Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || KHÓ ĐOÁN NGƯỜI CHỈ VỚI NGOẠI HÌNH - Kinh Mahākappina (Mahākappinasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ || KHÓ ĐOÁN NGƯỜI CHỈ VỚI NGOẠI HÌNH - Kinh Mahākappina (Mahākappinasuttaṃ)

, 27/01/2024, 05:59 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 27.1.2024

KHÓ ĐOÁN NGƯỜI CHỈ VỚI NGOẠI HÌNH

Kinh Mahākappina (Mahākappinasuttaṃ)

Tập II – Thiên Nhân Duyên

Chương X. Tương Ưng Tỷ Kheo (S,ii,284)

Con người thường nhận định con người qua ngoại hình. Dù vậy, nội hàm và cảnh giới cao viễn nội tâm chỉ có cao nhân biết cao nhân. Nói cho cùng chỉ có Đấng Thiên Nhân Sư mới am tường cảnh giới giác ngộ của thánh chúng. Một bậc đại tuệ, đại thần thông không nhất thiết có “hảo tướng quang minh” như nhiều người quan niệm. Một lần nữa, phàm tâm vốn không thể đo lường thánh đức.

Kinh văn

Sāvatthiyaṃ viharati. Atha kho āyasmā mahākappino yena bhagavā tenupasaṅkami. Addasā kho bhagavā āyasmantaṃ mahākappinaṃ dūratova āgacchantaṃ. Disvāna bhikkhū āmantesi – ‘‘passatha no tumhe bhikkhave, etaṃ bhikkhuṃ āgacchantaṃ odātakaṃ tanukaṃ tuṅganāsika’’nti? ‘‘Evaṃ, bhante’’. ‘‘Eso kho, bhikkhave, bhikkhu mahiddhiko mahānubhāvo. Na ca sā samāpatti sulabharūpā yā tena bhikkhunā asamāpannapubbā. Yassa catthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṃ pabbajanti tadanuttaraṃ brahmacariyapariyosānaṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharatī’’ti.

Ngự ở Sāvatthi.

Bấy giờ Tôn giả Mahākappina đi đến Đức Thế Tôn.

Thấy Tôn giả Mahākappina từ đằng xa đi đến, Thế Tôn liền nói với chư tỳ khưu:

-- Này chư Tỳ khưu, có thấy vị tỳ khưu đang đi tới màu da nhợt nhạt, gầy ốm, với cái mũi nhô to?

-- Dạ thấy, bạch Đức Thế Tôn.

-- Này chư Tỳ khưu, tỳ khưu ấy có đại thần thông, đại uy lực. Không dễ gì tìm thấy quả chứng mà vị ấy chưa chứng đắc. Vị này còn giác ngộ, chứng đạt, liễu tri cứu cánh phạm hạnh vô thượng ngay trong hiện tại, mà chính do mục đích này mà các bậc thiện gia nam tử xuất gia từ bỏ thế tục, sống không gia đình.

Idamavoca bhagavā. Idaṃ vatvāna sugato athāparaṃ etadavoca satthā –

‘‘Khattiyo seṭṭho janetasmiṃ, ye gottapaṭisārino;

Vijjācaraṇasampanno, so seṭṭho devamānuse.

‘‘Divā tapati ādicco, rattimābhāti candimā;

Sannaddho khattiyo tapati, jhāyī tapati brāhmaṇo;

Atha sabbamahorattiṃ, buddho tapati tejasā’’ti.

Đức Thế Tôn thuyết như vậy. Đấng Thiện Thệ, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

Đối với người quan niệm

Về giá trị giai cấp

Sát đế lỵ tối thượng

Giữa xã hội loài người

Nhưng bậc minh hạnh túc

Cao tột giữa nhân thiên

Mặt trời sáng ban ngày

Mặt trăng sáng ban đêm

Áo giáp sáng chiến sĩ

Thiền tư sáng phạm chí

Chói sáng cả đêm ngày

Là Phật quang phổ chiếu.

Chú Thích

Tôn giả Mahākappina (phiên âm Hán Việt là Đại Kiếp Tân Na), là một trong những đại đệ tử của Đức Phật. Ngài được Đức Thế Tôn xác chứng là Bậc Đệ Nhất Giáo Huấn Chư Tỳ Khưu (bhikkhu-ovādakānaṃ). Tôn giả lớn tuổi hơn Đức Phật. Trước khi xuất gia, là vua của xứ Kukkutavatī. Mặc dù sống đời vương giả, nhưng do túc duyên nhiều đời nên tâm tư thường mong đợi sự ra đời của một đấng đại giác để quy ngưỡng. Ngày kia, khi có nhóm thương buôn bẩm báo về sự ra đời của ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng thì tâm tư của vị minh quân này xúc động mãnh liệt. Mahākappina từ bỏ ngai vàng quyết chí đi tìm Đức Phật. Hoàng hậu Anojā, vốn là người vợ đồng hành trong bao kiếp luân hồi, cũng tự mình xuất gia cùng với đông đảo những công nương, phi tần. Cả hai đều gặp được Phật, được xuất gia, đồng chứng thánh quả vô thượng.

Sau khi Tôn giả Mahākappina chứng thánh quả vô sanh giải thoát, thì chính Đức Phật yêu cầu ngài dành thời gian giáo hoá chư tỳ khưu. Là một vị A la hán câu phần với cả hai phương diện tuệ giác và thiền định, vốn là một vị lãnh đạo tài ba trong nhiều kiếp, Tôn giả Mahākappina có khả năng nhiếp hoá đặc biệt đối với hội chúng Tăng già. Tôn giả có những luận đàm với bậc thượng thủ thinh văn là Ngài Sāriputta được ghi lại trong nhiều kinh văn.

Dù là xuất thân cao quý và có sở đắc, sở chứng viên mãn, nhưng Tôn giả Mahākappina có ngoài hình không thể gọi là hảo tướng, với chiếc mũi cao to hơn bình thường và màu da tái nhạt.

Kệ ngôn Phật dạy từ giá trị của giai cấp sát đế lỵ, cho đến quả chứng của bật giác ngộ, có thể được hiểu từ hành trình của Tôn giả Mahākappina. Chữ minh hạnh túc ở đây không viết hoa, vì không hẳn là hồng ân của Phật mà chỉ chung cho bậc câu phần giải thoát.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

11. Mahākappinasuttaṃ

245. Sāvatthiyaṃ viharati. Atha kho āyasmā mahākappino yena bhagavā tenupasaṅkami. Addasā kho bhagavā āyasmantaṃ mahākappinaṃ dūratova āgacchantaṃ. Disvāna bhikkhū āmantesi – ‘‘passatha no tumhe bhikkhave, etaṃ bhikkhuṃ āgacchantaṃ odātakaṃ tanukaṃ tuṅganāsika’’nti? ‘‘Evaṃ, bhante’’. ‘‘Eso kho, bhikkhave, bhikkhu mahiddhiko mahānubhāvo. Na ca sā samāpatti sulabharūpā yā tena bhikkhunā asamāpannapubbā. Yassa catthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṃ pabbajanti tadanuttaraṃ brahmacariyapariyosānaṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharatī’’ti.

Idamavoca bhagavā. Idaṃ vatvāna sugato athāparaṃ etadavoca satthā –

‘‘Khattiyo seṭṭho janetasmiṃ, ye gottapaṭisārino;

Vijjācaraṇasampanno, so seṭṭho devamānuse.

‘‘Divā tapati ādicco, rattimābhāti candimā;

Sannaddho khattiyo tapati, jhāyī tapati brāhmaṇo;

Atha sabbamahorattiṃ [atha sabbamahorattaṃ (sī. syā. kaṃ.)], buddho tapati tejasā’’ti. ekādasamaṃ.

11. Mahākappinasuttavaṇṇanā
 

245. Ekādasame mahākappinoti evaṃnāmako abhiññābalappatto asītimahāsāvakānaṃ abbhantaro mahāthero. So kira gihikāle kukkuṭavatīnagare tiyojanasatikaṃ rajjaṃ akāsi. Pacchimabhavikattā pana tathārūpaṃ sāsanaṃ sotuṃ ohitasoto vicarati. Athekadivasaṃ amaccasahassaparivuto uyyānakīḷikaṃ agamāsi. Tadā ca majjhimadesato jaṅghavāṇijā taṃ nagaraṃ gantvā, bhaṇḍaṃ paṭisāmetvā, ‘‘rājānaṃ passissāmā’’ti paṇṇākārahatthā rājakuladvāraṃ gantvā, ‘‘rājā uyyānaṃ gato’’ti sutvā, uyyānaṃ gantvā, dvāre ṭhitā, paṭihārassa ārocayiṃsu. Atha rañño nivedite rājā pakkosāpetvā niyyātitapaṇṇākāre vanditvā ṭhite, ‘‘tātā, kuto āgatatthā’’ti? Pucchi. ‘‘Sāvatthito devā’’ti. ‘‘Kacci vo raṭṭhaṃ subhikkhaṃ, dhammiko rājā’’ti? ‘‘Āma, devā’’ti. ‘‘Atthi pana tumhākaṃ dese kiñci sāsana’’nti? ‘‘Atthi, deva, na pana sakkā ucchiṭṭhamukhehi kathetu’’nti. Rājā suvaṇṇabhiṅgārena udakaṃ dāpesi. Te mukhaṃ vikkhāletvā dasabalābhimukhā añjaliṃ paggaṇhitvā, ‘‘deva, amhākaṃ dese buddharatanaṃ nāma uppanna’’nti āhaṃsu. Rañño ‘‘buddho’’ti vacane sutamatte sakalasarīraṃ pharamānā pīti uppajji. Tato ‘‘buddhoti, tātā, vadathā’’ti? Āha. ‘‘Buddhoti deva vadāmā’’ti. Evaṃ tikkhattuṃ vadāpetvā, ‘‘buddhoti padaṃ aparimāṇaṃ, nāssa sakkā parimāṇaṃ kātu’’nti tasmiṃyeva pasanno satasahassaṃ datvā puna ‘‘aññaṃ kiṃ sāsana’’nti? Pucchi. ‘‘Deva dhammaratanaṃ nāma uppanna’’nti. Tampi sutvā tatheva tikkhattuṃ paṭiññaṃ gahetvā aparampi satasahassaṃ datvā puna ‘‘aññaṃ kiṃ sāsana’’nti? Pucchi. ‘‘Saṅgharatanaṃ deva uppanna’’nti. Tampi sutvā tatheva tikkhattuṃ paṭiññaṃ gahetvā aparampi satasahassaṃ datvā dinnabhāvaṃ paṇṇe likhitvā, ‘‘tātā, deviyā santikaṃ gacchathā’’ti pesesi. Tesu gatesu amacce pucchi, ‘‘tātā, buddho loke uppanno, tumhe kiṃ karissathā’’ti? ‘‘Deva tumhe kiṃ kattukāmā’’ti? ‘‘Ahaṃ pabbajissāmī’’ti. ‘‘Mayampi pabbajissāmā’’ti. Te sabbepi gharaṃ vā kuṭumbaṃ vā anapaloketvā ye asse āruyha gatā, teheva nikkhamiṃsu.

Vāṇijā anojādeviyā santikaṃ gantvā paṇṇaṃ dassesuṃ. Sā vācetvā ‘‘raññā tumhākaṃ bahū kahāpaṇā dinnā, kiṃ tumhehi kataṃ, tātā’’ti? Pucchi. ‘‘Piyasāsanaṃ devi ānīta’’nti. ‘‘Amhepi sakkā, tātā, suṇāpetu’’nti. ‘‘Sakkā devi, ucchiṭṭhamukhehi pana vattuṃ na sakkā’’ti. Sā suvaṇṇabhiṅgārena udakaṃ dāpesi. Te mukhaṃ vikkhāletvā rañño ārocitanayeneva ārocesuṃ. Sāpi sutvā uppannapāmojjā teneva nayena ekekasmiṃ pade tikkhattuṃ paṭiññaṃ gahetvā paṭiññāgaṇanāya tīṇi tīṇi katvā navasatasahassāni adāsi. Vāṇijā sabbānipi dvādasasatasahassāni labhiṃsu. Atha ne ‘‘rājā kahaṃ, tātā’’ti, pucchi. ‘‘Pabbajissāmīti nikkhanto devī’’ti. ‘‘Tena hi, tātā, tumhe gacchathā’’ti te uyyojetvā raññā saddhiṃ gatānaṃ amaccānaṃ mātugāme pakkosāpetvā, ‘‘tumhe attano sāmikānaṃ gataṭṭhānaṃ jānātha ammā’’ti pucchi. ‘‘Jānāma ayye, raññā saddhiṃ uyyānakīḷikaṃ gatā’’ti. Āma gatā, tattha pana gantvā, ‘‘buddho uppanno, dhammo uppanno, saṅgho uppanno’’ti sutvā, ‘‘dasabalassa santike pabbajissāmā’’ti gatā. ‘‘Tumhe kiṃ karissathā’’ti? ‘‘Tumhe pana ayye kiṃ kattukāmā’’ti? ‘‘Ahaṃ pabbajissāmi, na tehi vantavamanaṃ jivhagge ṭhapeyya’’nti. ‘‘Yadi evaṃ, mayampi pabbajissāmā’’ti sabbā rathe yojāpetvā nikkhamiṃsu.

Rājāpi amaccasahassena saddhiṃ gaṅgāya tīraṃ pāpuṇi. Tasmiñca samaye gaṅgā pūrā hoti. Atha naṃ disvā, ‘‘ayaṃ gaṅgā pūrā caṇḍamacchākiṇṇā, amhehi saddhiṃ āgatā dāsā vā manussā vā natthi, ye no nāvaṃ vā uḷumpaṃ vā katvā dadeyyuṃ, etassa pana satthu guṇā nāma heṭṭhā avīcito upari yāva bhavaggā patthaṭā, sace esa satthā sammāsambuddho, imesaṃ assānaṃ khurapiṭṭhāni mā tementū’’ti udakapiṭṭhena asse pakkhandāpesuṃ. Ekaassassāpi khurapiṭṭhamattaṃ na temi, rājamaggena gacchantā viya paratīraṃ patvā purato aññaṃ mahānadiṃ pāpuṇiṃsu. Tattha aññā saccakiriyā natthi, tāya eva saccakiriyāya tampi aḍḍhayojanavitthāraṃ nadiṃ atikkamiṃsu. Atha tatiyaṃ candabhāgaṃ nāma mahānadiṃ patvā tampi tāya eva saccakiriyāya atikkamiṃsu.

Satthāpi taṃdivasaṃ paccūsasamaye mahākaruṇāsamāpattito vuṭṭhāya lokaṃ olokento ‘‘ajja mahākappino tiyojanasatikaṃ rajjaṃ pahāya amaccasahassaparivāro mama santike pabbajituṃ āgacchatī’’ti disvā, ‘‘mayā tesaṃ paccuggamanaṃ kātuṃ yutta’’nti pātova sarīrapaṭijagganaṃ katvā, bhikkhusaṅghaparivāro sāvatthiyaṃ piṇḍāya caritvā, pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkanto sayameva pattacīvaraṃ gahetvā, ākāse uppatitvā candabhāgāya nadiyā tīre tesaṃ uttaraṇatitthassa abhimukhe ṭhāne mahānigrodharukkho atthi, tattha pallaṅkena nisīditvā parimukhaṃ satiṃ upaṭṭhapetvā chabbaṇṇabuddharasmiyo vissajjesi. Te tena titthena uttarantā ca chabbaṇṇabuddharasmiyo ito cito ca vidhāvantiyo olokentā dasabalassa puṇṇacandasassirikaṃ mukhaṃ disvā, ‘‘yaṃ satthāraṃ uddissa mayaṃ pabbajitā, addhā so eso’’ti dassaneneva niṭṭhaṃ gantvā diṭṭhaṭṭhānato paṭṭhāya onatā vandamānā āgamma satthāraṃ vandiṃsu. Rājā gopphakesu gahetvā satthāraṃ vanditvā ekamantaṃ nisīdi saddhiṃ amaccasahassena. Satthā tesaṃ dhammaṃ kathesi. Desanāpariyosāne sabbe arahatte patiṭṭhāya satthāraṃ pabbajjaṃ yāciṃsu. Satthā ‘‘pubbe ime cīvaradānassa dinnattā attano cīvarāni gahetvāva āgatā’’ti suvaṇṇavaṇṇaṃ hatthaṃ pasāretvā, ‘‘etha bhikkhavo svākkhāto dhammo, caratha brahmacariyaṃ sammā dukkhassa antakiriyāyā’’ti āha. Sāva tesaṃ āyasmantānaṃ pabbajjā ca upasampadā ca ahosi, vassasaṭṭhikattherā viya satthāraṃ parivārayiṃsu.

Anojāpi devī rathasahassaparivārā gaṅgātīraṃ patvā rañño atthāya ābhataṃ nāvaṃ vā uḷumpaṃ vā adisvā attano byattatāya cintesi – ‘‘rājā saccakiriyaṃ katvā gato bhavissati, so pana satthā na kevalaṃ tesaṃyeva atthāya nibbatto, sace so satthā sammāsambuddho, amhākaṃ rathā mā udake nimujjiṃsū’’ti udakapiṭṭhe rathe pakkhandāpesi. Rathānaṃ nemivaṭṭimattampi na temi. Dutiyatatiyanadīpi teneva saccakārena uttaramānāyeva nigrodharukkhamūle satthāraṃ addasa. Satthā ‘‘imāsaṃ attano sāmike passantīnaṃ chandarāgo uppajjitvā maggaphalānaṃ antarāyaṃ kareyya, so evaṃ kātuṃ na sakkhissatī’’ti yathā aññamaññe na passanti, tathā akāsi. Tā sabbāpi titthato uttaritvā dasabalaṃ vanditvā nisīdiṃsu. Satthā tāsaṃ dhammaṃ kathesi, desanāpariyosāne sabbāpi sotāpattiphale patiṭṭhāya aññamaññe passiṃsu. Satthā ‘‘uppalavaṇṇā āgacchatū’’ti cintesi. Therī āgantvā sabbā pabbājetvā ādāya bhikkhunīnaṃ upassayaṃ gatā. Satthā bhikkhusahassaṃ gahetvā ākāsena jetavanaṃ agamāsi. Imaṃ sandhāyetaṃ vuttaṃ – ‘‘mahākappinoti evaṃ nāmako abhiññābalappatto asītimahāsāvakānaṃ abbhantaro mahāthero’’ti.

Janetasminti janite pajāyāti attho. Ye gottapaṭisārinoti ye ‘‘mayaṃ vāseṭṭhā gotamā’’ti gottaṃ paṭisaranti paṭijānanti, tesaṃ khattiyo seṭṭhoti attho. Vijjācaraṇasampannoti aṭṭhahi vijjāhi ceva pannarasadhammabhedena caraṇena ca samannāgato. Tapatīti virocati. Jhāyī tapati brāhmaṇoti khīṇāsavabrāhmaṇo duvidhena jhānena jhāyamāno tapati virocati. Tasmiṃ pana khaṇe kāludāyitthero duvidhena jhānena jhāyamāno avidūre nisinno hoti. Buddho tapatīti sabbaññubuddho virocati. Sabbamaṅgalagāthā kiresā. Bhātikarājā kira ekaṃ pūjaṃ kāretvā ācariyakaṃ āha – ‘‘tīhi ratanehi amuttaṃ ekaṃ jayamaṅgalaṃ vadathā’’ti. So tepiṭakaṃ buddhavacanaṃ sammasitvā imaṃ gāthaṃ vadanto ‘‘divā tapati ādicco’’ti vatvā atthaṅgamentassa sūriyassa añjaliṃ paggaṇhi. ‘‘Rattimābhāti candimā’’ti, uṭṭhahantassa candassa añjaliṃ paggaṇhi. ‘‘Sannaddho khattiyo tapatī’’ti rañño añjaliṃ paggaṇhi. ‘‘Jhāyī tapati brāhmaṇo’’ti bhikkhusaṅghassa añjaliṃ paggaṇhi. ‘‘Buddho tapati tejasā’’ti vatvā pana mahācetiyassa añjaliṃ paggaṇhi. Atha naṃ rājā ‘‘mā hatthaṃ otārehī’’ti ukkhittasmiṃyeva hatthe sahassaṃ ṭhapesi. Ekādasamaṃ.