng tiềm ẩn nào thì cái đó trở thành cơ sở cho thức trú. Khi có cơ sở thì thức được thiết lập. Khi thức thiết lập thì danh sắc hạ sanh. Với danh sắc là duyên, xúc hiện khởi. Với xúc… Với thọ…. Với ái… Với thủ… Với hữu …Với sanh làm duyên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai sanh khởi. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

‘‘Yato ca kho, bhikkhave, no ceva ceteti no ca pakappeti no ca anuseti, ārammaṇametaṃ na hoti viññāṇassa ṭhitiyā. Ārammaṇe asati patiṭṭhā viññāṇassa na hoti. Tadappatiṭṭhite viññāṇe avirūḷhe nāmarūpassa avakkanti na hoti. Nāmarūpanirodhā saḷāyatananirodho...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hotī’’ti. Navamaṃ.

-- Này chư Tỳ Khưu, một người không có tư niệm, không có tư lường, và không có bất cứ khuynh hướng tiềm ẩn nào thì không có cơ sở cho thức trú. Không có cơ sở thì thức không được thiết lập. Khi thức không thiết lập thì danh sắc không hạ sanh. Với danh sắc chấm dứt, xúc chấm dứt. Với xúc… Với thọ…. Với ái… Với thủ… Với hữu …Với sanh chấm dứt, già chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai chấm dứt. Như vậy là sự chấm dứt của toàn bộ khổ uẩn này.

Chú Thích

Bài kinh nầy, nói một cách tổng quát, thì ý nghĩa tương tự như bài kinh trước và cũng gần giống bài kinh sau chỉ có điều là từ tư niệm đến già chết, sầu, bi, khổ, ưu, ai được nêu rõ từng phần của duyên khởi như hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập.

Sự tuyên thuyết duyên khởi trong pháp thoại nầy của Đức Phật cho thấy duyên khởi có thể đề cập từ bất cứ mắt xích nào dù là già chết hay ái hoặc xúc… Ngay cả một chủng tử trong hành là tư niệm (cetana). Đó là cách nói cái hỗn độn một thứ lớp (being chaotic orderly). Thực tại là vậy. Sự minh hoạ thực tại cũng vậy. Nếu hiểu duyên khởi chỉ có một khởi đầu và cứ thế sanh khởi một cách thứ lớp trật tự thì giống như quan niệm một trận đánh đấm diễn ra theo thứ tự của một bài quyền. Nhưng không phải vì vậy mà không nói về những tác động trực tiếp của từng duyên sinh.

Chữ avakkanti trong câu nāmarūpassa avakkanti hoti được dịch là hạ sinh mang hàm nghĩa nói đến danh sắc là nói đến chủng loại của chúng sanh. Sanh làm chư thiên, nhân loại, bàng sinh … dù có mắt, tai, mũi, lưỡi … nhưng các giác quan không giống nhau do ở chủng loại (These aggregates are also conditioned by the nature of the particular plane of existence, depending on birth say as a human being, an animal, or a celestial being. Buddhadhamma, Payutto p. 332). Thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập là những mấu chốt thường không được hiểu chính xác.

Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch

9. Dutiyacetanāsuttaṃ

39. Sāvatthiyaṃ viharati...pe... ‘‘yañca, bhikkhave, ceteti yañca pakappeti yañca anuseti, ārammaṇametaṃ hoti viññāṇassa ṭhitiyā. Ārammaṇe sati patiṭṭhā viññāṇassa hoti. Tasmiṃ patiṭṭhite viññāṇe virūḷhe nāmarūpassa avakkanti hoti. Nāmarūpapaccayā saḷāyatanaṃ; saḷāyatanapaccayā phasso; phassapaccayā vedanā...pe... taṇhā... upādānaṃ... bhavo... jāti... jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti’’.

‘‘No ce, bhikkhave, ceteti no ce pakappeti, atha ce anuseti, ārammaṇametaṃ hoti viññāṇassa ṭhitiyā. Ārammaṇe sati patiṭṭhā viññāṇassa hoti. Tasmiṃ patiṭṭhite viññāṇe virūḷhe nāmarūpassa avakkanti hoti. Nāmarūpapaccayā saḷāyatanaṃ...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.

‘‘Yato ca kho, bhikkhave, no ceva ceteti no ca pakappeti no ca anuseti, ārammaṇametaṃ na hoti viññāṇassa ṭhitiyā. Ārammaṇe asati patiṭṭhā viññāṇassa na hoti. Tadappatiṭṭhite viññāṇe avirūḷhe nāmarūpassa avakkanti na hoti. Nāmarūpanirodhā saḷāyatananirodho...pe... evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hotī’’ti. Navamaṃ.

9. Dutiyacetanāsuttavaṇṇanā

39. Navame viññāṇanāmarūpānaṃ antare eko sandhi, vedanātaṇhānamantare eko, bhavajātīnamantare ekoti. Navamaṃ.