Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - KHI ÁC MA KHUYẾN TU - Kinh Khổ Hạnh (Tapokammasuttaṃ)

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ - KHI ÁC MA KHUYẾN TU - Kinh Khổ Hạnh (Tapokammasuttaṃ)

Tuesday, 08/02/2022, 19:08 GMT+7

Lớp Phật Pháp Buddhadhamma

Môn học: TƯƠNG ƯNG BỘ – SAṂYUTTANIKĀYA

Bài học ngày 8.2.2021


KHI ÁC MA KHUYẾN TU

Kinh Khổ Hạnh (Tapokammasuttaṃ)

(CHƯƠNG IV. TƯƠNG ƯNG ÁC MA, PHẨM THỨ NHẤT) (S.i, 103)

Ác ma thường chi phối chúng sanh với những cám dỗ. Trong trường hợp đặc biệt của bài kinh nầy lại khuyến tu khổ hạnh vì biết đó là điều mà Đức Phật trước khi giác ngộ đã chuyên trì một thời gian dài. Điều nầy cho thấy “bản chất bá đạo” của Ác ma chỉ muốn đưa chúng sanh vào đường sai lạc bằng mọi phương cách. Mặc dù đối với phần đông con đường khổ tu ép xác thường được hâm mộ sự tự chế cao độ nhưng Đức Phật dạy rõ đó là sự hành trì vô ích. Con đường giới, định, tuệ chính là con đường trung đạo không rơi vào hai cực đoan lợi dưỡng và khổ hạnh Đức Phật biết rõ hai cực đoan mà Ngài cũng hiểu rõ giá trị trung đạo. Liễu tri phiền não thì phiền não tan biến. Khi Phật nhận rõ ma thì ma cũng biến mất.

KHI ÁC MA KHUYẾN TU - Kinh Khổ Hạnh (Tapokammasuttaṃ)

Evaṃ me sutaṃ –

Tôi được nghe như vầy:

ekaṃ samayaṃ bhagavā uruvelāyaṃ viharati najjā nerañjarāya tīre ajapālanigrodhamūle paṭhamābhisambuddho.

Thuở ấy Đức Thế Tôn, sau khi vừa giác ngộ, ở gần Uruvelā, dưới cội cây ajapālanigrodha bên dòng sông Nerañjara.

Atha kho bhagavato rahogatassa paṭisallīnassa evaṃ cetaso parivitakko udapādi – ‘‘mutto vatamhi tāya dukkarakārikāya. Sādhu mutto vatamhi tāya anatthasaṃhitāya dukkarakārikāya. Sādhu vatamhi mutto bodhiṃ samajjhaga’’nti [sādhu ṭhito sato bodhiṃ samajjheganti (sī. pī.), sādhu vatamhi satto bodhisamajjhagūti (syā. kaṃ.)].

Bấy giờ Thế Tôn trong khi độc cư thiền tịnh, ý nghĩ sau đây khởi lên: "Ta thật sự thoát khỏi khổ hạnh. Thật tốt thay, ta thoát khỏi khổ hạnh vô ích ấy. Thật tốt thay, với kiên trì chánh niệm ta thành tựu tuệ giác”.

Atha kho māro pāpimā bhagavato cetasā cetoparivitakkamaññāya yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi –

Bấy giờ Ác ma biết được suy nghĩ của Đức Thế Tôn liền đi đến và nói lên kệ ngôn:

‘‘Tapokammā apakkamma,

yena na sujjhanti māṇavā;

Asuddho maññasi suddho,

suddhimaggā aparaddho’ti.

Từ bỏ pháp khổ hạnh

Giúp người thanh tịnh hoá

Không tịnh nghĩ là tịnh

Lạc mất đường thanh tịnh.

Atha kho bhagavā ‘‘māro ayaṃ pāpimā’’ iti viditvā māraṃ pāpimantaṃ gāthāhi ajjhabhāsi –

Lúc ấy Đức Thế Tôn nhận biết “Đây là Ác ma”, Ngài nói lên kệ ngôn:

‘‘Anatthasaṃhitaṃ ñatvā,

yaṃ kiñci amaraṃ tapaṃ

Sabbaṃ natthāvahaṃ hoti,

phiyārittaṃva dhammani.

Biết khổ hạnh vô ích

Trong tìm đạo bất tử

Hoàn toàn không lợi lạc

Như chèo thuyền trên cạn.

‘‘Sīlaṃ samādhi paññañca, 

maggaṃ bodhāya bhāvayaṃ; 

Pattosmi paramaṃ suddhiṃ, 

nihato tvamasi antakā’’ti.

Ta tu giới, định, tuệ

Con đường đến giác ngộ

Đạt thanh tịnh tối thượng

Ác ma! Ngươi đã bại.

Atha kho māro pāpimā ‘‘jānāti maṃ bhagavā, jānāti maṃ sugato’’ti, dukkhī dummano tatthevantaradhāyīti.

Ác ma biết được: "Thế Tôn đã biết ta, Thiện Thệ đã biết ta" nên buồn và thất vọng liền biến mất tại chỗ ấy.


‘‘Anatthasaṃhitaṃ ñatvā yaṃ kiñci amaraṃ tapaṃ

= sau khi biết khổ hạnh không dẫn tới đâu đối với sự tầm cầu đạo bất tử

Sabbaṃ natthāvahaṃ hoti hoàn toàn vô ích
phiyārittaṃva dhammani như bánh lái và mái chèo trên cạn
‘‘Sīlaṃ samādhi paññañca giới, định, và tuệ
maggaṃ bodhāya bhāvayaṃ con đường tu tập dẫn đến giác ngộ
Pattosmi paramaṃ suddhiṃ chứng đạt sự thanh tịnh tối thượng
nihato tvamasi antakā’’ti Hỡi Thần chết, ngươi đã bại

Ác ma – māro pāpimā – là tên gọi chúng sanh có uy lực do phúc nghiệp quá khứ nhưng mang tham vọng lôi kéo cuộc đời vào vòng cương toả của mình. Ma – māra – trong Phật pháp bao gồm cả thiên ma, phiền não ma, ngũ uẩn ma, sở hành ma, và tử thần ma. Như vậy là một khái niệm rất rộng cần hiểu đúng theo ngữ cảnh.

Từ ngữ māṇavā có nghĩa là là người trẻ là cách gọi “dạy đời” của Ác ma.

Sớ giải có đề cập sự việc nầy xẩy ra trong tuần lễ đầu tiên sau khi Đức Phật thành đạo. Điều nầy không tương ưng với ghi nhận trong Luật tạng (….)

Tỳ kheo Giác Đẳng dịch và biên soạn giáo trình

-ooOoo-

1. Tapokammasuttaṃ [Mūla]

137. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā uruvelāyaṃ viharati najjā nerañjarāya tīre ajapālanigrodhamūle paṭhamābhisambuddho. Atha kho bhagavato rahogatassa paṭisallīnassa evaṃ cetaso parivitakko udapādi – ‘‘mutto vatamhi tāya dukkarakārikāya. Sādhu mutto vatamhi tāya anatthasaṃhitāya dukkarakārikāya. Sādhu vatamhi mutto bodhiṃ samajjhaga’’nti [sādhu ṭhito sato bodhiṃ samajjheganti (sī. pī.), sādhu vatamhi satto bodhisamajjhagūti (syā. kaṃ.)].

Atha kho māro pāpimā bhagavato cetasā cetoparivitakkamaññāya yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi –

‘‘Tapokammā apakkamma, yena na sujjhanti māṇavā;

Asuddho maññasi suddho, suddhimaggā aparaddho’’ [suddhimaggamaparaddho (sī. syā. kaṃ. pī.)] ti.

Atha kho bhagavā ‘‘māro ayaṃ pāpimā’’ iti viditvā māraṃ pāpimantaṃ gāthāhi ajjhabhāsi –

‘‘Anatthasaṃhitaṃ ñatvā, yaṃ kiñci amaraṃ tapaṃ [aparaṃ tapaṃ (ka.)];

Sabbaṃ natthāvahaṃ hoti, phiyārittaṃva dhammani [vammani (sī.), dhammaniṃ (pī.), jammaniṃ (ka.) etthāyaṃ dhammasaddo sakkate dhanvanaṃ-saddena sadiso maruvācakoti veditabbo, yathā daḷhadhammātipadaṃ].

‘‘Sīlaṃ samādhi paññañca, maggaṃ bodhāya bhāvayaṃ;

Pattosmi paramaṃ suddhiṃ, nihato tvamasi antakā’’ti.

Atha kho māro pāpimā ‘‘jānāti maṃ bhagavā, jānāti maṃ sugato’’ti, dukkhī dummano tatthevantaradhāyīti.

1. Tapokammasuttavaṇṇanā [Aṭṭhakathā]

137. Mārasaṃyuttassa paṭhame uruvelāyaṃ viharatīti paṭividdhasabbaññutaññāṇo uruvelagāmaṃ upanissāya viharati. Paṭhamābhisambuddhoti abhisambuddho hutvā paṭhamaṃ antosattāhasmiṃyeva. Dukkarakārikāyāti chabbassāni katāya dukkarakārikāya. Māro pāpimāti attano visayaṃ atikkamituṃ paṭipanne satte māretīti māro. Pāpe niyojeti, sayaṃ vā pāpe niyuttoti pāpimā. Aññānipissa kaṇho, adhipati, vasavattī, antako, namuci, pamattabandhūtiādīni bahūni nāmāni, idha pana nāmadvayameva gahitaṃ. Upasaṅkamīti – ‘‘ayaṃ samaṇo gotamo ‘muttosmī’ti maññati, amuttabhāvamassa kathessāmī’’ti cintetvā upasaṅkami.

Tapokammā apakkammāti tapokammato apakkamitvā. Aparaddhoti ‘‘dūre tvaṃ suddhimaggā’’ti vadati. Amaraṃ tapanti amaratapaṃ amarabhāvatthāya kataṃ lūkhatapaṃ, attakilamathānuyogo. Sabbānatthāvahaṃ hotīti, ‘‘sabbaṃ tapaṃ mayhaṃ atthāvahaṃ na bhavatī’’ti ñatvā. Phiyārittaṃva dhammanīti araññe thale phiyārittaṃ viya. Idaṃ vuttaṃ hoti – yathā araññe thale nāvaṃ ṭhapetvā bhaṇḍassa pūretvā mahājanā abhirūhitvā phiyārittaṃ gahetvā saṃkaḍḍheyyuṃ ceva uppīleyyuṃ ca, so mahājanassa vāyāmo ekaṅguladvaṅgulamattampi nāvāya gamanaṃ asādhento niratthako bhaveyya na anatthāvaho, evameva ahaṃ ‘sabbaṃ amaraṃ tapaṃ anatthāvahaṃ hotī’ti ñatvā vissajjesinti.

Idāni taṃ amaraṃ tapaṃ pahāya yena maggena buddho jāto, taṃ dassento sīlantiādimāha. Tattha sīlanti vacanena sammāvācākammantājīvā gahitā, samādhinā sammāvāyāmasatisamādhayo, paññāya sammādiṭṭhisaṅkappā. Maggaṃ bodhāya bhāvayanti imaṃ aṭṭhaṅgikameva ariyamaggaṃ bodhatthāya bhāvayanto. Ettha ca bodhāyāti maggatthāya. Yathā hi yāgutthāya yāgumeva pacanti, pūvatthāya pūvameva pacanti, na aññaṃ kiñci karonti, evaṃ maggameva maggatthāya bhāveti. Tenāha ‘‘maggaṃ bodhāya bhāvaya’’nti. Paramaṃ suddhinti arahattaṃ. Nihatoti tvaṃ mayā nihato parājito. Paṭhamaṃ.