Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | KHI NHÀ SƯ CÔ ĐƠN - Kinh Hoàng Tử Xứ Vajji (Vajjiputtasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ | KHI NHÀ SƯ CÔ ĐƠN - Kinh Hoàng Tử Xứ Vajji (Vajjiputtasuttaṃ)

, 24/09/2022, 17:38 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 23.9.2022


KHI NHÀ SƯ CÔ ĐƠN

Kinh Hoàng Tử Xứ Vajji (Vajjiputtasuttaṃ)

(CHƯƠNG IX. TƯƠNG ƯNG RỪNG) (S. i, 201)

Sống độc cư là một trong những thuận duyên mà đời phạm hạnh có được. Nhưng sống một mình thường bị cảm giác cô đơn trống trãi. Người tu cần tỉnh táo ý thức giá trị của nếp sống mình đã lựa chọn. Và cũng cần nhớ là nhiều người, giữa những lao lung trong cuộc sống, mơ ước có được nếp sống ít lo lắng, ít buộc ràng. Không phải dễ dàng để có cái mình muốn và cũng không dễ để thật sự muốn cái mình có. Sự mâu thuẫn nội tại nầy vốn luôn xẩy ra giữa cuộc đời như câu “kẻ hòng ra khỏi, người mong chui vào”.

Ekaṃ samayaṃ aññataro vajjiputtako bhikkhu vesāliyaṃ viharati aññatarasmiṃ vanasaṇḍe. Tena kho pana samayena vesāliyaṃ vajjiputtako sabbaratticāro hoti. Atha kho so bhikkhu vesāliyā tūriya-tāḷita-vādita-nigghosasaddaṃ sutvā paridevamāno tāyaṃ velāyaṃ imaṃ gāthaṃ abhāsi –

Một thuở có vị tý khưu, nguyên là hoàng tử xứ Vajji, trú trong rừng tại Vesālī. Bấy giờ có lễ hội náo nhiệt suốt đêm tại Vesālī với những âm thanh của chuông trống, kèn phách, lời ca tiếng hát. Khi ấy vị tỳ khưu thốt lên kệ ngôn tự thán:

‘‘Ekakā mayaṃ araññe viharāma,

Apaviddhaṃva vanasmiṃ dārukaṃ;

Etādisikāya rattiyā,

Ko su nāmamhehi pāpiyo’’ti.

“Ta cô đơn trong rừng,

Như khúc gỗ lăn lóc

Trong đêm như đêm nay,

Có ai khổ hơn mình?

Atha kho yā tasmiṃ vanasaṇḍe adhivatthā devatā tassa bhikkhuno anukampikā atthakāmā taṃ bhikkhuṃ saṃvejetukāmā yena so bhikkhu tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā taṃ bhikkhuṃ gāthāya ajjhabhāsi –

Rồi một vị Thiên trú ở khu rừng trắc ẩn với vị tỳ khưu, muốn cảnh tỉnh và mang lại lợi lạc cho vị ấy liền đi đến, nói lên kệ ngôn:

‘‘Ekakova tvaṃ araññe viharasi, apaviddhaṃva vanasmiṃ dārukaṃ;

Tassa te bahukā pihayanti, nerayikā viya saggagāmina’’nti.

“Ngài độc cư trong rừng

Như khúc gỗ lăn lóc

Nhiều người mong được vậy

Như kẻ đoạ muốn siêu.

Atha kho so bhikkhu tāya devatāya saṃvejito saṃvegamāpādīti.

Vị tỳ khưu bừng tỉnh khi được vị thiên nhắc nhở.

‘‘Ekakā mayaṃ araññe viharāma = chúng ta sống một mình trong rừng

Apaviddhaṃva vanasmiṃ dārukaṃ = như khúc gỗ bị quăng bỏ trong rừng

Etādisikāya rattiyā = trong một đêm (có cuộc vui) rộn rã

Ko su nāmamhehi pāpiyo’’ti = Ai là người thảm hơn chúng ta?

‘‘Ekakova tvaṃ araññe viharasi = Ngài sống trong rừng một mình

apaviddhaṃva vanasmiṃ dārukaṃ = như khúc gỗ quăng bỏ trong rừng

Tassa te bahukā pihayanti = Nhiều người ganh tị với Ngài

nerayikā viya saggagāmina’’nti = giống như chúng sanh trong địa ngục ganh tỵ với người sanh thiên giới

Câu chuyện trong bài kinh nầy được mô tả chi tiết hơn trong Sớ giải Kinh Pháp Cú, câu kệ 302.

Theo Sớ Giải thì vị tỳ khưu trong bài kinh nầy nguyên là một hoàng thân của xứ Vajji, một xứ cộng hoà duy nhất thời Đức Phật trụ thế. Tại xứ nầy quyền cai trị không nằm trong tay một vị vua mà luân phiên bởi những người cầm đầu các bộ tộc. Khi vị hoàng thân đến lượt nắm quyền thì lại phát tâm xuất gia trở thành một tỳ khưu đệ tử Phật sống độc cư trong rừng.

Kệ ngôn tự thán của vị tỳ khưu nói lên tâm trạng tưởng tiếc cuộc sống đầy vui thú trước khi chưa xuất gia chứ không phải là phiền muộn vì tiếng ồn ào của lễ hội.

Sau khi bừng tỉnh nhờ lời nhắc nhở của vị thiên, vị tỳ khưu đã đến đảnh lễ Đức Phật vào ngày hôm sau và được khai thị về những điều khó chịu đựng trong cuộc đời.

(Đức Phật đã dạy cho tỳ khưu ấy:

Tại gia sinh hoạt khó,

Vui hạnh xuất gia khó

Sống bạn không đồng, khổ,

Trôi lăn luân hồi, khổ.

Vậy chớ sống luân hồi,

Chớ chạy theo đau khổ

Pháp cú câu 302

Bản dịch của HT Thích Minh Châu)

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

9. Vajjiputtasuttaṃ [Mūla]

229. Ekaṃ samayaṃ aññataro vajjiputtako bhikkhu vesāliyaṃ viharati aññatarasmiṃ vanasaṇḍe. Tena kho pana samayena vesāliyaṃ vajjiputtako sabbaratticāro hoti. Atha kho so bhikkhu vesāliyā tūriya-tāḷita-vādita-nigghosasaddaṃ sutvā paridevamāno tāyaṃ velāyaṃ imaṃ gāthaṃ abhāsi –

‘‘Ekakā mayaṃ araññe viharāma,

Apaviddhaṃva [apaviṭṭhaṃva (syā. kaṃ.)] vanasmiṃ dārukaṃ;

Etādisikāya rattiyā,

Ko su nāmamhehi [nāma amhehi (sī. pī.)] pāpiyo’’ti.

Atha kho yā tasmiṃ vanasaṇḍe adhivatthā devatā tassa bhikkhuno anukampikā atthakāmā taṃ bhikkhuṃ saṃvejetukāmā yena so bhikkhu tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā taṃ bhikkhuṃ gāthāya ajjhabhāsi –

‘‘Ekakova tvaṃ araññe viharasi, apaviddhaṃva vanasmiṃ dārukaṃ;

Tassa te bahukā pihayanti, nerayikā viya saggagāmina’’nti.

Atha kho so bhikkhu tāya devatāya saṃvejito saṃvegamāpādīti.

9. Vajjiputtasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

229. Navame vajjiputtakoti vajjiraṭṭhe rājaputto chattaṃ pahāya pabbajito. Sabbaratticāroti kattikanakkhattaṃ ghosetvā sakalanagaraṃ dhajapaṭākādīhi paṭimaṇḍetvā pavattito sabbaratticāro. Idañhi nakkhattaṃ yāva cātumahārājikehi ekābaddhaṃ hoti. Tūriyatāḷitavāditanigghosasaddanti bheriāditūriyānaṃ tāḷitānaṃ vīṇādīnañca vāditānaṃ nigghosasaddaṃ. Abhāsīti vesāliyaṃ kira satta rājasahassāni sattasatāni satta ca rājāno, tattakāva tesaṃ uparājasenāpatiādayo. Tesu alaṅkatapaṭiyattesu nakkhattakīḷanatthāya vīthiṃ otiṇṇesu saṭṭhihatthe mahācaṅkame caṅkamamāno nabhassa majjhe ṭhitaṃ candaṃ disvā caṅkamanakoṭiyaṃ phalakaṃ nissāya ṭhito abhāsi. Apaviddhaṃva vanasmiṃ dārukanti vatthaveṭhanālaṅkārarahitattā vane chaḍḍitadārukaṃ viya jātaṃ. Pāpiyoti lāmakataro amhehi añño koci atthi. Pihayantīti thero āraññiko paṃsukūliko piṇḍapātiko sapadānacāriko appiccho santuṭṭhoti bahū tuyhaṃ patthayantīti attho. Saggagāminanti saggaṃ gacchantānaṃ gatānampi. Navamaṃ.