Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - KHI NGƯỜI TỐT KHUYÊN ĐỪNG LÀM ĐIỀU TỐT - Kinh Kassapagotta (Kassapagottasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - KHI NGƯỜI TỐT KHUYÊN ĐỪNG LÀM ĐIỀU TỐT - Kinh Kassapagotta (Kassapagottasuttaṃ)

, 10/09/2022, 18:06 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 10.9.2022


KHI NGƯỜI TỐT KHUYÊN ĐỪNG LÀM ĐIỀU TỐT

Kinh Kassapagotta (Kassapagottasuttaṃ)

(CHƯƠNG IX. TƯƠNG ƯNG RỪNG) (S. i, 197)

Người tu hành giảng pháp là chuyện tốt. Nhưng nói pháp không đúng thời, không đúng đối tượng thì phản tác dụng. Điều nầy có nghĩa là việc đúng đắn cần được làm đúng cách. Thoạt nghe như dễ làm nhưng đây là điểm hết sức tế nhị. Rất nhiều người muốn thuyết phục người khác thay đổi cái nhìn về cuộc sống với những lý lẽ Phật pháp nhưng thực tế cho thấy sự cố gắng cần hợp thời, hợp hoàn cảnh, hợp người và hợp duyên. Ngay cả chư thiên, như trong bài kinh nầy, cũng trắc ẩn khi thấy một tỳ khưu cố gắng cảm hoá thợ săn trong vô vọng. Cố làm điều tốt nhưng không kết quả tốt thì không làm tốt hơn.

Ekaṃ samayaṃ āyasmā kassapagotto kosalesu viharati aññatarasmiṃ vanasaṇḍe. Tena kho pana samayena āyasmā kassapagotto divāvihāragato aññataraṃ chetaṃ ovadati. Atha kho yā tasmiṃ vanasaṇḍe adhivatthā devatā āyasmantaṃ kassapagottaṃ saṃvejetukāmā yenāyasmā kassapagotto tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṃ kassapagottaṃ gāthāhi ajjhabhāsi –

Một thuở Tôn giả Kassapagotta trú tại một khu rừng trong xứ Kosala.

Bấy giờ Tôn giả Kassapagotta, sau giờ nghỉ trưa. Khuyên dạy một người thợ săn.

Rồi một vị Thiên trú ở khu rừng trắc ẩn vị tỳ khưu muốn cảnh tỉnh và mang lại lợi lạc cho vị ấy liền đi đến, nói lên kệ ngôn:

‘‘Giriduggacaraṃ chetaṃ, appapaññaṃ acetasaṃ;

Akāle ovadaṃ bhikkhu, mandova paṭibhāti maṃ.

‘‘Suṇāti na vijānāti, āloketi na passati;

Dhammasmiṃ bhaññamānasmiṃ, atthaṃ bālo na bujjhati.

‘‘Sacepi dasa pajjote, dhārayissasi kassapa;

Neva dakkhati rūpāni, cakkhu hissa na vijjatī’’ti.

“Tỳ khưu thật hoài công

Khi cố dạy thợ săn

Thiếu trí, không nghĩ suy

Săn lùng trên dốc núi.

“Chỉ nghe nhưng không hiểu

Chỉ nhìn nhưng không thấy

Dù chánh pháp được giảng

Kẻ ngu sao hiểu nghĩa.

“Hỡi ngài Kassapa

Dù có mười ngọn đèn

Người ấy không thấy được

Vì vốn không có mắt.

Atha kho āyasmā kassapagotto tāya devatāya saṃvejito saṃvegamāpādīti.

Tôn giả Kassapagotta bừng tỉnh khi được vị thiên nhắc nhở.

‘‘Giriduggacaraṃ chetaṃ = thợ săn leo dốc núi hiểm trở

appapaññaṃ acetasaṃ = thiểu trí, không nghĩ suy

Akāle ovadaṃ bhikkhu = tỳ khưu huấn thị không đúng lúc

mandova paṭibhāti maṃ = tôi nhận thấy chỉ hoài công, tôi thấy (tỳ khưu nầy) như người điên rồ

‘‘Suṇāti na vijānāti = nghe nhưng không hiểu

āloketi na passati = nhìn nhưng không thấy

Dhammasmiṃ bhaññamānasmiṃ = dù chánh pháp được giảng

atthaṃ bālo na bujjhati = nhưng kẻ thiểu trí không hiểu được

‘‘Sacepi dasa pajjote dhārayissasi kassapa = hỡi ngài Kassapa, ngay cả ngài có tới mười ngọn đèn

Neva dakkhati rūpāni cakkhu hissa na vijjatī’’ti = người ấy cũng không thấy cảnh sắc vì vốn không có mắt mà!

Kassapagotta nên hiểu là “người dòng họ Kassapa” hơn là tên riêng. Trong Kinh Tạng có nhiều vị tỳ khưu khác nhau với tên gọi tương tự.

Theo Sớ giải thì người thợ săn là người chuyên săn nai. Bấy giờ người nầy đang truy bắt một con nai trên triền núi rồi gặp tỳ khưu Kassapagotta khuyên ngăn với những lời giảng pháp. Tuy ngồi nghe với sự chú mục nhưng tâm thợ săn luôn nghĩ hướng đi của con nai và cách nào để săn bắt.

Hai câu Akāle ovadaṃ bhikkhu mandova paṭibhāti maṃ dịch sát nghĩa là “tôi thấy thầy tỳ khưu thật điên rồ vì huấn thị không đúng lúc”. Chữ mandova cũng có nghĩa là “làm chuyện không ra đâu” nên bản dịch chữ “chỉ hoài công” cho văn khí nhẹ bớt.

Theo Sớ giải một bài kinh khác cũng trong phẩm nầy (S.i.198f; SA.i.223) thì sau khi được vị thiên nhắc nhở, tỳ khưu Kassapagotta hướng tâm khai triển thiền quán và chứng quả A la hán.

Tỳ khưu Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

3. Kassapagottasuttaṃ [Mūla]

223. Ekaṃ samayaṃ āyasmā kassapagotto kosalesu viharati aññatarasmiṃ vanasaṇḍe. Tena kho pana samayena āyasmā kassapagotto divāvihāragato aññataraṃ chetaṃ ovadati. Atha kho yā tasmiṃ vanasaṇḍe adhivatthā devatā āyasmantaṃ kassapagottaṃ saṃvejetukāmā yenāyasmā kassapagotto tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṃ kassapagottaṃ gāthāhi ajjhabhāsi –

‘‘Giriduggacaraṃ chetaṃ, appapaññaṃ acetasaṃ;

Akāle ovadaṃ bhikkhu, mandova paṭibhāti maṃ.

‘‘Suṇāti na vijānāti, āloketi na passati;

Dhammasmiṃ bhaññamānasmiṃ, atthaṃ bālo na bujjhati.

‘‘Sacepi dasa pajjote, dhārayissasi kassapa;

Neva dakkhati rūpāni, cakkhu hissa na vijjatī’’ti.

Atha kho āyasmā kassapagotto tāya devatāya saṃvejito saṃvegamāpādīti.

3. Kassapagottasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

223. Tatiye chetanti ekaṃ migaluddakaṃ. Ovadatīti so kira migaluddako pātova bhuñjitvā ‘‘mige vadhissāmī’’ti araññaṃ paviṭṭho ekaṃ rohitamigaṃ disvā ‘‘sattiyā naṃ paharissāmī’’ti anubandhamāno therassa paṭhamasutte vuttanayeneva divāvihāraṃ nisinnassa avidūrena pakkamati. Atha naṃ thero – ‘‘upāsaka, pāṇātipāto nāmesa apāyasaṃvattaniko appāyukasaṃvattaniko, sakkā aññenapi kasivaṇijjādikammena dārabharaṇaṃ kātuṃ, mā evarūpaṃ kakkhaḷakammaṃ karohī’’ti āha. Sopi ‘‘mahāpaṃsukūlikatthero kathetī’’ti gāravena ṭhatvā sotuṃ āraddho. Athassa sotukāmataṃ janessāmīti thero aṅguṭṭhakaṃ jālāpesi. So akkhīhipi passati, kaṇṇehipi suṇāti, cittaṃ panassa ‘‘asukaṭṭhānaṃ migo gato bhavissati, asukatitthaṃ otiṇṇo, tattha naṃ gantvā ghātetvā yāvadicchakaṃ maṃsaṃ khāditvā sesaṃ kājenādāya gantvā puttake tosessāmī’’ti evaṃ migasseva anupadaṃ dhāvati. Evaṃ vikkhittacittassa dhammaṃ desentaṃ theraṃ sandhāya vuttaṃ ‘‘ovadatī’’ti. Ajjhabhāsīti ‘‘ayaṃ thero adāruṃ tacchanto viya akhette vappanto viya attanopi kammaṃ nāseti, etassāpi codessāmi na’’nti abhāsi.

Appapaññanti nippaññaṃ. Acetasanti kāraṇajānanasamatthena cittena rahitaṃ. Mandovāti andhabālo viya. Suṇātīti tava dhammakathaṃ suṇāti. Na vijānātīti atthamassa na jānāti. Āloketīti tava puthujjanikaiddhiyā jalantaṃ aṅguṭṭhakaṃ āloketi. Na passatīti ettha ‘‘neva telaṃ na vaṭṭi na dīpakapallikā, therassa pana ānubhāvenāyaṃ jalatī’’ti imaṃ kāraṇaṃ na passati. Dasa pajjoteti dasasu aṅgulīsu dasa padīpe. Rūpānīti kāraṇarūpāni. Cakkhūti paññācakkhu. Saṃvegamāpādīti kiṃ me imināti? Vīriyaṃ paggayha paramavivekaṃ arahattamaggaṃ paṭipajji. Tatiyaṃ.