Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - KHI SIÊU, ĐOẠ CHỈ MỘT ĐƯỜNG - Kinh Anuruddha (Anuruddhasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - KHI SIÊU, ĐOẠ CHỈ MỘT ĐƯỜNG - Kinh Anuruddha (Anuruddhasuttaṃ)

, 17/09/2022, 16:47 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 17.9.2022


KHI SIÊU, ĐOẠ CHỈ MỘT ĐƯỜNG

Kinh Anuruddha (Anuruddhasuttaṃ)

(CHƯƠNG IX. TƯƠNG ƯNG RỪNG) (S. i, 200)

Thác sanh thiên giới được xem là siêu thoát. Cái nhìn thông thường là vậy. Một thiên nữ khuyến thỉnh Tôn giả Anuruddha với công đức tu tập nên hướng cầu sanh thiên. Đối với Tôn giả thì đó là con đường đoạ lạc chứ không siêu thoát. Phải hiểu thiên lạc không là miên viễn, phải hiểu chư hành là vô thường thì mới lãnh hội được lời dạy của Ngài. Đôi khi điều quan trọng của hành trình không chỉ là điểm đến mà chính là sau đó sẽ đi đâu, về đâu.

Ekaṃ samayaṃ āyasmā anuruddho kosalesu viharati aññatarasmiṃ vanasaṇḍe. Atha kho aññatarā tāvatiṃsakāyikā devatā jālinī nāma āyasmato anuruddhassa purāṇadutiyikā yenāyasmā anuruddho tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṃ anuruddhaṃ gāthāya ajjhabhāsi –

Một thời Một thuở Tôn giả Anuruddha trú tại một khu rừng trong xứ Kosala. Rồi thiên nữ tên Jālinī ở cung trời Tam Thập Tam Thiên vốn là chân ái (khi tôn giả còn là vị thiên ở đấy trong kiếp trước) đi đến tôn giả và nói lên kệ ngôn:

‘‘Tattha cittaṃ paṇidhehi, yattha te vusitaṃ pure;

Tāvatiṃsesu devesu, sabbakāmasamiddhisu;

Purakkhato parivuto, devakaññāhi sobhasī’’ti.

“Hãy hướng tâm cảnh ấy

Nơi Ngài sống kiếp trước

Giữa quần tiên Đạo Lợi

Mọi ước muốn như ý

Ngài sẽ được chói sáng

Với tiên nữ tùy tùng.

(Tôn giả Anuruddha):

‘‘Duggatā devakaññāyo, sakkāyasmiṃ patiṭṭhitā;

Te cāpi duggatā sattā, devakaññāhi patthitā’’ti.

“Chúng tiên nữ khổ đau

Do chấp chặt thân kiến

Ai ái luyến tiên nữ

Cũng đau khổ như vậy.

(Jālinī):

‘‘Na te sukhaṃ pajānanti, ye na passanti nandanaṃ;

Āvāsaṃ naradevānaṃ, tidasānaṃ yasassina’’nti.

“Họ chưa biết khoái lạc

Chưa thấy Nandana

Trú xứ của quần tiên

Thuộc tam thập tam thiên.

(Tôn giả Anuruddha):

‘‘Na tvaṃ bāle vijānāsi, yathā arahataṃ vaco;

Aniccā sabbasaṅkhārā, uppādavayadhammino;

Uppajjitvā nirujjhanti, tesaṃ vūpasamo sukho.

‘‘Natthi dāni punāvāso, devakāyasmi jālini;

Vikkhīṇo jātisaṃsāro, natthi dāni punabbhavo’’ti.

“Kẻ ngu, há chẳng biết

Lời nói chư Ứng cúng

Pháp hành vốn vô thường

Sanh diệt là tự tánh

Có sanh ắt phải diệt

Tịch tịnh là an lạc.

“Ta không còn sanh thiên

Giòng luân hồi đã dứt

Không sanh hữu đời sau

Này hỡi Jālinī.

‘‘Tattha cittaṃ paṇidhehi = hãy hướng tâm đến đó

yattha te vusitaṃ pure = nơi Ngài đã sống trước đây

Tāvatiṃsesu devesu = giữa quần tiên tam thập tam thiên

sabbakāmasamiddhisu = những vị thoả mãn mọi ý muốn

Purakkhato parivuto devakaññāhi sobhasī’’ti = Ngài sẽ chói sáng với tuỳ tùng là những thiên nữ.

‘‘Duggatā devakaññāyo = Những tiên nữ đoạ lạc

sakkāyasmiṃ patiṭṭhitā = y cứ trên thân kiến

Te cāpi duggatā sattā devakaññāhi patthitā’’ti = Ai ái luyến các thiên nữ cũng đoạ lạc như vậy

‘‘Na te sukhaṃ pajānanti = Họ không biết khoái lạc

ye na passanti nandanaṃ = Chưa thưởng ngoạn thiên viên Nandana

Āvāsaṃ naradevānaṃ = trú xứ của những thiên tử

tidasānaṃ yasassina’’nti = thuộc quần thiên Ba Mươi

‘‘Na tvaṃ bāle vijānāsi = Người thật không biết, này kẻ thiểu trí

yathā arahataṃ vaco = Lời nói của chư vị a la hán

Aniccā sabbasaṅkhārā = Tất cả pháp hữu vi đều vô thường

uppādavayadhammino = sanh diệt là tự tánh

Uppajjitvā nirujjhanti = sau khi sanh khởi, chúng hoại diệt

tesaṃ vūpasamo sukho = tịch tịnh là chân an lạc

‘‘Natthi dāni punāvāso devakāyasmi jālini = Hỡi Jākinī nay ta sẽ chẳng bao giờ trú giữa quần tiên.

Vikkhīṇo jātisaṃsāro = giòng sanh tử luân hồi đã dứt

natthi dāni punabbhavo’’ti = giờ chẳng có đời sau.

Tôn giả Anuruddha là một hoàng tử dòng Thích Ca xuất gia khi Đức Phật trở về cố hương lần đầu tiên sau khi thành đạo. Tôn giả được biết là bậc đệ nhất thiên nhãn.

Trước khi sanh làm người chứng quả giải thoát trong kiếp chót, Tôn giả Anuruddha vốn là một thiên tử trên cõi trời Đao lợi (Tam Thập Tam Thiên) mà Tiên nữ Jālinī là chân ái (nói theo ngôn ngữ nhân gian là chánh thất giữa hàng thê thiếp). Khi Tôn giả sanh làm người xuất gia trở thành bậc thánh La Hán thì tiên nữ nhiều lần thị hiện chăm sóc và mong mõi Tôn giả sẽ hướng tâm để sanh trở lại thiên giới.

Chữ duggata thường được dùng là đoạ xứ, cảnh khổ. Tôn giả Anuruddha nói về cõi trời mà gọi là cảnh khổ là nói theo phạm trù khác với thường thức. Đối với các bậc giải thoát hoàn toàn thì “ba cõi như nhà lửa”, tất cả pháp hữu vi đều khổ. Trong cái nhìn khác, chư thiên ở cõi trời do đắm chìm trong thiên lạc nên sẽ đau khổ khi tuổi thọ chấm dứt và rất có thể vì tâm tiếc nuối mà sanh vào khổ cảnh. Với ý nghĩa nầy thì Tôn giả Anuruddha muốn dạy rằng những thiên nữ sẽ khổ (nếu không khéo tu tập) mà những ai ái luyến những thiên nữ cũng khổ như vậy.

Sớ giải nói chi tiết hơn về cụm từ sakkāyasmiṃ patittḥita – an lập trên thân kiến – có nghĩa là sống với ngã chấp “tôi là thế nầy, thế nầy là tôi”. Sự chấp thủ thân kiến nầy y cứ trên tám phiền não: tham, sân, si, mạn, nghi, hư nguỵ, tà kiến, và giao động.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

6. Anuruddhasuttaṃ [Mūla]

226. Ekaṃ samayaṃ āyasmā anuruddho kosalesu viharati aññatarasmiṃ vanasaṇḍe. Atha kho aññatarā tāvatiṃsakāyikā devatā jālinī nāma āyasmato anuruddhassa purāṇadutiyikā yenāyasmā anuruddho tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṃ anuruddhaṃ gāthāya ajjhabhāsi –

‘‘Tattha cittaṃ paṇidhehi, yattha te vusitaṃ pure;

Tāvatiṃsesu devesu, sabbakāmasamiddhisu;

Purakkhato parivuto, devakaññāhi sobhasī’’ti.

‘‘Duggatā devakaññāyo, sakkāyasmiṃ patiṭṭhitā;

Te cāpi duggatā sattā, devakaññāhi patthitā’’ti.

‘‘Na te sukhaṃ pajānanti, ye na passanti nandanaṃ;

Āvāsaṃ naradevānaṃ, tidasānaṃ yasassina’’nti.

‘‘Na tvaṃ bāle vijānāsi, yathā arahataṃ vaco;

Aniccā sabbasaṅkhārā, uppādavayadhammino;

Uppajjitvā nirujjhanti, tesaṃ vūpasamo sukho.

‘‘Natthi dāni punāvāso, devakāyasmi jālini;

Vikkhīṇo jātisaṃsāro, natthi dāni punabbhavo’’ti.

6. Anuruddhasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

226. Chaṭṭhe purāṇadutiyikāti anantare attabhāve aggamahesī. Sobhasīti pubbepi sobhasi, idānipi sobhasi. Duggatāti na gatiduggatiyā duggatā. Tā hi sugatiyaṃ ṭhitā sampattiṃ anubhavanti, paṭipattiduggatiyā pana duggatā. Tato cutā hi tā nirayepi upapajjantīti duggatā. Patiṭṭhitāti sakkāyasmiṃ hi patiṭṭhahanto aṭṭhahi kāraṇehi patiṭṭhāti – ratto rāgavasena patiṭṭhāti, duṭṭho dosavasena... mūḷho mohavasena... vinibaddho mānavasena... parāmaṭṭho diṭṭhivasena... thāmagato anusayavasena... aniṭṭhaṅgato vicikicchāvasena... vikkhepagato uddhaccavasena patiṭṭhāti. Tāpi evaṃ patiṭṭhitāva. Naradevānanti devanarānaṃ.

Natthi dānīti sā kira devadhītā there balavasinehā ahosi, paṭigantuṃ nāsakkhi. Kālena āgantvā pariveṇaṃ sammajjati, mukhodakaṃ dantakaṭṭhaṃ pānīyaṃ paribhojanīyaṃ upaṭṭhapeti. Thero anāvajjanena paribhuñjati. Ekasmiṃ divase therassa jiṇṇacīvarassa coḷakabhikkhaṃ carato saṅkārakūṭe dibbadussaṃ ṭhapetvā pakkami. Thero taṃ disvā ukkhipitvā, olokento dussantaṃ disvā ‘‘dussameta’’nti ñatvā, ‘‘alaṃ ettāvatā’’ti aggahesi. Tenevassa cīvaraṃ niṭṭhāsi. Atha dve aggasāvakā anuruddhatthero cāti tayo janā cīvaraṃ kariṃsu. Satthā sūciṃ yojetvā adāsi. Niṭṭhitacīvarassa piṇḍāya carato devatā piṇḍapātaṃ samādapeti. Sā kālena ekikā, kālena attadutiyā therassa santikaṃ āgacchati. Tadā pana attatatiyā āgantvā divāṭṭhāne theraṃ upasaṅkamitvā – ‘‘mayaṃ manāpakāyikā nāma manasā icchiticchitarūpaṃ māpemā’’ti āha. Thero – ‘‘etā evaṃ vadanti, vīmaṃsissāmi, sabbā nīlakā hontū’’ti cintesi. Tā therassa manaṃ ñatvā sabbāva nīlavaṇṇā ahesuṃ, evaṃ pītalohitaodātavaṇṇāti. Tato cintayiṃsu – ‘‘thero amhākaṃ dassanaṃ assādetī’’ti tā samajjaṃ kātuṃ āraddhā, ekāpi gāyi, ekāpi nacci, ekāpi accharaṃ pahari. Thero indriyāni okkhipi. Tato – ‘‘na amhākaṃ dassanaṃ thero assādetī’’ti ñatvā sinehaṃ vā santhavaṃ vā alabhamānā nibbinditvā gantumāraddhā. Thero tāsaṃ gamanabhāvaṃ ñatvā – ‘‘mā punappunaṃ āgacchiṃsū’’ti arahattaṃ byākaronto imaṃ gāthamāha. Tattha vikkhīṇoti khīṇo. Jātisaṃsāroti tattha tattha jātisaṅkhāto saṃsāro. Chaṭṭhaṃ.